Phát hiện mới: Thực vật biết… ‘hoảng loạn’ khi trời mưa to
Một nghiên cứu mới đã chỉ ra rằng, thực vật có một phản ứng phức tạp đến mức đáng kinh ngạc đối với lượng mưa.
Nhóm các nhà khoa học đa quốc gia từ Đại học Tây Australia (UWA) và Đại học Lund ở Thụy Điển đã phát hiện ra thực vật phản ứng với lượng mưa với một chuỗi các tín hiệu hóa học phức tạp, mà chúng ta có thể so sánh với những cơn hoảng loạn.
Thực vật thực tế cũng biết “sợ” khi trời mưa. (Nguồn: IFL Science)
Nghiên cứu của các nhà khoa học cho thấy quá trình này liên quan đến hàng nhìn gen, hàng trăm protein và nhiều hormone tăng trưởng bị ảnh hưởng chỉ trong 10 phút nước chạm vào lá. Phản ứng này tiếp tục tăng trong khoảng 25 phút.
Video đang HOT
Nhóm nghiên cứu đã phun vào cây Arabidopsis, một chi thực vật có hoa nhỏ thuộc họ cải, với một vòi hoa sen nhẹ và quan sát phản ứng dây chuyền trong cây phát ra từ một loại protein có tên Myc2. Sau khi Myc2 được kích hoạt, “nhà máy” sẽ tăng khả năng phòng vệ để bảo vệ chính nó, bao gồm sự chậm trễ trong quá trình ra hoa và còi cọc.
Là một phần của sự phòng thủ, thực vật cũng bơm ra các hóa chất, cụ thể là một loại hormone có tên là axit jasmonic, hoạt động như một tín hiệu cảnh báo với các loại lá khác và thậm chí các loại cây khác.
Nhưng tại sao một loài cây lại hoảng loạn về mưa? Mặc dù nước là thành phần cơ bản cần thiết cho quá trình quang hợp, mưa cũng có thể mang vi khuẩn, vi rút và bào tử nấm có thể gây hại cho cây.
Theo Giáo sư Harvey Millar, nhà sinh vật học từ UWA, cho biết có thể mưa thực sự là nguyên nhân hàng đầu gây bệnh lây lan giữa các loài thực vật.
Chúng ta thường nghĩ rằng, thực vật hoàn toàn thụ động cho thế giới tự nhiên, nhưng dường như sự thực hoàn toàn khác.
Theo baoquocte.vn
Quý ông gặp rắc rối này, nguy cơ ung thư tuyến tiền liệt tăng 64%
Nghiên cứu mới dựa trên 1,18 triệu quý ông ở Thụy Điển cho thấy nguy cơ ung thư tuyến tiền liệt tăng vọt nếu họ gặp rắc rối trong việc có con.
Đó là kết luận mà nhóm khoa học gia từ Đại học Lund (Thụy Điển) và Đại học Y Sofia (Bulgaria) đưa ra trong bài công bố trên tạp chí khoa học British Medical Journal (BMJ).
Dữ liệu của hơn 1 triệu người đàn ông trở thành cha trong những năm 1994 đến 2014 tại Thụy Điển đã được phân tích. Các tình nguyện viên này dược theo dõi từ khi vợ họ thụ thai đứa con đầu tiên cho đến khi có chẩn đoán ung thư tuyến tiền liệt, hoặc cho đến khi kết thúc nghiên cứu.
Khó có con có thể là dấu hiệu cho thấy quý ông có nguy cơ cao mắc ung thư tuyến tiền liệt
Kết quả cho thấy những người phải nhờ đến IVF (thụ tinh trong ống nghiệm) hoặc các phương pháp điều trị sinh sản khác có khả năng mắc ung thư tuyến tiền liệt cao hơn đến 64% nhóm có con tự nhiên.
Nguyên nhân nằm ở nhiễm sắc thể giới tính Y của họ. Các nhà khoa học tìm thấy mối liên hệ giữa lỗi DNA trên nhiễm sắc thể này với tình trạng vô sinh ở quý ông, và cũng chính trên nhiễm sắc thể này tồn tại một số gene làm tăng nguy cơ ung thư tuyến tiền liệt.
Vì vậy, các nhà nghiên cứu khuyên rằng nếu quý ông không có con hoặc phải dùng đến hỗ trợ sinh sản mới có thể làm cha, nên tự xem mình nằm trong nhóm rủi ro đối với ung thư tuyến tiền liệt. Nhóm này nên được theo dõi, tầm soát bệnh cẩn thận hơn bởi ung thư tuyến tiền liệt là một bệnh ung thư phổ biến và gây nên rất nhiều ca tử vong.
Thống kê tại Anh cho thấy số ca tử vong do ung thư tuyến tiền liệt chỉ xếp sau ung thư phổi và ruột, với 11.800 cái chết mỗi năm. Tại Mỹ, số ca tử vong do bệnh này là 26.000 người. Tỉ lệ mắc bệnh vào khoảng 1/8-1/9 nam giới. Tuổi tác, béo phì và thiếu vận động là những yếu tố nguy cơ khác mà các bác sĩ cảnh báo.
A. Thư
Theo BMJ, EurekAlert/nld.com.vn
Liên hệ khó ngờ giữa đau đầu gối và... tai biến tim mạch Nghiên cứu quy mô lớn ở Thụy Điển cho thấy viêm xương khớp làm tăng tới 16% nguy cơ chết vì bệnh tim mạch, cho dù 2 vấn đề có vẻ không liên quan. Các nhà khoa học từ Đại học Lund (Thụy Điển) đã tiến hành nghiên cứu trên 469.000 người sống ở Skne (Thụy Điển) tuổi từ 45-84 tuổi trong nhiều...