Phát hiện loài thực vật lớn nhất thế giới, che phủ diện tích bằng 20.000 sân bóng
Loài thực vật lớn nhất từng được biết đến trên Trái đất chính là một cây cỏ dải băng ở ngoài khơi Australia.
Cận cảnh cây cỏ dải băng lớn nhất thế giới. Ảnh: BBC
Với phương pháp xét nghiệm di truyền, các nhà khoa học đã xác định một thảm cỏ lớn dưới nước ở Tây Australia thực chất chỉ là một cái cây đơn lẻ.
Cây cỏ biển trên được cho là đã phát triển từ một hạt giống trong ít nhất 4.500 năm và lan rộng 200km vuông, tương đương diện tích của 20.000 sân bóng đá.
Nhóm nghiên cứu tình cờ phát hiện cây cỏ biển khổng lồ này tại Vịnh Shark, cách thành phố Perth khoảng 800km về phía bắc, trong lúc tìm hiểu sự đa dạng di truyền của loài cỏ dải băng thường được tìm thấy dọc theo bờ biển Australia.
Các nhà nghiên cứu đã thu thập mẫu cỏ ở khắp vịnh và kiểm tra 18.000 mã di truyền để tạo ra một dấu hiệu nhận biết riêng cho mỗi mẫu. Mục tiêu ban đầu của họ là xác định xem có bao nhiêu loài thực vật trong đồng cỏ này, nhưng bất ngờ thay, câu trả lời lại là: một.
Video đang HOT
Một phần thảm cỏ dải băng tại Vịnh Shark khi nhìn từ trên cao. Ảnh: BBC
Bà Jane Edgeloe, tác giả chính của nghiên cứu cho biết đây chính là cái cây lớn nhất từng được biết đến trên Trái đất. Loại cây này còn gây chú ý vì có thể phát triển ở khắp vùng vịnh mặc dù có những điều kiện khác biệt.
Tiến sĩ Elizabeth Sinclair, một trong những nhà nghiên cứu, cho biết: “Nó có vẻ rất kiên cường, khi chống chọi được nhiều loại nhiệt độ và độ mặn, cùng với điều kiện ánh sáng cực cao”.
Loài cỏ dải băng này thường phát triển như một bãi cỏ với tốc độ lên đến 35cm một năm. Đây là cách các nhà nghiên cứu ước tính nó đã mất 4.500 năm để phát triển thành kích thước như hiện nay.
Nghiên cứu trên vừa được công bố trên tạp chí Proceedings of the Royal Society B.
Cận cảnh thực vật lớn nhất Trái Đất rộng 200 km2
Các nhà nghiên cứu phát hiện ra thực vật lớn nhất thế giới, một đồng cỏ rộng lớn ngoài khơi bờ biển Tây Australia với tổng diện tích 200 km2.
Đồng cỏ đặc biệt ở bờ biển Australia được công bố là loài thực vật lớn nhất thế giới. Loài thực vật khổng lồ có tên là Posidonia australis, bắt đầu sống cách đây khoảng 4.500 năm, khi người Ai Cập cổ đại xây dựng đại kim tự tháp Giza.
Cận cảnh thực vật lớn nhất Trái Đất rộng 200 km2
Có những loài cỏ biển và thực vật trên cạn lâu đời hơn ở những nơi khác trên thế giới, nhưng không có loài nào lớn như thế này.
Martin Breed, nhà sinh thái học của Đại học Flinders, đồng tác giả nghiên cứu cho biết nó giống như bãi cỏ rộng lớn, phát triển qua thân rễ. Có một số phần bãi cỏ đã chết nhưng còn rất nhiều phần còn sống, tươi xanh.
Toàn bộ khu vực rộng lớn chỉ phát triển từ một cây con và lan rộng bằng cách nhân bản chính nó.
Jane Edgeloe, nhà nghiên cứu chính trong dự án cho biết họ đã lấy mẫu chồi từ các đồng cỏ biển trong khu vực Vịnh Shark, sau đó kiểm tra 18.000 dấu hiệu di truyền để tạo ra hồ sơ của cây.
Toàn bộ 200 km2 đồng cỏ hiện tại dường như đã được mở rộng từ một cây con đơn lẻ. Các nhà nghiên cứu hiện đã thiết lập một loạt các thí nghiệm ở Vịnh Shark để tìm hiểu cách thực vật tồn tại và phát triển trong những điều kiện biến đổi như vậy.
Cận cảnh thực vật lớn nhất Trái Đất rộng 200 km2
Cỏ biển là loài thực vật sống ở biển có rễ và hoa giống như thực vật trên cạn. Chúng phát triển ở vùng nước nông ven biển có nhiều ánh sáng và đáy cát hoặc bùn. Có rất nhiều loài phụ thuộc vào cỏ biển, bao gồm cả một quần thể cá lớn di chuyển giữa các đồng cỏ khác nhau trong năm.
Ở Vịnh Shark, khoảng 36% cỏ biển đã bị tàn phá bởi đợt nắng nóng này, với hệ sinh thái vẫn đang phục hồi cho đến ngày nay.
Theo các chuyên gia, từ năm 2010 đến năm 2011, Tây Australia đã trải qua một đợt nắng nóng trên biển chứng kiến nhiệt độ tăng cao ở một số vùng nước ven biển.
Trước đó, loài thực vật nắm giữ kỷ lục là cây lớn nhất thế giới về mặt diện tích thuộc về cây dương ở Utah, Mỹ với biệt danh Pando.
Chỉ từ một cây ban đầu, Pando đã tự nhân bản thành nhiều cây tương tự được kết nối bởi một hệ thống rễ. Pando chỉ bao phủ khoảng 0,4 km2, nhỏ hơn thảm cỏ biển ở Australia khoảng 400 lần.
Campuchia kêu gọi người dân đừng hái cây 'của quý' Campuchia mới đây kêu gọi người dân đừng hái một loài thực vật quý hiếm thuộc chi nắp ấm, với bộ phận nhìn giống "của quý" của nam giới. Hình ảnh do Bộ Môi trường Campuchia đăng, kèm khuyến cáo nên bảo tồn loài thực vật quý hiếm BỘ MÔI TRƯỜNG CAMPUCHIA Bộ Môi trường Campuchia kêu gọi người dân đừng hái một...