Phát hiện mẹ con đàn nhện nguyên vẹn trong miếng hổ phách 99 triệu năm
Các nhà nghiên cứu phát hiện mẫu hổ phách ở Myanmar chứa nhện mẹ đang bảo vệ đàn con.
Phát hiện mẹ con đàn nhện nguyên vẹn trong miếng hổ phách 99 triệu năm
Hổ phách giống như một viên nang thời gian, bảo tồn cấu trúc ba chiều của động vật, thực vật thời tiền sử. Gần đây, các nhà nghiên cứu phát hiện mẫu vật về một cảnh tượng thú vị trong tự nhiên tại Myanmar.
Trong 4 khối hổ phách các nhà nghiên cứu tìm thấy, mẫu vật đặc biệt nhất chứa xác con nhện cái lớn với một phần bọc trứng bên dưới. Một con nhện cái trưởng thành đang chăm sóc, che chở, bảo vệ cho túi trứng sắp nở khoảng 100 con nhện con. Khối hổ phách thậm chí bảo quản tơ nhện quấn những quả trứng lại với nhau.
Con cái cũng có tư thế giống như những con nhện cái ngày nay đang bảo vệ trứng của chúng khỏi những kẻ săn mồi. Khi đó giọt nhựa cây rơi trúng con nhện nên nó cùng túi trứng mãi mãi nằm lại bên trong.
Hình ảnh mô tả mẹ con đàn nhện trước khi mắc kẹt trong miếng hổ phách
Paul Selden, Giáo sư danh dự Gulf-Hedberg tại Đại học Kansas cho biết: “Con nhện cái đang ôm chặt một túi trứng chứa trứng sắp nở, bạn có thể nhìn thấy những con non nhỏ trước khi nở trong túi trứng. Con nhện cái đang sống ẩn mình trong một kẽ hở trên vỏ cây”.
Các nhà nghiên cứu đã sử dụng phương pháp quét CT để phát hiện đôi mắt nhỏ xíu và các đặc điểm khác giúp tiết lộ danh tính của con nhện cũng như những con nhện nhỏ ở mức chi tiết 3D.
Hiện nay, những khối hổ phách được bảo quản tại Phòng thí nghiệm Tiến hóa Côn trùng và Thay đổi môi trường ở Trường Khoa học Đời sống thuộc Đại học Sư phạm Thủ đô Bắc Kinh, Trung Quốc.
Ba mẫu hổ phách khác chứa nhện non với số lượng lần lượt là 24, 26 và 34 cùng với ít sợi tơ nhện, vài chiếc chân. Vì chúng có kích thước gần giống nhau, các nhà nghiên cứu lưu ý rằng có thể chúng là anh em ruột.
Đây là loài nhện Lagonomegopidae, hiện đã tuyệt chủng, chúng có hai mắt lớn ở trước đầu giống nhện nhảy ngày nay. Loài nhện có lịch sử lâu đời và xuất hiện lần đầu tiên trong thời Kỷ Than đá từ 359 đến 299 triệu năm trước.
Loài nhện nổi tiếng với việc thể hiện sự chăm sóc con cái cẩn thận và đây là phát hiện hiếm hoi thể hiện tình mẹ con của nhện trong tự nhiên.
Mộ cổ chưa từng thấy: Dùng châu báu thay đất chôn cất chiến binh
Lần theo những nút màu bằng hổ phách kỳ lạ, các nhà khoa học Nga đã tìm thấy một chiến binh cổ đại được chôn cất không phải bằng đất mà bằng một loạt châu báu là hổ phách và đá quý, cùng với đất son, đá lửa.
Theo Acient Origins, các nhà khoa học Nga cho biết ngôi mộ cổ gây kinh ngạc vì "không có thứ gì tương tự từng được phát hiện trước đây".
Vị chiến binh cổ đại đã được phát hiện ở Petrozavodsk, dọc theo rìa phía Tây của hồ Onega ở Cộng hòa Karelia, Tây Bắc nước Nga. Ông được bọc trong da thú và đặt vào một lỗ hình bầu dục hẹp, phủ lên một lớp đất son đỏ và đá lửa, những thứ rất quý giá vào thời ông sống, khoảng 5.500 năm trước.
Những món trang sức bằng hổ phách đã giúp các nhà khoa học tìm ra vị trí của ngôi mộ. Ảnh: Đại học Bang Petrozavodsk.
Sau đó, thay vì phủ đất, người chiến binh tiếp tục được phủ lên một kho báu đầy đồ trang sức bằng hổ phách và một loại đá quý đặc biệt. Ngay cả loại hổ phách dùng để làm trang sức cũng là một dạng hổ phách rắn hiếm có, chưa từng được tìm thấy ở Đông Âu trước đây. Số hổ phách được chế tác thành nút áo, mặt dây chuyền, các vật trang sức dạng đĩa...
Theo nhóm khảo cổ do phó giáo sư Aleksandr Zhulnikov từ Đại học Bang Petrozavodsk, họ đang tìm kiếm những thành lũy cổ đại chưa từng được khám phá dọc bờ Tây hồ Onega thì đã phát hiện ra ngôi mộ cổ hiếm thấy.
Một nhà khoa học tại nơi tìm thấy "ngôi mộ châu báu". Ảnh: Đại học Bang Petrozavodsk.
Dựa vào số châu báu và công cụ quý giá được đặt vào mộ, họ tin rằng ông phải là một người rất quan trọng với cộng đồng dân cư ở đó. Số châu báu và đồ dùng không phải đơn giản được đổ vào mộ để lấp thi hài, mà được xếp đặt cẩn thận theo từng lớp.
Không có yếu tố rõ ràng để xác định giới tính của người trong mộ, tuy nhiên các nhà khoa học đã tìm thấy một mũi nhọn - có thể là mũi giáo bằng đá lửa được chế tác cẩn thận gần ngôi mộ, thứ thường đánh dấu cho một ngôi mộ nam giới theo thông lệ thời đó.
Số trang sức hổ phách còn cho thấy mối liên hệ giữa dân cư cổ đại trong khu vực với các bộ tộc bờ Nam biển Baltic, nơi được cho là nguồn gốc của số hổ phách.
Pháo đài ma ám Bhangarh và những câu chuyện rùng rợn khiến khách du lịch vừa tò mò vừa run sợ Đây được coi là một trong những nơi bị nguyền rủa và đáng sợ nhất thế giới. Người dân địa phương đồn đại rằng, bất cứ ai cố tình ở lại bên trong pháo đài ma ám sau khi mặt trời lặn đều không bao giờ quay trở lại. Toàn cảnh pháo đài Bhangarhb. Nằm trên một di tích lịch sử nổi tiếng...