Phát hiện mồ chôn chó lâu đời nhất ở Thụy Điển
Các nhà khảo cổ tìm thấy một bộ xương chó 8.400 năm tuổi được chôn cất như người tại địa điểm khai quật Ljungaviken.
Chó là vật nuôi gần gũi nhất với con người và bằng chứng về mối quan hệ này đã có từ hàng thiên niên kỷ trước. Trong một khám phá khảo cổ mới tại miền nam Thụy Điển, các chuyên gia từ bảo tàng Blekinge đã tìm thấy một mồ chôn chó nằm ngay tại trung tâm một khu định cư có niên đại từ thời kỳ đồ đá.
Điều thu hút nhóm nghiên cứu là con vật “được chôn cất như một con người” theo tập tục mai táng vào thời điểm đó. Trong xã hội cổ đại, người chết thường được chôn cùng các đồ vật có giá trị về vật chất hoặc tinh thần. Các nhà khảo cổ đã tìm thấy một số mảnh đá lửa xung quanh bộ xương chó và có thể còn những đồ vật khác ẩn bên trong lớp bùn đất.
Phần còn lại của một con chó được chôn cất tại khu định cư thời kỳ đồ đá. Ảnh: Carl Persson.
Bộ xương hiện vẫn chưa được lấy ra khỏi mặt đất nhưng dự kiến nó sẽ sớm được khai quật và chuyển tới bảo tàng Blekinge để phân tích. Đây là một công việc đòi hỏi sự tỉ mỉ, thận trọng và tốn nhiều công sức.
Kiểm tra ban đầu cho thấy bộ xương có thể thuộc về một con chó săn dũng mãnh. Nó được bảo quản rất tốt bên trong bùn. Giám đốc dự án tại bảo tàng Blekinge Carl Persson cho biết mực nước biển tăng mạnh và đột ngột trong quá khứ đã làm ngập khu vực và tạo ra một lớp bùn dày giúp bảo tồn khu định cư cho tới ngày nay.
Bên cạnh mồ chôn chó được mô tả là lâu đời nhất tại Thụy Điển, các nhà khảo cổ còn tìm thấy dấu vết của ít nhất 56 cấu trúc bên trong khu định cư, bao gồm các hố đào, lò sưởi và giếng nông.
Việc phát hiện mồ chôn chó có tính phức tạp như ở Ljungaviken là bất thường nhưng không phải chưa từng có. Một nghiên cứu vào năm 2016 của nhà khảo cổ Robert Losey cũng báo cáo về nhiều loại hình chôn cất chó khác nhau có niên đại từ cách đây 5.000 đến 8.000 năm.
“Những con chó được đối xử giống người khi chết. Chúng được đặt cẩn thận trong mồ chôn. Một số còn đeo vòng cổ và được chôn cùng đồ cúng. Tôi nghĩ con người thời đó tin rằng chúng có linh hồn và sẽ sang thế giới bên kia khi chết đi”, Losey mô tả.
Bộ xương mới được phát hiện ở Ljungaviken sẽ giúp các nhà khoa học hiểu rõ hơn về quá trình thuần hóa chó cũng như mối quan hệ giữa con người và loài vật nuôi này ở Thụy Điển trong thời kỳ đồ đá.
Hài cốt chó hơn 8.400 năm tuổi được phát hiện ở Thụy Điển
Các nhà khảo cổ học đã phát hiện ra hài cốt chó cổ đại hơn 8.400 năm tuổi tại một khu chôn cất bên cạnh xương người trong thời kỳ đồ đá ở Thụy Điển.
Trong khu mộ chó được chôn cùng với hài cốt của con người, đây là một truyền thống cổ xưa được gọi là "vật phẩm" - người sống sẽ để lại những đồ vật có giá trị hoặc tình cảm với người chết và chó có lẽ chó chính là "người bạn" được tế cùng.
Các nhà khoa học Thụy Điển đã kiểm tra xương của loại chó này và cho thấy không có một loài chó hiện đại nào có cùng kết cấu như vậy, hài cốt được tìm thấy giống một con chó săn dũng mãnh. Xương chó được tìm thấy tại một khu vực rộng lớn, nơi chính quyền địa phương và các nhà khảo cổ học hiện đang thực hiện một trong những cuộc khảo cổ lớn nhất từng được thực hiện mà ngày nay là thị trấn Solvesborg.
Hài cốt chó hơn 8.400 năm tuổi được phát hiện ở Thụy Điển. Ảnh: Carl Persson
Đây là một phát hiện mới và dự định được các nhà khảo cổ đưa đến Bảo tàng Blekinge để nghiên cứu, nhà khảo cổ học Ola Magnell (Bảo tàng Blekinge) cho biết về phát hiện tại thị trấn Solvesborg: "Hài cốt chó đang được bảo quản tốt và thực tế nó được chôn ở giữa khu định cư thời kỳ đồ đá đồng thời những phát hiện như vậy khiến bạn cảm thấy giữa chó và người có mối quan hệ gần gũi hơn". Chó dường như là người bạn tốt nhất của con người trong hàng nghìn năm, khi các nhà khảo cổ học đang phát hiện ra những di vật trên khắp thế giới cho thấy chúng là vật nuôi đã được thuần hóa.
Đầu tháng này, một nhóm nghiên cứu đã phát hiện thêm bộ hài cốt lâu đời của một con chó, các chuyên gia đặt nghi vấn bộ hài cốt này có tuổi đời từ 14.000 đến 20.000 năm, kéo dài từ thuở bình minh của mối quan hệ đặc biệt giữa con người và giống răng nanh. Các nhà nghiên cứu từ Đại học Siena ở Ý hy vọng khám phá của họ có thể làm sáng tỏ cách loài chó thực hiện sự thay đổi từ loài ăn thịt hoang dã thành bạn đồng hành yêu thương. Nhóm nghiên cứu từ Đại học Siena hy vọng rằng những mảnh vỡ còn sót lại của một trong những con chó đầu tiên sống bên cạnh con người như một thú cưng có thể giúp tìm ra câu trả lời xác đáng.
Phát hiện 14 quan tài cổ 2.500 năm ở Ai Cập Bộ Cổ vật Ai Cập công bố đã tìm thấy 14 quan tài cổ 2.500 năm ở khu vực nghĩa trang Saqqara. Vào ngày 20-9, Bộ Cổ vật của Ai Cập công bố đã phát hiện ra 14 chiếc quan tài cổ ở khu vực nghĩa trang cổ Saqqara tại thành phố Giza (Ai Cập), theo báo South China Morning Post. Những bức...