Phát hiện mới: Chớ bao giờ làm điều này trong nhà vệ sinh công cộng
Trong bối cảnh Covid-19 đang lan tràn, tránh làm điều này trong nhà vệ sinh công cộng là quan trọng hơn bao giờ hết.
Hàng chục nghìn hạt nước li ti được tạo ra trong mỗi lần xả nước thử nghiệm – ẢNH MINH HỌA: SHUTTERSTOCK
Một nghiên cứu mới đã phát hiện ra rằng làm điều này sau khi sử dụng bồn vệ sinh hoặc bồn tiểu khiến bạn dễ tiếp xúc với các hạt nước li ti chứa mầm bệnh phun ra, điều này đặc biệt đáng quan tâm trong bối cảnh Covid-19 vẫn đang hoành hành.
Sau đây là những điều bạn nên tránh làm sau khi xả nước, đặc biệt là khi sử dụng nhà vệ sinh công cộng, theo Best Life.
Đừng bao giờ nán lại sau khi xả nước bồn vệ sinh công cộng
Một nghiên cứu mới của Đại học Florida Atlantic (Mỹ) đưa ra khuyến cáo rằng, bạn không nên nán lại sau khi xả bồn cầu hoặc bồn tiểu vì tác hại của các hạt nước li ti bắn lên.
Theo nghiên cứu được công bố trên tạp chí Physics of Fluids vào ngày 20.4 vừa qua, việc xả bồn cầu có thể tạo ra lượng lớn các hạt nước li ti chứa vi khuẩn. Các tác giả nghiên cứu xác định rằng mức độ các hạt nước phun ra từ việc xả nước trong các phòng vệ sinh công cộng khiến chúng trở thành “điểm nóng để lây truyền các bệnh lây lan qua không khí”, đặc biệt nếu nhà vệ sinh không có hệ thống thông gió thích hợp hoặc nếu bồn vệ sinh không có nắp đậy”.
Đồng tác giả của nghiên cứu, tiến sĩ Siddhartha Verma, phó giáo sư tại Đại học Florida Atlantic, cho biết: “Sau khoảng 3 giờ thử nghiệm với hơn 100 lần xả nước, chúng tôi nhận thấy sự gia tăng đáng kể các hạt nước li ti… với tổng số lên đến hàng chục nghìn hạt nước li ti được tạo ra trong mỗi lần xả nước thử nghiệm”, theo Best Life.
Các mầm bệnh có thể gây bệnh Ebola, virus noro gây nôn mửa và tiêu chảy và cả Covid-19 có thể được tìm thấy trong nước tù đọng, cũng như trong nước tiểu, phân và chất nôn.
Theo nhóm nghiên cứu, việc xả nước có thể tạo ra lượng lớn vi trùng trong không khí, tùy vào công suất xả nước, thiết kế của bồn vệ sinh và áp lực nước.
Các hạt nước được phát hiện ở độ cao lên đến hơn 1,5 mét trong 20 giây hoặc lâu hơn sau khi bắt đầu xả nước.
Tiến sĩ Verma lưu ý rằng cả bồn cầu và bồn tiểu đều tạo ra một lượng lớn các hạt nước li ti có kích thước dưới 3 micromet, gây ra nguy cơ lây truyền đáng kể nếu có chứa các vi sinh vật lây nhiễm.
Tiến sĩ Verma cho biết các hạt nhỏ hơn có thể lơ lửng trong không khí lâu hơn, có nghĩa là những hạt này gây ra nguy cơ lớn hơn nhiều nếu có chứa các vi sinh vật lây nhiễm.
Video đang HOT
Các hạt nước li ti vẫn thoát ra ngoài qua các khe hở nhỏ giữa nắp và bệ ngồi – ẢNH MINH HỌA: SHUTTERSTOCK
Đậy nắp cũng không ăn thua!
Mọi người nghĩ rằng đậy nắp bồn cầu có thể giúp tránh sự lây lan của vi trùng.
Nhưng khi các nhà nghiên cứu tiến hành thí nghiệm với trường hợp đậy nắp bồn vệ sinh rồi mới xả nước, thì kết quả không như dự đoán.
Các nhà nghiên cứu đã phát hiện ra rằng có ít hạt hơn nếu đậy nắp trước khi xả nước, nhưng lượng ít hơn này là không đáng kể.
Điều này cho thấy rằng các hạt nước li ti vẫn thoát ra ngoài qua các khe hở nhỏ giữa nắp và bệ ngồi.
Bạn có thể mắc nhiều bệnh khác nhau từ các hạt nước li ti phun ra
Hãy nghĩ xem có bao nhiêu người sử dụng nhà vệ sinh công cộng và tần suất dọn dẹp nhà vệ sinh, không có gì ngạc nhiên khi nhà vệ sinh có nguy cơ lây nhiễm bệnh tật.
Theo nghiên cứu, “khi phát tán rộng rãi thông qua quá trình phun các hạt nước li ti … mầm bệnh có thể gây ra bệnh Ebola, virus noro gây ngộ độc thực phẩm dữ dội, cũng như Covid-19″, theo Best Life.
Một nghiên cứu trước đó, được công bố trên Tạp chí Kiểm soát Nhiễm trùng Mỹ, cũng ghi nhận nguy cơ lây truyền bệnh truyền nhiễm từ việc xả nước bồn cầu.
Các nhà nghiên cứu từ Đại học Y tế Công cộng Oklahoma đã chỉ ra rằng nhiều mầm bệnh, bao gồm Shigella, E coli, C difficile, hội chứng hô hấp cấp SARS, virus noro, và cả virus corona – có thể tồn tại trên bề mặt trong nhiều tuần hoặc thậm chí vài tháng”.
