Phát hiện lượng hạt nhân khổng lồ tích trữ trong các dòng sông băng của Trái đất
Nghiên cứu gần đây nhất được trình bày tại Đại hội đồng Liên minh khoa học địa chất châu Âu cho thấy các mảnh vụn phóng xạ lưu trữ trong dòng sông băng thực sự có thể trở thành một quả bom hẹn giờ.
Diện tích các dòng sông băng của Trái đất đang thu nhỏ một cách nhanh chóng. Nghiên cứu gần đây cho thấy tốc độ tan chảy băng hà cao hơn 18% so với dự đoán trước đây và gấp 5 lần tốc độ của nó trong những năm 1960.
Hiện tượng này gây rất nhiều hệ lụy: phá hủy nơi sinh sống của gấu bắc cực; khiến mực nước biển dâng cao; biến đổi khí hậu theo chiều hướng xấu; và làm các căn bệnh cổ xưa tái xuất hiện.
Và bây giờ, sự tan chảy sông băng đã xuất hiện một vấn đề nữa khiến chúng ta phải lo lắng. Đó là một lượng lớn bụi hạt nhân bị chôn vùi trong tảng băng khổng lồ của Trái đất. “Tảng băng trôi phóng xạ” nghe như một âm mưu tinh ranh ẩn sau thảm họa địa cầu trong bộ phim Geostorm. Chưa hết, nghiên cứu gần đây nhất được trình bày tại Đại hội đồng Liên minh khoa học địa chất châu Âu năm nay cho thấy các mảnh vụn phóng xạ lưu trữ trong dòng sông băng thực sự có thể trở thành một quả bom hẹn giờ.
Nhà nghiên cứu chính, Caroline Clason, từ Đại học Plymouth, cho biết: “Các nghiên cứu trước đây về các vụ tai nạn hạt nhân chỉ tập trung vào các tác động của chúng lên sức khỏe của con người và hệ sinh thái ở các khu vực không bị đóng băng. Nhưng bằng chứng cho thấy lượng cryoconite trên sông băng có thể tích lũy phóng xạ đến mức tiềm tàng nguy hiểm.”
Đây là lần đầu tiên nhóm các nhà nghiên cứu quốc tế bắt tay vào phân tích hàm lượng hạt nhân của các dòng sông băng ở Bắc Cực và Nam Cực; đồng thời tại dãy núi Alps, dãy núi Kavkaz, British Columbia và Iceland. Mức độ chất phóng xạ nhân tạo được khảo sát ở 17 địa điểm. Kết quả là nồng độ chất phóng xạ ở băng hà trung bình cao gấp 10 lần (hoặc hơn) so với các vị trí không phải băng hà.
Lời giải thích cho kết quả này đó là sự phát tán của các hạt phóng xạ sau các thảm họa hạt nhân như Chernobyl hoặc Fukushima. Những hạt này nhẹ và có thể bay rất xa.
Thông thường, chúng trở lại mặt đất dưới dạng mưa axit, nơi chúng có thể được hấp thụ vào đất hoặc được thực vật tiêu thụ. Do đó, nồng độ phóng xạ cao hơn ở những nơi như Chernobyl và Fukushima. Đồng thời, tỷ lệ ung thư, tỷ lệ vô sinh tăng và xuất hiện sự tồn tại của loài lợn phóng xạ. Tuy nhiên, một phần hạt này sẽ bay đến các cực, nơi chúng rơi xuống dưới dạng tuyết, rơi trên băng, tạo các trầm tích nặng và tích tụ ở nồng độ dày đặc hơn.
Nhóm nghiên cứu đã phân tích thành phần hạt nhân ở sông băng. Và họ không chỉ tìm thấy bụi hạt nhân từ thảm họa Chernobyl và Fukushima, mà họ còn tìm thấy vật liệu từ nhiều thập kỷ thử nghiệm vũ khí hạt nhân khác.
Bà Clason cho biết: “Chúng tôi đang nói về thử nghiệm vũ khí từ những năm 1950 và 1960 trở đi, thời kỳ phát triển bom và các vũ khí nặng.”
Mặc dù nghiên cứu cho thấy rằng chất phóng xạ trong chuỗi thực phẩm chắc chắn không tốt cho chúng ta, nhưng nhóm nghiên cứu vẫn chưa rõ sự hiện diện của bụi phóng xạ hạt nhân này có ý nghĩa gì. Nhóm nghiên cứu hy vọng sẽ tìm ra tác động của nó.
