Phát hiện miệng núi lửa bất thường trên Mặt Trăng do một tên lửa bí ẩn lao xuống
Một tên lửa không rõ nguồn gốc đã đâm vào Mặt trăng, để lại một miệng núi lửa bất thường.
NASA đã phát hiện một miệng núi lửa kép được tạo ra khi một tên lửa bí ẩn đâm vào Mặt trăng. Ảnh: Getty Images
Tàu quỹ đạo Mặt trăng Lunar Reconnaissance Orbiter của NASA gần đây phát hiện một tên lửa không rõ nguồn gốc đã đâm vào Mặt trăng, để lại một miệng núi lửa bất thường.
Các nhà thiên văn học Mỹ ghi nhận thân tên lửa đã phóng hướng về Mặt trăng vào cuối năm ngoái và cuối cùng nó đã va vào vệ tinh tự nhiên duy nhất của Trái đất vào ngày 4/3, tạo ra sự hình thành một miệng núi lửa kép bất thường.
Theo thông cáo báo chí được NASA công bố ngày 29/6, miệng núi lửa kép cho thấy thân tên lửa “có khối lượng lớn ở mỗi đầu”. Nó bao gồm một miệng núi lửa ở phía đông có đường kính khoảng 18 mét, nằm trên đỉnh một miệng núi lửa ở phía tây có đường kính khoảng 16 mét.
Video đang HOT
Miệng núi lửa này rất bất thường, bởi không có vụ va chạm nào trước đó của thân tên lửa lên Mặt trăng tạo ra một miệng núi lửa kép. Bốn miệng núi lửa Apollo SIV-B lớn hơn so với vụ va chạm gần đây ở chiều rộng tối đa, từ 35 đến 40 mét.
NASA đã không đề cập đến loại tên lửa mà tàu quỹ đạo của họ đã phát hiện trong thông cáo báo chí nói trên. Nhưng hồi tháng 2, nhà thiên văn học người Mỹ Bill Gray từng đưa ra nhận định rằng đó là tầng đẩy của tên lửa tham gia sứ mệnh Mặt trăng Chang’e 5-T1 của Trung Quốc, được phóng vào tháng 10/2014. Ban đầu ông Gray đã xác định nhầm đây là một tầng của tên lửa Falcon 9 do SpaceX phóng.
Tàu thăm dò Chang’e-5 hạ cánh trên Mặt trăng vào tháng 12/2020, thu thập một số đá để thử nghiệm ở Trái đất. Sứ mạng này đã phát hiện các phân tử nước hiện diện với tỷ lệ lên tới 180 phần triệu ở một số khu vực của Mặt trăng.
Một số quốc gia đã đổ bộ hoặc lên kế hoạch cho các sứ mệnh lên Mặt trăng trong những tháng gần đây. Nga đã lên lịch cho sứ mệnh đổ bộ Mặt trăng Luna-25 vào tháng 9 tới- theo một thông báo hồi tháng trước của người đứng đầu Roscosmos, Dmitry Rogozin, trong khi Mỹ đang đặt mục tiêu thực hiện sứ mệnh Mặt trăng có người lái Artemis vào năm 2024.
Trong khi đó, Lầu Năm Góc cảnh báo rằng sự hợp tác ngày càng tăng giữa Nga và Trung Quốc trong không gian có nguy cơ dẫn đến sự thống trị của hai nước trong lĩnh vực này. Mỹ đang cạnh tranh với Nga, Trung để xây dựng căn cứ Mặt trăng đầu tiên, với ước mơ khai thác nguồn tài nguyên khoáng sản tiềm năng từ vệ tinh duy nhất của Trái đất và thậm chí có khả năng xây dựng các lò phản ứng hạt nhân trên đó.
Mặt Trăng sắp bị đâm thủng bởi khối rác vũ trụ 3 tấn, có thể là tên lửa
Theo The Independent, khối rác vũ trụ có khả năng là mảnh vỡ từ một tên lửa của Trung Quốc trong sứ mệnh từ năm 2014, đang lao vào mặt tối của Mặt Trăng với tốc độ 9.300 km/giờ.
The Independent cũng cho biết sự kiện này sẽ đánh dấu lần đầu tiên một thiên thể hứng chịu trực tiếp khối rác vô tình từ nền văn minh của loài người. Mảnh vỡ này được cho là thuộc về một tên lửa đã được phóng lên không gian từ năm 2014.
Theo tờ The Guardian, các chuyên gia tin rằng tên lửa đã gây một đống lộn xộn trong không gian kể từ ngày được phóng, nhưng các quan chức Trung Quốc không tin rằng khối rác là của họ mà khẳng định rằng phần tên lửa đó đã trở lại bầu khí quyển của Trái Đất và bốc cháy hoàn toàn.
Mặt Trăng sắp bị một khối rác vũ trụ nặng 3 tấn lao vào - Ảnh minh họa từ NBC News
Nhưng bất kể khối rác thuộc về ai, các nhà khoa học tính toán rằng nó sẽ tạo ra một miệng hố va chạm lớn trên mặt tối của "chị Hằng", đường kính từ 10-20 m và đưa bụi mặt trăng bay hàng trăm dặm trên khắp bề mặt cằn cỗi.
Vật thể được xác định bởi một chuyên gia theo dõi tiểu hành tinh tên Bill Gray. Ban đầu anh cho rằng khối rác vũ trụ sẽ va chạm vào Mặt Trăng vào tháng 1 và đó là một phần tên lửa SpaceX Falcon từ lần phóng vào năm 2015. Thế nhưng các quan sát tiếp theo cho thấy nó có thể là phần tách ra vào giai đoạn 3 của tên lửa Trung Quốc trong sứ mệnh gửi một viên nang thử nghiệm lên Mặt Trăng nói trên.
Quan điểm của ông Gray được ủng hộ bởi tiến sĩ Jonathan McDowell từ Trung tâm Vật lý thiên văn Harvard & Smithsonian. Ông nhấn mạnh: "Kết quả là như nhau. Nó sẽ để lại thêm một miệng hố va chạm nhỏ khác trên Mặt Trăng".
Mặt Trăng vốn có bề mặt chằng chịt miệng hố va chạm bởi nó không có bầu khí quyển thực sự nên không có khả năng tự bảo vệ trước các thiên thạch và tiểu hành tinh.
Bộ tư lệnh Không gian Hoa Kỳ, cơ quan chuyên theo dõi rác không gian cũng xác nhận hôm thứ ba rằng tầng trên của tên lửa Trung Quốc chưa bao giờ bị bốc cháy vào khí quyển như quốc gia này từng tuyên bố trước đây, nhưng không đưa ra lời xác nhận nào về việc khối rác 3 tấn chuẩn bị tấn công Mặt Trăng có phải nó hay không.
Nghi vấn mảnh vỡ tên lửa sắp lao xuống mặt trăng là của Trung Quốc Thông tin mới nhất cho rằng mảnh vỡ tên lửa sắp lao xuống mặt trăng có thể là do Trung Quốc chứ không phải của Mỹ. Một vật thể được cho là mảnh vỡ tên lửa sẽ lao xuống mặt trăng, dự kiến vào ngày 4.3. Ảnh NASA Đài Fox News ngày 14.2 đưa tin mảnh vỡ tên lửa đang lao nhanh trong...