Phát hiện loài vật mới sống trong miệng cá mập
Các nhà nghiên cứu Nhật Bản đã phát hiện một loại động vật giáp xác mới, chưa từng biết đến trước đây, sinh sống hoàn toàn bên trong miệng của những con cá mập.
Theo AFP, miệng của một con cá mập không có vẻ gì là môi trường sinh sống lý tưởng, nhưng các nhà nghiên cứu đã phát hiện ra một loài vật mới, cùng họ với tôm, cư trú trong không gian đặc biệt này.
Những con vật nhỏ bé này thuộc một bộ giáp xác nhỏ, được biết đến với khả năng sống sót khỏe mạnh ở nhiều môi trường, phân bố từ núi cao tới biển sâu.
Mặc dù vậy, trưởng nhóm nghiên cứu của Đại học Hiroshima, phó giáo sư Ko Tomikawa cho biết ông vẫn hết sức ngạc nhiên khi phát hiện chúng sinh sống trong miệng của một con vật khác.
“Loài động vật này thường dài từ 3-5 cm, và thật kinh ngạc vì chúng có thể sống trong rất nhiều môi trường khác nhau. Nhưng tôi không nghĩ là chúng tôi lại thấy chúng trong miệng của một con cá mập voi”, ông Tomikawa nhận định.
Video đang HOT
Một con cá mập voi khi mở miệng. Ảnh: New York Times.
Loài này được đặt tên là podocerus jinbe – bắt nguồn từ tên gọi của cá mập voi trong tiếng Nhật là jinbe zame.
Các nhà nghiên cứu cho biết loài vật mới được phát hiện có màu nâu, dài khoảng 5 mm và có những cái chân đầy lông để giúp chúng giữ các chất hữu cơ trong nước làm thức ăn.
“Miệng của cá mập voi có lẽ là môi trường phù hợp vì nước biển trong lành (do cá mập phải mở miệng để thở vì vậy nước biển ra vào nơi đây thường xuyên), và đó cũng là nguồn thức ăn cho chúng”, ông Tomikawa giải thích về việc tại sao loài vật mới lại sống trong môi trường này.
Mọi chuyện bắt đầu khi một thủy cung ở phía nam tỉnh Okinawa liên lạc với ông Tomikawa vì tò mò không biết loài gì đang sống bên trong miệng của một con cá mập voi ở đó.
Ông Tomikawa cho biết hàng nghìn con podocerus jinbe đã được phát hiện bên trong miệng của con cá mập này.
Theo news.zing.vn
Phát hiện 1.000 sinh vật sống trong miệng cá mập voi tại Nhật Bản
Khoảng 1.000 sinh vật thuộc loài giáp xác sống khá "sung túc" trong miệng cá mập voi Nhật Bản nhờ nguồn thức ăn dồi dào và cực kỳ an toàn vì không phải đối mặt với kẻ săn mồi nào.
Cá mập voi Nhật Bản "nuôi" hơn 1.000 sinh vật trong khoang miệng. (Nguồn: NHK)
Các nhà nghiên cứu Nhật Bản mới đây phát hiện một loài sinh vật nhỏ giống tôm sinh sống trong miệng cá mập voi.
Các sinh vật nhỏ bé nói trên thuộc nhóm sinh vật giáp xác "gammaridea" có khả năng sống khỏe trong các môi trường khác nhau từ núi cao cho tới biển sâu.
Trưởng nhóm nghiên cứu, phó giáo sư Ko Tomikawa tại Đại học Hiroshima, cho biết một công viên hải dương tại tỉnh Okinawa, miền Nam Nhật Bản, đã liên hệ với các nhà nghiên cứu để hỏi về một loài sinh vật lạ đang sống trong miêng một con cá mập voi tại công viên này.
Phó giáo sư Ko Tomikawa cùng các cộng sự đã tìm hiểu và bất ngờ phát hiện khoảng 1.000 sinh vật giáp xác trong khe mang ở miệng cá mập voi này.
Một loài giáp xác sống trong miệng cá mập voi Nhật Bản (Nguồn: phys.org)
Sinh vật thân màu nâu, dài khoảng 3-5cm, có lông ở chân giúp chúng quắp thức ăn là các chất hữu cơ.
Lý giải về việc các sinh vật này sống trong miệng cá mập voi, nhà nghiên cứu Ko Tomikawa cho rằng đây có thể là một môi trường sống lý tưởng vì chứa nguồn nước biển sạch cần thiết để hô hấp cũng như chứa nguồn thức ăn dồi dào.
Miệng cá mập voi cũng là một môi trường an toàn đối với loài sinh vật trên vì không có bất cứ loài săn mồi nào./.
Minh Tâm
Theo vietnamplus.vn
Liên hiệp quốc cảnh báo tác động tàn phá của biến đổi khí hậu Biến đổi khí hậu đang đẩy nhanh quá trình các đại dương ấm dần lên, mực nước biển dâng cao lên, băng đá tan chảy và gây ra các vấn đề môi trường khác, theo phúc trình của Ủy ban Liên chính phủ về Biến đổi khí hậu thuộc Liên hiệp quốc. Phúc trình cũng khuyến cáo rằng nếu hiện tượng ấm lên...