Bà Clason nói: “Nồng độ các hạt nhân phóng xạ rất cao đã được tìm thấy trong một số nghiên cứu thực địa gần đây, nhưng chúng ta vẫn chưa biết tác động chính xác của chúng. Chúng tôi đang bắt tay vào hợp tác để giải quyết vấn đề này. Vì rõ ràng, đây là 1 vấn đề rất nghiêm trọng đối với môi trường thân cận và cộng đồng ở hạ nguồn. Ta cần phải tìm thấy bất kỳ mối đe dọa vô hình nào mà họ có thể gặp phải trong tương lai.”
Theo TTVN
Có gì hay ở hồ nước màu xanh ngọc bích được mệnh danh là "thiên đường trần gian" ở Canada?
Hồ Louise là một trong những địa danh du lịch nổi tiếng nhất Canada. Mặt hồ xanh màu ngọc bích đẹp như tranh chính là nguồn cảm hứng bất tận cho những bộ ảnh tuyệt đẹp của giới travel blogger
Nếu đã từng tìm hiểu về du lịch Canada hẳn nhiều người sẽ biết đến Banff - vườn quốc gia lâu đời nhất của đất nước này. Vườn quốc gia Banff có địa hình chủ yếu là đồi núi, với nhiều sông băng tuyệt đẹp và vùng đồng bằng với rừng cây quả nón dày. Đặc biệt, khu vực này còn nổi tiếng với hồ nước trong xanh có tên là Lousie. Hồ nước tuyệt đẹp mà bạn sắp thấy chính là một trong những nơi được mệnh danh "thiên đường trần gian" đấy!
@travelanddestinations
@campinghabits
Hồ Louise nằm giữa một thung lũng lớn, bao quanh là những ngọn núi hùng vỹ với thảm thiên nhiên phong phú. Chiều dài của hồ khoảng hơn năm trăm mét và được xây thành để du khách có thể ngắm cảnh hay đứng tạo dáng chụp hình kỷ niệm. Hai bên bờ hồ giáp liền với các sườn núi với những rừng thông xanh bát ngát, trải dài lên tận đỉnh núi cao đóng đầy tuyết trắng.
@vidapuraoutdoors
Trước đây, hồ mang tên Emerald, có nghĩa là ngọc lục bảo bởi sắc xanh của màu nước trong hồ. Một thời gian sau đó, hồ được đổi tên thành Louise để tôn vinh công chúa Louise Caroline Alberta, con gái thứ tư của nữ hoàng Anh Victoria.
@amazing_terra
@weddingsutra
Nếu đến đây vào mùa hè, bạn sẽ được trải nghiệm cảm giác đi ngựa lên núi hoặc chèo thuyền ra giữa hồ để ngắm cảnh. Nhưng nếu du lịch đến hồ Lousie vào mùa đông, bạn nên thử trượt tuyết trên mặt hồ đóng băng xem sao. Cũng thú vị lắm đó!
@jonathanzoeteman
@mikesugianto
Với cảnh sắc vô cùng lung linh đến mê hoặc, hồ Lousie luôn nằm trong top những địa điểm được giới travel blogger để mắt hơn cả. Dạo qua các tài khoản travel blogger hot trên Instagram, hình ảnh của hồ nước này được phủ sóng đáng kể. Cũng dễ hiểu thôi, một nơi đẹp tuyệt như thế này, ai mà chẳng thích!
Cùng ngắm những hình ảnh đẹp khác của hồ nước này, được nhiều bạn trẻ check-in nhiệt tình trên Instagram:
@swissclick_photography
@ig_shotz
@leahmacdonaldd
@photoquest21
@nicolekirshnerphotography
@travelzoo
@natalielovesbeauty
@sonyalphasclub
Theo Tri thức trẻ
Một đêm cắm trại ở Nam Cực và những kỉ niệm khó quên trong đời Không phải ai cũng có cơ hội được cắm trại qua đêm ở Nam Cực để được tận hưởng những trải nghiệm khó quên trong đời. Ắt hẳn nhiều người nghĩ rằng Nam Cực chỉ có chim cánh cụt sinh sống. Tuy nhiên giờ đây khách du lịch cũng có thể dành một ngày cắm trại để tận hưởng cuộc sống ở một...