Phát hiện mối nguy hiểm khi đồng thời bị nhiễm cả cúm lẫn coronavirus
Các nhà khoa học Trung Quốc và Nga đã phát hiện sự nguy hiểm khi đồng thời nhiễm cả cúm và coronavirus.
Báo Izvestia của Nga thông tin, các nhà khoa học Nga cảnh báo về việc nhiễm trùng kép – khi một người bị nhiễm cả cúm và COVID-19 cùng một lúc – đặc biệt nguy hiểm cho bệnh nhân, nhất là những người mắc bệnh lý mãn tính và cho cả những người khác.
Nếu một người bị nhiễm cúm sớm hơn, các hệ thống xét nghiệm có thể không phát hiện SARS-CoV-2. Điều này có nghĩa là người nhiễm bệnh sẽ tiếp tục lây lan chủng nguy hiểm. Trường hợp tương tự đã được ghi nhận ở Trung Quốc.
Cụ thể, một người đàn ông 69 tuổi bị sốt cao và ho khan đã được tìm thấy tại Bệnh viện Hữu nghị Trung-Nhật ở Bắc Kinh. Trước đây, bệnh nhân đã đến thăm Vũ Hán. Ba xét nghiệm SARS-CoV-2 cho thấy kết quả âm tính. Đồng thời, một phương pháp chẩn đoán PCR độ chính xác cao cho thấy bệnh nhân bị cúm loại A. Tuy nhiên, các bác sĩ đã nhầm lẫn với các dấu hiệu rõ ràng của viêm phổi do virus, có thể nhìn thấy trên tia X. Hóa ra người đàn ông bị bệnh với hai bệnh nhiễm trùng cùng một lúc.
Video đang HOT
Như vậy, các chuyên gia nhận thấy rằng nếu một người mắc hai bệnh truyền nhiễm cùng một lúc, thì xét nghiệm chẩn đoán coronavirus có thể cho kết quả âm tính giả. Khả năng các mẫu cho kết quả sai tăng lên nếu nhiễm cúm trước khi nhiễm COVID-19.
Sự nguy hiểm ở đây là bệnh nhân sẽ tiếp tục là người mang coronavirus trong người và có khả năng lây lan mạnh cho người khác. Do đó, các chuyên gia về bệnh truyền nhiễm khuyên nên kiểm tra bệnh nhân về cả hai bệnh nhiễm trùng để bắt đầu trị liệu càng sớm càng tốt
Nhà vật lý sinh học người Nga Oleg Batischev xác nhận rằng khả năng lây nhiễm kép là có thể. Ông giải thích rằng cúm ảnh hưởng chủ yếu đến đường hô hấp trên, còn coronavirus ảnh hưởng đến đường hô hấp dưới. Trong trường hợp này, mầm bệnh truyền nhiễm thứ hai xâm nhập vào cơ thể có thể phát triển theo kịch bản nghiêm trọng hơn.
Người đứng đầu phòng thí nghiệm kỹ thuật mã gen tại Đại học vật lý kỹ thuật Moskva (MIPT) lưu ý rằng việc đồng thời nhiễm cúm và coronavirus sẽ làm tiên lượng phục hồi xấu đi. Thuộc nhóm nguy cơ cao là những người có bệnh nền là các căn bệnh mãn tính khác.
Trước đó, các nhà khoa học từ Trung tâm Y tế Đại học Stanford đã xác nhận rằng những người bị nhiễm virus đường hô hấp cấp tính có thể bị nhiễm coronavirus. Các chuyên gia đã phân tích dữ liệu trên 562 bệnh nhân nghi ngờ COVID-19. Hóa ra, một trong năm bệnh nhân bị coronavirus cũng bị nhiễm trùng đường hô hấp khác. Ngoài ra, mỗi bệnh nhân thứ mười nhập viện vì cảm lạnh thông thường cũng bị bệnh với COVID-19.
Mỹ sử dụng huyết tương của người khỏi bệnh để điều trị coronavirus
Một bệnh viện ở Houston đã trở thành bệnh viện đầu tiên ở Mỹ truyền huyết tương của bệnh nhân Covid-19 đã hồi phục cho một bệnh nhân đang nguy kịch.
Đây là một liệu pháp thử nghiệm có thể được Mỹ sử dụng trong cuộc chiến chống lại coronavirus chủng mới.
Tạp chí Houston Chronicle cho biết Bệnh viện Houston Methodist đã truyền huyết tương của một người hiến đã có sức khỏe tốt trong hơn hai tuần qua. Phương pháp này được gọi là liệu pháp huyết thanh có từ hơn 100 năm trước và được sử dụng lần đầu tiên trong đại dịch cúm Tây Ban Nha năm 1918 và sau đó là những đợt bùng phát bệnh truyền nhiễm khác trong thế kỷ XX.
"Tại Houston Methodist chúng tôi có khả năng, chuyên môn và cơ sở bệnh nhân từ hệ thống chăm sóc sức khỏe. Chúng tôi cảm thấy bắt buộc phải thử liệu pháp này. Có rất nhiều điều cần tìm hiểu về căn bệnh này trong khi nó đang xảy ra. Nếu có thể giúp cứu sống bệnh nhân nguy kịch, thì việc áp dụng toàn bộ tài nguyên của ngân hàng máu, các chuyên gia và trung tâm y tế học thuật của chúng tôi là vô cùng đáng giá và quan trọng", Marc Boom, chủ tịch kiêm CEO của Houston Methodist cho biết.
Bệnh viện này đã bắt đầu thông báo cần những người hiến tặng từ khoảng 250 bệnh nhân đã thử nghiệm dương tính với Covid-19 khỏi bệnh.
"Liệu pháp huyết thanh có thể là một phương pháp điều trị quan trọng. Chúng tôi không có quá nhiều thời gian với nhiều lựa chọn", bác sĩ Eric Salazar, điều tra viên chính tại Viện nghiên cứu của Methodist, chia sẻ.
Một bệnh nhân thứ hai hiện cũng đã mới được truyền máu. Trong khi vẫn còn quá sớm để biết liệu việc truyền máu có mang lại lợi ích cho bệnh nhân hay không nhưng nó vẫn là hi vọng của các bác sĩ, chuyên gia tại Houston Methodist.
Hiến huyết tương tương tự như hiến máu, trong đó người hiến được nối với một thiết bị chiết xuất huyết tương và trả lại các tế bào hồng cầu vào cơ thể của họ. Quá trình này thường mất khoảng một giờ và có thể được thực hiện thường xuyên hơn so với hiến máu thông thường.
Trước đó, Trung Quốc cũng đã sử dụng huyết tương của người khỏi bệnh để điều trị coronavirus và đạt được những kết quả khả quan.
Trang Phạm
4 điều quan trọng rút ra từ hơn 72.000 ca nhiễm Covid-19 ở Trung Quốc Nhiều điều quan trọng được rút ra sau khi phân tích dữ liệu về dịch Covid-19 ở Trung Quốc, nơi mà hiện tại tình hình dịch bệnh tạm thời được kiểm soát. CNN hôm 20/3 đưa tin, các nhà khoa học thuộc Trung tâm kiểm soát và phòng ngừa dịch bệnh Trung Quốc (CCDC) hồi tháng trước công bố một nghiên cứu phân...