Phát hiện miếng vàng hình rồng ở Hoàng thành Thăng Long
Mảnh vàng hình rồng và hoa sen phát hiện phát hiện lần này được cho là phụ kiện đính trên mũ hoặc trang phục của nhà vua.
Thông tin và hình ảnh về miếng vàng đặc biệt được công bố trong hội thảo báo cáo sơ bộ kết quả khai quật khu vực thành cổ đường Hoàng Diệu, Hà Nội diễn ra ngày 16/12. PGS Tống Trung Tín, Chủ tịch Hội Khảo cổ học Việt Nam cho biết, từ trước đến nay ở Hoàng thành Thăng Long mới tìm thấy 3 mảnh vàng.
Báo cáo kết quả khai quật ở trục trung tâm Hoàng thành Thăng Long (Hà Nội) năm 2014, PGS Tống Trung Tín cho biết, lần đầu tiên xác định tầng văn hóa đầy đủ nhất có niên đại kéo dài từ thế kỷ 8-9 đến thế kỷ 19-20.
Cuộc khai quật cũng lần đầu tiên xác định được các dấu tích kiến trúc ở trục trung tâm có niên đại kéo dài từ thời Lý đến thời hiện đại. Trong đó, bước đầu làm xuất lộ 4 dấu tích kiến trúc lớn ở thời Lý như: móng kiến trúc, móng tường, sân gạch và đặc biệt là đường nước lớn.
“Đây là lần đầu tiên phát hiện thấy dấu tích móng trụ và sân nền lát thời Lý ở khu vực trục trung tâm. Có ý kiến suy đoán, phải chăng đó là dấu tích sân Đại Triều thời Lý”, PGS Tín nói.
Dấu tích nền sân gạch đỏ và đường nước thời Lê Sơ, Lê Trung Hưng được phát hiện ở khu vực chính điện Kính Thiên năm 2014. Ảnh: Quỳnh Trang.
PGS Tín cho rằng, cuộc khai quật năm 2014 bước đầu xác định được một phần không gian chính điện Kính Thiên ở khu vực Trung tâm như Ngự đạo, sân Đan Trì, móng kiến trúc (hành lang), đặc biệt các di tích này đều xác định rõ hai giai đoạn Lê Sơ và Lê Trung Hưng chồng xếp lên nhau.
Vết tích sân đại triều trước đây còn nghi ngờ giữa Lê Sơ và Lê Trung Hưng thì nay có căn cứ khẳng định thuộc thời Lê Trung Hưng vì đất được đắp tôn lên nền Lê Sơ. Gạch sử dụng ở đây cũng khác hẳn thời Lê Sơ, có tiết diện hình vuông chứ không phải hình chữ nhật. Các kiến trúc hàng cột, nền gạch và móng tường bao lớn của thời Lê Sơ – Lê Trung Hưng cũng được phát hiện.
Dấu tích thời Trần ở Hoàng thành Thăng Long đã bị phá hủy nghiêm trọng và kiến trúc không gian vẫn là dấu hỏi lớn với các nhà khảo cổ.
Các di vật được tìm thấy trong cuộc khai quật năm 2014 cũng phong phú với số lượng lớn loại hình vật liệu kiến trúc, đồ sành, gốm sứ. Đặc biệt nhất là miếng vàng hình hoa sen vòng ngoài, phía trong là hình rồng tinh xảo.
Theo PGS Tống Trung Tín, hiện vật này rất quý hiếm bởi trong suốt những năm khai quật trước đây, trên toàn bộ diện tích của khu khảo cổ số 18 Hoàng Diệu, người ta mới tìm được 3 mảnh vàng, trong đó một mảnh có có hình rồng thuộc thời Lý. Chủ tịch Hội Khảo cổ học Việt Nam lý giải rằng, do vàng trước đây không được dùng nhiều mà chỉ sử dụng trong hoàng gia. Miếng vàng được phát hiện lần này, rất có thể được đính vào mũ hoặc trên áo, đai lưng của vua.
Video đang HOT
Hai mặt miếng vàng có hình rồng và sen được phát hiện tại Hoàng thành Thăng Long trong cuộc khai quật năm 2014. Ảnh: Quỳnh Trang.
Nhận xét về kết quả cuộc khai quật năm 2014, GS Phan Huy Lê, Chủ tịch Hội Khoa học Lịch sử Việt Nam đánh giá, có nhiều thành tựu lớn, trong đó phát hiện quan trọng và cũng là thành công lớn nhất, là xác định được rõ ràng kiến trúc của hai thời Lê Sơ và Lê Trung Hưng.
