Phát hiện loài vật tuyệt chủng 137 năm ở Ấn Độ
Một loài ếch cây đặc biệt được cho rằng đã tuyệt chủng hơn một thế kỷ trước vừa được tìm thấy ở Ấn Độ.Loài ếch này được tìm thấy trong rừng rậm đông bắc Ấn Độ bởi nhà sinh vật học nổi tiếng người Ấn Sathyabhama Das Biju và một nhóm các nhà khoa học.
Loài ếch lạ có kích thước cỡ một quả bóng golf, sống trong các hốc cây cao hơn mặt đất khoảng 6 m, giúp chúng khó bị phát hiện. Biju kể lại: “Chúng tôi nghe được cả một bản hòa nhạc vang xuống từ ngọn cây cao. Thật kỳ diệu!”
Ếch Frankixalus jerdonii chủ yếu ăn thực vật, không ăn côn trùng hay ấu trùng. (Ảnh: AP)
Tuy nhiên, các nhà khoa học cho rằng lý do đến nay mới tìm thấy loài ếch đơn giản là vì rất ít nhà khoa học hoạt động trong khu vực hẻo lánh này.
Một điểm đặc biệt khác ở loài ếch này là ếch cái đẻ trứng đã thụ tinh vào các hốc cây chứa đầy nước, sau đó trở lại khi chúng đã nở thành nòng nọc, cho chúng ăn trứng chưa được thụ tinh. Khác với các loài ếch khác, khi trưởng thành, loài ếch này chỉ ăn thực vật, không ăn côn trùng hay ấu trùng.
Video đang HOT
Miệng nòng nọc Frankixalus không có răng để dễ hút trứng. (Ảnh: AP)
Với phát hiện này, người ta hy vọng có thể tìm thấy loài ếch này ở nhiều nơi khác, trong khu vực rộng lớn từ Trung Quốc đến Thái Lan.
Sau khi phân tích ADN, các nhà khoa học đã phân loại lại, xếp loài ếch này vào một chi động vật hoàn toàn mới, đặt tên mới. Tên gọi cũ của chúng là Polypedates jerdonii, theo tên của nhà động vật học người Anh Thomas Jerdon đã khám phá ra mẫu vật đầu tiên vào năm 1870. Giờ đây, chúng đã được đổi tên thành Frankixalus jerdonii, theo tên Franky Bossuyt, cố vấn của Biju.
Mắt nòng nọc Frankixalus ở gần đỉnh đầu hơn so với loài khác, để thấy được trứng thả vào hốc cây. (Ảnh: AP)
Nhà sinh vật học Biju nổi tiếng là người ếch ở Ấn Độ vì đã phát hiện 89 trong 350 loài ếch trên cả nước. Mặc dù từ đó đến nay người ta đã tìm thấy một số lượng đáng kể loài ếch cây này nhưng Biju cảnh báo điều đó không có nghĩa là chúng được an toàn, vì rừng nhiệt đới đang bị phá hủy ở mức độ đáng báo động, lấy đất để con người trồng trọt và sinh sống.
Hoàng Phương
Theo_PLO
Đức muốn phối hợp với Iran giảm bớt xung đột tại Trung Đông
Ngoại trưởng Đức cho rằng Iran là chìa khóa giải quyết xung đột ở Trung Đông, đặc biệt là tại Syria và Yemen.
Ngoại trưởng Đức Frank-Walter Steinmeier hôm 19/1 cho biết, Đức muốn phối hợp với Iran ngằm giúp giảm bớt xung đột trong khu vực, đặc biệt là ngăn chặn leo thang căng thẳng với Saudi Arabia.
Ngoại trưởng Iran Zarif (trái) bắt tay Ngoại trưởng Đức Steinmeier. Ảnh: Daily Star.
Cuối tuần qua, Mỹ, Liên minh châu Âu, Liên Hợp Quốc đã dỡ bỏ lệnh trừng phạt Iran theo một thỏa thuận hạt nhân ký vào tháng 7 năm ngoái, trong đó Đức là 1 bên tham gia kí kết.
Ngoại trưởng Walter Steinmeier cho rằng, Iran là chìa khóa cho sự ổn định khu vực, đặc biệt có thể giúp giải quyết xung đột ở Syria, Yemen. Ông nhấn mạnh, cần sự hỗ trợ của Iran để làm dịu các cuộc khủng hoảng ở Trung Đông và tái thiết lập ổn định cho khu vực.
Theo Ngoại trưởng Đức, chấm dứt chiến tranh ở Syria là yếu tố quan trọng để giải quyết cuộc khủng hoảng người tị nạn ở châu Âu, châu lục đang bất đồng sâu sắc về việc chia sẻ gánh nặng tiếp nhận dòng người nhập cư.
Về tranh chấp giữa Iran và Saudi Arabia liên quan đến cuộc chiến ở Yemen và việc Saudi Arabia xử tử một giáo sỹ dòng Shiite, Ngoại trưởng Đức cho rằng những căng thẳng này không thể sớm tan biến nhưng vẫn có thể xây dựng niềm tin giữa Iran và Saudi Arabia - 2 quốc gia có ảnh hưởng nhất ở Trung Đông./.
Theo_VOV
Tổng thống Mỹ coi thường hay e sợ Nga-Trung? Ông Obama cho rằng Mỹ mới là bên đặt ra luật chơi chứ không phải Trung Quốc, trong khi Nga đang dồn sức chống đỡ ở Ukraine và Syria. Sáng 13/1 theo giờ Việt Nam, Tổng thống Mỹ Barack Obama đã đọc Thông điệp Liên bang cuối cùng của mình trước quốc hội Mỹ. Ông Obama đã đề cập tới nhiều vấn đề...