Các giọt nhỏ có thể dẫn đến lây truyền Covid-19, mặc dù rất hiếm
Những giọt hạt nước li ti này đặc biệt được quan tâm trong khi Covid-19 đang quay trở lại.
Các nhà nghiên cứu của Đại học Florida Atlantic cho biết: Mặc dù Covid-19 lây truyền nhiều nhất qua các giọt đường hô hấp nhưng các nhà vệ sinh công cộng đặc biệt gây lo ngại về việc lây truyền Covid-19 vì không gian tương đối kín, lưu lượng người đi lại nhiều và có thể không có đủ hệ thống thông gió.
Nhưng tốt nhất là, nếu sử dụng nhà vệ sinh công cộng trong thời điểm Covid-19 đang quay trở lại, hãy đảm bảo đeo khẩu trang, theo Best Life.
Không phải bồn cầu, đây mới là thứ bẩn nhất trong phòng tắm
Vì phòng tắm là một trong những nơi bẩn nhất trong nhà nên cần phải dọn dẹp liên tục.
Rèm phòng tắm chứa nhiều vi khuẩn nhất - ẢNH: SHUTTERSTOCK
Tuy nhiên, dù bạn có dọn dẹp phòng tắm đến đâu thì vẫn có cảm giác rằng nó không được sạch sẽ như mong muốn.
Ai cũng nghĩ rằng, bồn vệ sinh là thứ bẩn nhất trong phòng tắm, nhưng thực tế có thứ bên trong phòng tắm còn bẩn hơn, theo The Science Times .
SafeHome - một tổ chức về an toàn vệ sinh của Mỹ, đã tiến hành một thử nghiệm, trong đó họ làm xét nghiệm mẫu vi sinh bề mặt các đồ vật bên trong phòng tắm và phát hiện ra rằng vòi hoa sen bẩn hơn bồn cầu về tổng số vi trùng.
Thứ bẩn nhất trong phòng tắm là gì?
Các nhà nghiên cứu đã kiểm tra các đơn vị hình thành khuẩn lạc (CFU) có trong các đồ vật bên trong phòng tắm để biết đâu là nơi bẩn nhất.
Thí nghiệm của họ cho kết quả gây sốc, trong đó bệ ngồi bồn cầu thậm chí sạch hơn rất nhiều so với rèm tắm và sàn nhà tắm, theo The Science Times .
Các xét nghiệm vi sinh bề mặt cho thấy bồn cầu chứa 235.000 đơn vị hình thành khuẩn lạc CFU, trong khi sàn phòng tắm có 15,8 triệu CFU.
Bất ngờ nhất là, rèm phòng tắm chứa nhiều vi khuẩn nhất với 16,2 triệu CFU, theo The Science Times .
Cuộc khảo sát của họ cho thấy đa số người tham gia - có đến 81% nam giới và 73% phụ nữ, thừa nhận đi tiểu trong khi tắm. Ngoài ra, mọi người cũng cạo râu và đánh răng trong khi tắm.
Với tất cả các hoạt động này, mọi người nên vệ sinh vòi sen thường xuyên, nhưng trung bình phụ nữ chỉ vệ sinh vòi sen 4 lần một tháng, trong khi nam giới làm điều đó trung bình 2,8 lần một tháng.
Thứ gì tay chúng ta thường xuyên chạm vào là bẩn nhất trong phòng tắm?
Rèm tắm và sàn nhà tắm là những nơi bẩn nhất trong phòng tắm, nhưng bạn có biết thứ gì mà tay chúng ta thường xuyên chạm vào, là bẩn nhất trong phòng tắm không?
Chắc bạn sẽ phải rùng mình khi biết kết quả.
Đó chính là tay cầm bàn chải đánh răng.
Xét nghiệm mẫu vi sinh bề mặt cho thấy tay cầm bàn chải đánh răng có 12,6 triệu CFU so với tay cầm vòi sen chỉ có 56.000 CFUS và tay nắm cửa bên trong phòng tắm chỉ có 13.000 CFU, theo The Science Times .
Điều này một lần nữa cảnh báo bạn không nên cất bàn chải đánh răng trong phòng tắm!
Sự thật về bệ ngồi bồn cầu
Ai cũng nghĩ bệ ngồi bồn cầu chứa đầy vi khuẩn, và tay dễ nhiễm vi khuẩn nhất khi ngồi trên bệ bồn cầu công cộng.
Tay cầm bàn chải đánh răng còn chứa nhiều vi khuẩn hơn cả bề mặt bồn cầu - ẢNH: SHUTTERSTOCK
Nhưng tiến sĩ Charles Gerba, nhà vi trùng học, giáo sư tại Đại học Arizona (Mỹ), cho biết: "Sàn nhà thường bẩn hơn với hơn 310.000 vi khuẩn trên mỗi centimet vuông, cao gấp 200 lần so với bề mặt bệ ngồi bồn cầu".
Ông nói thêm rằng họ đã thử nghiệm bồn cầu và bệ ngồi bồn cầu và nhận thấy rằng những nơi này sạch sẽ đến không ngờ, với xếp hạng bồn cầu là nơi sạch nhất cho đến nay.
Theo tiến sĩ Gerba, bề mặt bồn cầu chỉ có không quá 155 vi khuẩn trên mỗi centimet vuông, theo The Science Times .
Lơ là sau mỗi lần đại dịch, con người phải trả giá đắt Theo Giáo sư sinh học phân tử Andrew Easton (Anh), con người có xu hướng mất cảnh giác và chủ quan trước đại dịch, khiến hậu quả của những đợt dịch sau thêm tồi tệ. Trao đổi với Zing , Giáo sư Andrew Easton (Đại học Warwick, Anh) chỉ ra tình hình nghiêm trọng hiện tại của dịch Covid-19 một phần do thế...