Phát hiện mở đường để tìm kiếm tổ tiên loài khủng long
Ngày 14/10, các nhà khoa học Brazil công bố phát hiện về một loài bò sát cổ đại mới, có thể giúp giải thích về sự phát triển của loài khủng long.
Được đặt tên là Gondwanax paraisensis, loài bò sát bốn chân này có kích thước gần bằng một con chó nhỏ với chiếc đuôi dài. Ảnh: Reuters
Các nhà khoa học cho biết đã xác định một hóa thạch, có niên đại khoảng 237 triệu năm tuổi (tức là từ kỷ Tam Điệp), là một loài silesaurid mới, một nhóm bò sát đã tuyệt chủng. Theo đó, loài bò sát bốn chân này có kích thước gần bằng một con chó nhỏ, có đuôi dài, tức dài khoảng 1 mét và nặng từ 3 đến 6 kg và sinh sống trên vùng đất ngày nay là miền Nam Brazil trong môi trường nóng hơn nhiều so với hiện nay. Đáng chú ý, việc loài bò sát này tồn tại từ thời điểm khủng long cũng như động vật có vú, cá sấu, rùa và ếch lần đầu tiên xuất hiện, khiến các nhà cổ sinh vật học đặt ra câu hỏi liệu loài silesaurid này là khủng long thực sự hay là tiền thân của những sinh vật từng thống trị Trái Đất.
Tác giả báo cáo công bố trên tạp chí khoa học Gondwana Research, nhà cổ sinh vật học Rodrigo Temp Mller cho biết: “Phần quan trọng nhất của phát hiện này là tuổi của nó… Hóa thạch có nguồn gốc quá cổ đại do đó cung cấp cho chúng ta manh mối về cách khủng long xuất hiện”.
Hóa thạch này được đặt tên là Gondwanax paraisensis được tìm thấy năm 2014 ở thị trấn Paraiso do Sul ở bang Rio Grande do Sul, miền Nam Brazil.
Phát hiện hóa thạch khủng long 200 triệu năm tuổi tại Brazil
Các trận mưa xối xả gây ngập lụt lịch sử tại miền Nam Brazil vào tháng 5 vừa qua đã làm lộ ra hóa thạch khủng long còn gần như nguyên vẹn có niên đại khoảng 200 triệu năm.
Các nhà khoa học lần đầu tiên phát hiện hóa thạch hồi tháng 5 tại thành phố Sao Joaa do Polesine, cách Porto Alegre khoảng 280 km về phía Tây. Ảnh: uk.news.yahoo.com
Các nhà khoa học đã lần đầu tiên phát hiện hóa thạch hồi tháng 5 tại thành phố Sao Joaa do Polesine, cách Porto Alegre khoảng 280 km về phía Tây. Những phát hiện ban đầu đã giúp xác định hóa thạch là tiêu bản của họ khủng long Herrerasauridae. Đây là động vật đi bằng 2 chân có đuôi dài được tìm thấy trong khu vực ngày nay là Brazil và Argentina. Hóa thạch này có niên đại thuộc Kỷ Tam Điệp cách đây khoảng 250 - 300 triệu năm.
Người đứng đầu cuộc nghiên cứu, Rodrigo Temp Muller cho biết đây có thể là hóa thạch hoàn chỉnh thứ 2 của khủng long Herrerasauridae tính đến nay. Nhóm các nhà cổ sinh vật học từ Đại học liên bang Santa Maria mất 4 ngày khai quật để tách lớp đất đá chứa hóa thạch khủng long gần như hoàn chỉnh và đưa về trung tâm nghiên cứu.
Trước đó, hóa thạch hoàn chỉnh nhất của loài này cũng đã được tìm thấy tại cùng khu vực vào năm 2014. Phát hiện này đã giúp các nhà khoa học xác định một loài mới có vuốt hình móc câu, với tên gọi "gnathovorax cabreirai".
Hóa thạch mới nhất sẽ trải qua một loạt phân tích trước khi các nhà nghiên cứu có thể xác định liệu tiên bản này có phải thành viên cùng loài không. Quá trình này có thể phải mất vài tháng.
Vào tháng 5, mưa lớn đã khiến trên 180 người thiệt mạng tại Brazil và làm hư hại nặng nề hạ tầng nước này. Chính những trận lụt này đã đẩy nhanh quá trình xói mòn đất, giúp các nhà nghiên cứu sớm phát hiện được hóa thạch, song nước mưa cũng phá hủy nhiều mảnh hóa thạch nhỏ. Các nhà cổ sinh vật học đang tập trung khai quật để tìm kiếm những mảnh hóa thạch còn nguyên vẹn.
Nghiên cứu về khủng long - Môn học mới tại trường đại học ở Nhật Bản Trường Đại học Khoa học Okayama ở miền Tây Nhật Bản thông báo sẽ thành lập thêm khoa nghiên cứu chuyên sâu về khủng long vào tháng 4/2025, nhằm đáp ứng nhu cầu ngày càng cao trong lĩnh vực này. Ảnh minh họa: AFP/TTXVN Đại học Khoa học Okayama hiện đã triển khai một khóa học về khủng long. Với việc thành lập...