Phát hiện mới về bí ẩn 100 năm trên đỉnh Everest
Hài cốt, giày và tất của người đàn ông mất tích khi leo núi Everest cách đây một thế kỷ vừa được phát hiện, hé lộ manh mối về vụ mất tích bí ẩn.
The Guardian đưa tin hôm 11.10 một phần hài cốt của ông Andrew Irvine đã được tìm thấy trên sườn núi Everest, một thế kỷ sau khi ông cùng nhà leo núi George Mallory thiệt mạng trong chuyến khám phá Everest. Hai người lần cuối cùng được nhìn thấy đang tiến đến đỉnh Everest vào ngày 8.6.1924. Vụ mất tích trở thành một trong những bí ẩn kéo dài nhất của giới leo núi, khi các thành viên trong đoàn leo núi người Anh lâu nay cho rằng ông Irvine và ông Mallory thiệt mạng sau khi đã đến đỉnh Everest.
Phát hiện mới về bí ẩn 100 năm trên đỉnh Everest
Hài cốt của ông Mallory được phát hiện vào năm 1999. Đến tháng 9 vừa qua, một nhóm leo núi và nhà làm phim phát hiện hài cốt bàn chân ở trong giày leo núi, bên ngoài khắc rõ chữ “AC Irvine”.
Thi thể ông Mallory được phát hiện dấu của vết dây thừng, gợi ý rằng ông bị ngã. Tuy nhiên, vẫn còn những thắc mắc rằng liệu ông đã chinh phục được đỉnh Everest hay chưa. Khi được tìm thấy, bên thi thể của ông Mallory không có tấm ảnh vợ mà ông dự định để lại trên đỉnh núi. Đó được xem là một dấu hiệu chỉ ra nhà leo núi đã đến đỉnh Everest và thiệt mạng trên đường quay về.
Giày và tất được cho là của ông Andrew Irvine được phát hiện tại sông băng ở núi Everest. ẢNH: CHỤP MÀN HÌNH THE GUARDIAN
Bàn chân của ông Irvine được tìm thấy trên một sông băng bên dưới mặt phía bắc của Everest, thấp hơn nơi phát hiện thi thể ông Mallory. Hiện chưa rõ vị trí phần hài cốt còn lại của ông Irvine.
Nhóm thám hiểm Everest năm 1924, ông Sandy Irvine và George Mallory đứng lần lượt ở phía sau, từ trái sang. ẢNH: HỘI ĐỊA LÝ HOÀNG GIA ANH
Vụ tai nạn khiến hành trình của hai người đến nay vẫn còn là dấu hỏi. Trong khi đó, những người đầu tiên được công nhận đã leo đến đỉnh Everest là nhà leo núi Edmund Hillary và Tenzing Norgay vào năm 1953.
Bà Julie Summers, cháu gái của ông Andrew Irvine, cho biết từ khi 7 tuổi đã được nghe câu chuyện về bí ẩn của người chú ở Everest. “Câu chuyện trở nên chân thực hơn khi người ta phát hiện ông Georgia Mallory vào năm 1999″, bà nói.
Một người Pháp tử vong và hai người Mông Cổ mất tích khi leo núi tại Nepal
Một nhà leo núi người Pháp đã tử vong trên núi Makalu, ngọn núi cao thứ 5 trên thế giới, trong khi lực lượng chức năng đang tìm kiếm 2 người Mông Cổ mất tích khi cố chinh phục đỉnh Everest.
Các nhà thám hiểm trong hành trình leo núi Everest ở Nepal. Ảnh tư liệu: AFP/TTXVN
Ông Johnny Saliba, 60 tuổi, đã tử vong ở độ cao 8.120 mét trong khi thực hiện chuyến leo núi ngày 13/5. Ông Bodha Raj Bhandari, nhà tổ chức chuyến thám hiểm tại công ty Snowy Horizon Treks and Expedition, cho biết ông Saliba sắp lên gần đỉnh núi, nhưng người hướng dẫn đi cùng đã phải đưa ông quay trở lại sau khi ông có dấu hiệu của hội chứng say núi cao. Sau đó, ông Saliba đã qua đời. Gia đình của nạn nhân đã nhận được tin buồn và đang thực hiện các thủ tục đưa ông Saliba về nước.
Ông Saliba là thành viên trong một đoàn của Pháp leo lên ngọn núi cao 8.485 mét. Những thành viên còn lại trong đoàn đã trở về trại xuất phát an toàn.
Đây là trường hợp tử vong thứ hai trong mùa leo núi xuân 2024 tại Nepal. Tuần trước, một người hướng dẫn, 53 tuổi, người Nepal đã tử vong cũng ở núi Makalu trên đường đi xuống chân núi.
Trong khi đó, 2 nhà leo núi người Mông Cổ là Usukhjargal Tsedendamba, 53 tuổi, và Prevsuren Lkhagvajav, 31 tuổi, đã mất liên lạc kể từ tối 13/5 từ trại số 4 ở độ cao 7.900 mét. Công ty 8k Expeditions, đơn vị xử lý việc cấp phép và lưu trú tại trại leo núi của 2 người này, cho biết hai người đang leo núi mà không có người hướng dẫn và bộ đàm của họ đã được tìm thấy trong lều. Bốn hướng dẫn viên người Nepal đã được cử đi để tìm kiếm 2 nhà leo núi mất tích.
Bộ Du lịch Nepal thông báo một đội khác đã phát hiện 2 người trên đang leo lên gần đỉnh Everest vào sáng 13/5, nhưng đã mất liên lạc với cả 2 nhà leo núi kể từ đó.
Nepal là nơi có tới 8 trong tổng số 10 ngọn núi cao nhất thế giới. Mỗi mùa xuân, nước này lại đón hàng trăm du khách ưa mạo hiểm đến chinh phục các ngọn núi. Mùa xuân thường được chọn là thời gian lý tưởng để leo núi bởi nhiệt độ ấm áp hơn và gió ôn hòa hơn.
Từ đầu năm đến nay, Chính phủ Nepal đã cấp hơn 900 giấy phép cho người leo núi, trong đó có 59 giấy phép cho người nước ngoài leo núi Makalu, 414 giấy phép cho người muốn chinh phục đỉnh Everest. Năm 2023, có trên 600 nhà leo núi đã lên đến đỉnh Everest nhưng đây cũng là năm có số người thiệt mạng khi leo núi cao nhất, 18 người.
Những kỷ lục mới về số lần chinh phục đỉnh Everest Ngày 12/5, đỉnh Everest chứng kiến 2 kỷ lục bị xô đổ khi hai nhà leo núi Kami Rita Sherpa người Nepal và Briton Kenton Cool người Anh xác lập kỷ lục mới về số lần lên đến đỉnh của ngọn núi cao nhất thế giới mà chính họ đã lập ra trước đó. Ông Kami Rita Sherpa sau khi chinh phục thành...