“Trước đây ta nghĩ rằng Lê Sơ là thời cực thịnh nên các công trình phải lớn hơn Lê Trung Hưng. Nhưng thực tế tường bao và sân Đan Trì của Lê Trung Hưng lại rộng hơn, có nền đầm gạch sâu chứ không đơn giản như Lê Sơ, chứng tỏ quy mô kiến trúc rất lớn. Qua các dấu tích, ta cũng khẳng định được rằng, thế kỷ 17 là giai đoạn hưng thịnh của Lê Trung Hưng”, GS Phan Huy Lê nói.
Chủ tịch Hội Khoa học Lịch sử Việt Nam đề nghị phải xác định thêm vị trí trung tâm Cấm thành và mối tương quan giữa trục Trung tâm với khu khảo cổ học 18 Hoàng Diệu. Bên cạnh đó, cần có nhận thức tổng thể cấu trúc của Trung tâm Hoàng thành Thăng Long.
GS Phan Huy Lê nhấn mạnh việc tăng diện tích khai quật mỗi năm lên 4.000-5.000 m2 (hiện nay là 1.000 m2/năm) phải đảm bảo vừa giữ được dấu tích lớp khai quật trên vừa nghiên cứu được địa tầng phía dưới.
Quỳnh Trang
Theo VNE
Cuộc đổi ngôi lộ diện nhiều đại gia ngàn tỷ mới
Hàng loạt các đại gia dân doanh đã lộ diện và đổ cả núi tiền vào các thương vụ thâu tóm doanh nghiệp nhà nước trong bối cảnh các chính sách cổ phần hóa, thoái vốn nhà nước rộng mở hơn.
Ra mặt đặt tiền
Ngày 9/12, Công ty TNHH MTV Dịch vụ Du lịch Bến Thành (Bến Thành Tourist) đã bán thành công toàn bộ 5,93 triệu cổ phiếu, tương đương 23,73% vốn điều lệ cho 4 nhà đầu tư, gồm hai tổ chức và hai cá nhân với tổng giá trị gần 130 tỷ đồng.
Phiên đấu giá cổ phiếu lần đầu ra công chúng (IPO) thành công, với mức giá bán được cao gấp hơn 2 lần so với giá khởi điểm.
Theo kế hoạch, Bến Thành Tourist sẽ còn bán tiếp 23,73% cổ phần cho NĐT chiến lược. Đã có hai NĐT chào mua là Công ty TNHH Thương mại dịch vụ Phan Thành và Công ty Cổ phần Thương mại Địa ốc (Vietcomreal).
Sự hấp dẫn trong phiên IPO có lẽ nằm ở chỗ Bến Thành Tourist là một thương hiệu nổi tiếng. Đây là DN làm ăn tốt. Bên cạnh đó, điều mà nhiều NĐT quan tâm là Bến Thành Tourist bán tới 51% vốn Nhà nước ra bên ngoài.
IPO Bến Thành Tourist bán được giá cổ phiếu cao gấp đôi giá khởi điểm
Thương vụ Vocarimex vừa qua cũng ghi nhận sự hào hứng của các đại gia dân doanh. Ngày 29/11, tại đại hội cổ đông lần đầu của Tổng công ty Công nghiệp Dầu thực vật Việt Nam (Vocarimex), chủ tịch Công ty cổ phần Kinh Đô (KDC) - ông Trần Kim Thành đã được bầu làm chủ tịch Vocarimex. Ông Trần Lệ Nguyên và bà Nguyễn Thị Xuân Liễu đến từ Kinh Đô cũng đã được bầu là thành viên HĐQT Vocarimex. Theo kế hoạch, KDC sẽ là cổ đông chiến lược của Vocarimex với tỷ lệ sở hữu chi phối, 51% cổ phần, sau khi đã mua thành công 24% Vocarimex trong vụ IPO hồi cuối tháng 7.
Trong trường hợp IPO của Công ty TNHH MTV Dịch vụ Hàng không Sân bay Tân Sơn Nhất (Sasco), 3 DN liên quan tới ông trùm hàng hiệu Jonathan Hạnh Nguyễn - bố chồng của nữ diễn viên Tăng Thành Hà đã chính thức trở thành NĐT chiến lược của Sasco với tỷ lệ nắm giữ lên tới 23,6%.
Gần đây, ngành giao thông vận tải được xem là điểm sáng trong công cuộc cổ phần hóa DNNN. Nhiều DN trong ngành giao thông IPO thành công ngoài mong đợi, vượt xa so với kế hoạch đề ra.
Cuối tháng 3, Tổng công ty Xây dựng công trình giao thông 4 (Cienco 4) đã cổ phần hóa thành công vượt dự kiến với hơn 16,1 triệu cổ phần được bán hết. Bên cạnh đó, DN đã thu hút được hai cổ đông chiến lược là Công ty CP đầu tư xây dựng Tuấn Lộc (mua 16,5%) và Ngân hàng Thương mại Cổ phần Sài Gòn - Hà Nội (SHB).
