Phát hiện mới: khủng long có thể là loài máu nóng
Các nhà khoa học cho rằng khủng long có thể là loài máu nóng và sống cả năm ở vùng Bắc cực.
Nghiên cứu mới cho thấy khủng long có thể là loài máu nóng ẢNH CHỤP MÀN HÌNH CNN
Các nhà nghiên cứu tại Bảo tàng Đại học Alaska ở phía Bắc (Mỹ) vừa công bố nghiên cứu cho biết các mẫu hóa thạch của khủng long nhỏ phát hiện tại cực bắc Alaska là bằng chứng quan trọng về việc loài này đã sống quanh năm tại Bắc cực và có thể là động vật máu nóng.
Nghiên cứu phân tích mẫu hóa thạch của ít nhất 7 loài khủng long chỉ mới vừa nở hoặc còn trong trứng vào khoảng 70 triệu năm trước, theo Reuters ngày 25.6.
Video đang HOT
Ông Pat Druckenmiller, trưởng nhóm nghiên cứu nói chưa từng phát hiện tổ khủng long nào xa về cực bắc như vậy. “Nếu chúng sinh sản, vậy thì chúng đã ở đó qua mùa đông. Nếu chúng ở đó qua mùa đông, chúng phải chống chọi với điều kiện mà chúng ta không thường liên kết với loài khủng long, như thời tiết băng giá và tuyết”, ông Druckenmiller nói.
Nhà nghiên cứu cho rằng những con khủng long này có thể làm ấm cơ thể từ bên trong như những loài động vật nội nhiệt vì chúng phải sống sót qua mùa đông lạnh lẽo và tối tăm ở Bắc cực, nơi không thể phơi nắng như thằn lằn để làm ấm cơ thể.
Nhà nghiên cứu cũng giải thích rằng tuy vị trí của nơi tìm thấy hóa thạch hiện nay khác với vị trí cách đây hàng chục triệu năm, nhưng khó có thể đó từng là vùng nhiệt đới. Qua phân tích các mẫu thực vật, các nhà nghiên cứu ước tính nhiệt độ trung bình hằng năm thời điểm đó là 6 độ C.
Nhà cổ sinh vật học Tony Fiorillo tại Đại học Giám lý phương Nam (Mỹ) cho rằng nghiên cứu mới về việc khủng long làm tổ này giúp củng cố cho giả thuyết khủng long sống quanh năm tại Bắc cực và vì vậy có thể không phải là loài bò sát máu lạnh.
Phát hiện sinh vật biển đáng sợ từ thời khủng long
Các nhà sinh vật học đã phát hiện ra một loài sao giòn mới có hình thù đáng sợ ở dưới đáy biển Nam Thái Bình Dương.
Trong một chuyến thám hiểm, tiến sĩ Tim O'Hara đã tìm thấy một cá thể sao giòn (brittle star) ở vùng ven biển phía đông New Caledonia, nam Thái Bình Dương, New York Times đưa tin.
Theo các nhà khoa học, sinh vật này là đại diện cho họ sao giòn có từ kỷ Jura hoặc cuối kỷ Trias, khoảng 160 triệu đến 200 triệu năm trước.
Trong một bài viết được công bố trên tạp chí học thuật Proceedings of the Royal Society B, sinh vật này được các nhà nghiên cứu đặt tên là Ophiojura exbodi.
Ophiojura exbodi có 8 cánh tay, mỗi cánh tay được bao phủ bởi những hàng gai sắc nhọn.
Nhóm nghiên cứu cho biết họ gần như chưa từng ghi nhận cá thể sao giòn (brittle star) nào có đến 8 tay.
"Sao giòn thường có 5 tay, một số ít có 6 tay, trong khi con đột biến nhất có hơn 10 tay. Còn có 8 tay ư? Điều này rất đặc biệt", ông O'Hara trả lời tờ New York Times.
Không chỉ có những cánh tay đầy gai, thân của Ophiojura có đến 8 bộ hàm với những chiếc răng sắc nhọn - thứ mà chúng dùng để cắn xé con mồi.
Sinh vật được đặt tên là Ophiojura exbodi có 8 bộ hàm với những chiếc răng sắc nhọn. Ảnh: Đại học Melbourne.
Tuy nhiên, chỉ với một mẫu vật chết, các nhà khoa học vẫn chưa thể trả lời chắc chắn được cách sinh vật này hoạt động và trông như thế nào khi còn sống.
Ophiojura được tìm thấy ở những ngọn núi ngầm gần khu vực New Caledonia, tây nam Thái Bình Dương, nơi được các nhà khoa học xem là "bảo tàng sống" của những sinh vật đã tồn tại từ thời khủng long.
Cách mặt nước khoảng 1.000-2.000m, các nhà khoa học đã tìm thấy loài cua ăn xác, hoa huệ biển, ốc anh vũ và những sinh vật khác được cho là đã tuyệt chủng.
Bộ xương khủng long 180 triệu năm gần như nguyên vẹn ở Trung Quốc Các nhà khảo cổ sinh vật học vừa tìm thấy hóa thạch khủng long kỷ Jura ở thành phố Lộc Phong, tỉnh Vân Nam, Trung Quốc. Bộ xương dài 8 m còn nguyên vẹn đến 70%.