Phát hiện máy bay bí ẩn bên trong “Vùng 51″ tuyệt mật của Mỹ
Hình ảnh vệ tinh cho thấy một máy bay có hình dáng lạ đậu bên trong “Vùng 51″, căn cứ tuyệt mật của quân đội Mỹ.
Chiếc máy bay bí ẩn tại “Vùng 51″ (Ảnh: Planet Labs, The Drive).
Khoảng 8 năm sau khi bắt đầu xây dựng, nhà chứa kích thước lớn ở vùng hẻo lánh phía nam “Vùng 51″, bang Nevada dường như diễn ra rất ít hoạt động. Tuy nhiên, một hình ảnh mới được công bố của công ty vệ tinh Planet Labs cho thấy một phương tiện lạ xuất hiện gần nhà chứa này – dường như là một chiếc máy bay cánh tam giác kỳ lạ chưa từng lộ diện trước đó.
Trong bức hình chụp ngày 26/1/2022, chiếc máy bay bí ẩn này xuất hiện khá mờ, nhưng vẫn rõ hình dạng của nó. Sau đó, một hình ảnh rõ nét hơn của Planet Labs chụp ngày 29/1/2022 xác nhận rằng đây là một chiếc máy bay cánh tam giác.
Theo ước tính của The Drive, chiếc máy bay này dài khoảng 19,8 mét và rộng 15,24 mét – tương đương kích cỡ một chiếc Su-27 Flanker của Nga, còn cánh khá giống với máy bay siêu thanh Concorde.
Giới quan sát chưa thể đoán ra đây là máy bay gì, nhưng kích cỡ và hình dạng của nó có lẽ khá tương đồng với những mô tả xuất hiện trong chương trình tiêm kích thống lĩnh trên không thế hệ kế tiếp (NGAD) – dự án tạo ra máy bay chiến đấu mới cho Mỹ.
Trước đó, có nhiều thông tin về việc mô hình của NGAD đang được cho bay thử và đạt được rất nhiều hứa hẹn. Mỹ từng tiết lộ NGAD sẽ có tính năng đặc biệt: sử dụng phi công lái phụ là trí tuệ nhân tạo (AI), có thể với công nghệ mang tên ARTU.
Tuy nhiên, theo The Drive, đây mới chỉ là phỏng đoán, vì tại “Vùng 51″, Mỹ được cho là đang tiến hành rất nhiều chương trình bí mật của Mỹ, bao gồm cả dự án phát triển và thử nghiệm vũ khí mới.
“Vùng 51″ có diện tích 920 km2 ở bang Nevada và được coi là một trong những nơi bí ẩn nhất thế giới. Căn cứ này được thành lập theo lệnh của cựu Tổng thống Mỹ Dwight Eisenhower, hoạt động lần đầu tiên vào năm 1955 như một cơ sở thử nghiệm cho các máy bay do thám U-2 được phát triển bởi Tập đoàn Lockheed.
Trong hàng chục năm qua, Mỹ liên tục thử nghiệm hàng loạt các máy bay quân sự tuyệt mật tại “Vùng 51″ như máy bay ném bom tàng hình A-12, máy bay tấn công Bird of Prey, F-117A và TACIT BLUE.
Dòng tiêm kích tàng hình F-35 của Mỹ hết 'sợ' sét?
Lầu Năm Góc đã tìm được cách giải quyết tình trạng khiến dòng tiêm kích F-35 không thể bay gần vùng có sét hoặc giông bão, theo báo Air Force Times đưa tin hôm 4.2.
F-35 chuẩn bị được nâng cấp để bay trong điều kiện thời tiết có sét và giông bão. Ảnh USAF
Từ đầu năm 2020, dòng tiêm kích hiện đại nhất của Lầu Năm Góc đến thời điểm này bị buộc không thể bay trong bán kính 40 km của một cơn giông bão. Đây là biện pháp phòng ngừa nhằm tránh F-35 bị sét đánh trúng và gây hư hại.
Sau 2 năm, Mỹ đã tìm ra lý do đằng sau nguyên nhân khiến F-35 "sợ sét" và chuẩn bị chỉnh sửa dòng F-35A trong năm nay.
Vấn đề ở đây chẳng phải do hệ thống tạo khí trơ trên khoang (OBIGGS) không hoạt động. Trong đó, OBIGGS là hệ thống bơm khí ni tơ vào bồn chứa nhiên liệu để ngăn ngừa tình trạng cháy nổ khi trúng sét. Kết quả điều tra cho thấy bản thân OBIGGS bị hỏng khi sét đánh trúng.
Lầu Năm Góc lần đầu tiên phát hiện vấn đề trên vào năm 2009, lâu trước khi những chiếc F-35A đầu tiên được biên chế cho Không quân Mỹ. Thế nhưng, sau hai đợt cải tiến, thiết kế của OBIGGS vẫn chưa thể ngăn chặn nguy cơ này.
Theo nhà sản xuất Lockheed Martin, vấn đề vẫn tiếp tục nảy sinh khi F-35A rời xưởng, dù công ty đã hợp tác với Lầu Năm Góc để sửa lỗi.
Không quân Mỹ cho hay dòng F-35A có thể sớm bay trở lại và hoạt động gần vùng giông bão hoặc có sét, nhờ vào việc nâng cấp hệ thống nhiên liệu của máy bay.
Người phát ngôn Laura Seal của Văn phòng Chương trình Phối hợp F-35 cho biết vào tháng 7, chiếc F-35A đầu tiên sẽ được lắp phiên bản nâng cấp của OBIGGS. Hai phiên bản F-35B và F-35C sẽ được lắp tiếp theo.
Xem ảnh, video được cho là chiếc F-35C của Mỹ rơi ở Biển Đông
Theo báo Air Force Times, một chiếc F-35A cất cánh khỏi căn cứ không quân Nellis ở bang Nevada hồi tháng 1 đã bị trúng sét vào tháng 1. Ước tính thiệt hại đối với máy bay là từ 600.000 đến 2,5 triệu USD.
Trước đó, tháng 7.2021, hai tiêm kích F-35B bị hỏng nặng sau khi trúng sét trong lúc bay. May mắn các phi công vẫn xoay xở đưa chúng quay về căn cứ ở Iwakuni (Nhật Bản).
Tàu trục vớt Trung Quốc bị nghi đi tới nơi F-35 Mỹ gặp nạn trên Biển Đông Các tàu trục vớt của Trung Quốc được cho là có thể đang di chuyển tới địa điểm tiêm kích F-35 Mỹ gặp sự cố và lao xuống Biển Đông. Hình ảnh được cho là khoảnh khắc cuối cùng của máy bay F-35 của Hải quân Mỹ trước khi rơi xuống Biển Đông hôm 24/1 (Ảnh: Newsweek). Trang tin Daily Caller dẫn các...