Ngày 2/12 vừa qua, 35% vốn còn lại (tương đương 21 triệu cổ phần) của nhà nước tại Cienco 4 cũng đã được bán đấu giá thành công cho Tuấn Lộc với giá bằng giá chào bán 14.062 đồng/cp. Với kết quả này, đại gia dân doanh Tuấn Lộc đã bỏ ra thêm gần 300 tỷ đồng hoàn tất thương vụ thâu tóm Cienco 4.
TGĐ Lê Ngọc Hoa của Cienco 4 cho biết sau CPH sản lượng và doanh thu của DN đều tăng.
Nhiều DNNN khác cũng được các đại gia dân doanh đã và đang thâu tóm như: Cienco 1 (38% bán cho Hassyu Việt Nam, Yên Khánh và Fecon); Than Miền Trung (một cá nhân đăng ký mua 51%); Cienco 8 (nhà nước chỉ nắm giữ 49%); Vinawaco; Tổng công ty Thăng Long...
Cốt lõi: Thay đổi bản chất doanh nghiệp
Hiện tượng hàng loạt đại gia dân doanh lộ diện và đổ cả núi tiền vào các thương vụ thâu tóm DNNN gần đây cho thấy một thực tế là: sức hấp dẫn của các DNNN vẫn khá lớn. Cổ phần của nhiều DN thậm chí được mua với mức cao hơn nhiều lần so với giá khởi điểm, như trường hợp Bến Thành, Sasco, Cienco 4...
Các trường hợp IPO thành công trên cho thấy, những DN này cùng chung một điểm là có lịch sử hoạt động lâu dài, có thương hiệu. Điều quan trọng nằm ở chỗ, DN hoặc đã làm ăn rất tốt hoặc có tiềm năng lớn, Nhà nước bán cổ phần chi phối ra bên ngoài. Sự kém hiệu quả của nhiều DNNN có thể được khắc phục nếu quyền quản trị được trao vào tay tư nhân.
Tại hội nghị sơ kết đánh giá tình hình hoạt động 9 tháng đầu năm 2014 - giai đoạn sau CPH, TGĐ Lê Ngọc Hoa của Cienco 4 cho biết sản lượng và doanh thu của DN đều tăng trên 40% so với cùng kỳ. Tỷ suất lợi nhuận 9 tháng đạt 21%.
Nhiều DN sau CPH có tốc độ tăng trưởng khá, hoạt động hiệu quả hơn. Hàng loạt các DNNN chuyển sang cổ phần như VNM, REE, SAM, FPT... đều có bước tăng trưởng không ngờ. Đó là những DN niêm yết hàng đầu trên TTCK tập trung và hút sự quan tâm không chỉ các NĐT trong nước mà cả quốc tế.
Trên thực tế, trong các báo cáo của Chính phủ và bộ ban ngành đều cho thấy, các DN hậu CPH đều có xu hướng hoạt động tốt lên, tăng trưởng ổn định và phát triển. Một số trường hợp thậm chí còn bù đắp được lỗ lũy kế các năm trước.
Một số ông lớn dân doanh mua DNNN còn để cộng hưởng tăng sức mạnh của mình trên thị trường trong chiến lược kiểm soát thị trường trong nước, như trường hợp Kinh Đô mua Vocarimex để tăng sự hiện diện trên thị trường dầu ăn trong nước; Masan mua Cholimex Food để thống trị thị trường tương ớt...
Đánh giá về triển vọng kinh tế Việt Nam, nhiều tổ chức quốc tế gần đây cho rằng, Việt Nam đang phụ thuộc khá nhiều vào khối các DN FDI và đối mặt với sự kém hiệu quả của khối các DNNN, trong khi khối tư nhân còn gặp nhiều thách thức và quy mô chưa lớn mạnh.
Có thể thấy, kinh tế tư nhân đã được coi là trọng tâm phát triển. Chương trình CPH, thoái vốn DNNN đang được quyết liệt đẩy mạnh. Việc thoái vốn cũng xác định theo hướng chuyển quyền chi phối sang cho tư nhân. Mặc dù vậy, trên thực tế, ở góc độ nào đó, sự chần chừ vẫn đang diễn ra. Bởi, CPH có thể khiến hàng loạt các lãnh đạo tại các DNNN bị mất ghế. Chính vì chần chừ nên quá trình CPH vẫn diễn ra chậm chạp.
Theo Huấn Tú
VEF
Bộ Tài chính lúng túng với khoản thưởng của Bộ trưởng Thăng Bộ Tài chính vừa có văn bản số 17438/BTC-QLN trình Thủ tướng Chính phủ chỉ đạo về nguồn chi và mức chi thưởng cho nhà thầu thi công vượt tiến độ hợp đồng của dự án đường Vành đai 3, giai đoạn 2 (Hà Nội) bởi một số vấn đề chưa được quy định rõ. Đường trên cao hoàn thành vượt tiến độ...