Phát hiện lươn điện mạnh nhất thế giới ở Amazon
Qua nghiên cứu ADN, các nhà khoa học phát hiện hai loài lươn điện hoàn toàn mới trong lưu vực sông Amazon, trong đó một loài có khả năng giật điện mạnh kỷ lục.
Lươn điện sử dụng chiến thuật gây sốc để săn mồi, tự vệ và điều hướng. Nghiên cứu công bố trên tạp chí Nature Communications đưa ra giả thuyết rằng các loài lươn mới này tiến hóa từ một tổ tiên chung từ hàng triệu năm trước.
Chúng là bằng chứng cho thấy sự đa dạng sinh học đáng kinh ngạc trong vùng nhiệt đới Amazon, nơi còn nhiều bí ẩn chưa được biết đến. Nghiên cứu cũng nhấn mạnh tầm quan trọng của việc ngăn chặn hỏa hoạn và chặt phá rừng, theo Guardian.
Loài lươn điện mới có tên Electrophorus voltai có thể phát ra luồng điện lên tới 860 volt. Ảnh: AFP.
“Bất chấp tác động của con người đối với rừng Amazon trong 50 năm qua, chúng ta vẫn có thể phát hiện ra những loài cá khổng lồ như hai loài cá chình điện mới này”, C David de Santana, nhà động vật học cộng tác với Bảo tàng Lịch sử Tự nhiên Quốc gia Smithsonian, chia sẻ.
Nghiên cứu “chỉ ra rằng một số lượng lớn các loài động vật trong rừng nhiệt đới Amazon vẫn chưa được phát hiện. Trong số đó, nhiều loài có thể được dùng trong y học”, ông de Santana nói.
Ông de Santana và nhóm nghiên cứu đã quyết định mở rộng khu vực tìm kiếm loài động vật mới. Họ phát hiện ra loài lươn điện có tên Electrophorus voltai có thể phát ra luồng điện lên tới 860 volt, vượt xa kỷ lục 650 volt từng được ghi nhận.
Điều này khiến Electrophorus voltai trở thành “máy phát điện sinh học mạnh nhất từng được biết đến”. Các nhà khoa học cho rằng khả năng này nhằm thích ứng với môi trường sống ở cao nguyên, nơi độ dẫn điện trong nước giảm.
Theo Zing.vn
Video: Báo đốm ra bờ sông săn mồi, bị "báo nước" dọa cho sợ khiếp vía
Hai con báo đốm tên Medrosa và Jaju ra bờ sông uống nước thì phát hiện những con rái cá khổng lồ đang không ngừng tạo ra tiếng ồn.
Theo National Geographic, hai con báo đốm Medrosa và Jaju thường được báo đốm mẹ dẫn đi săn, chứng kiến mẹ "làm thịt" cá sấu caiman một cách dễ dàng.
"Báo đốm mẹ Patricia là thợ săn cá sấu caiman cừ khôi. Nhưng chúng tôi chưa từng ghi nhận việc nó đối đầu với rái cá", Rafael Hoogesteijn, nhà nghiên cứu về bảo tồn động vật hoang dã ở Brazil nói.
"Hai con báo đốm nhỏ tuổi có lẽ vì vậy mà không biết xử lý thế nào khi đụng độ với rái cá". Ở Brazil, nhiều người bản địa còn gọi rái cá là "báo nước".
Các nhà nghiên cứu Brazil từng duy nhất một lần báo đốm săn được rái cá. Năm 2012, con rái cá khổng lồ đang ngủ bên dưới một cành cây ở Amazon thì bị báo đốm lao tới cắn chết.
Báo đốm lần đầu bắt gặp rái cá khi ra bờ sông uống nước.
"Rái cá rất tự tin khi ở dưới nước, chúng biết nhờ vào môi trường nước để tránh bị báo đốm tấn công", Esteban Payan, một nhà thám hiểm Nam Mỹ của National Geographic nói. "Nói cách khác, những con báo đốm chỉ có một cách duy nhất săn được rái cá là tận dụng sự bất ngờ".
Ailton Lara, giám đốc của Pantanal Nature, nói "rái cá nhanh hơn báo đốm nhiều khi chúng ở dưới nước". Vài tuần trước, Lara chứng kiến cảnh một con báo đốm đực định săn gia đình rái cá. "Rái cá đực gây ra tiếng ồn lớn, không ngừng quẫy nước khiến con báo đốm tỏ vẻ sợ hãi".
Trong video, khi đàn rái cá đồng loạt "hù dọa" thì con báo đốm đã vội bỏ chạy lên bờ. Theo các nhà nghiên cứu, cả báo đốm và rái cá đều là mục tiêu đi săn của con người nên số lượng hai loài này đã giảm mạnh.
"Chúng hiếm có cơ hội chạm trán nhau và rất khó để con người có cơ hội quan sát được", Luke Hunter, người đứng đầu trung tâm bảo tồn ở Panthera, Brazil nói.
Theo Danviet
Hàng loạt bang của Mỹ điều tra Facebook cáo buộc cản trở cạnh tranh Một cuộc điều tra được dẫn đầu bởi tổng chưởng lý bang New York sẽ được tiến hành để xem liệu Facebook có vi phạm luật chống độc quyền bằng cách cản trở cạnh tranh hay không. Theo Reuters, đây là cuộc điều tra của các quan chức tư pháp bang thuộc cả hai đảng nhắm vào gã khổng lồ công nghệ Mỹ....