Phát hiện loài sinh vật sống đầu tiên phát sáng màu xanh ở Nam Mỹ
Tác giả nghiên cứu Cassius Stevani, từ Viện Hóa học của Đại học São Paulo nhấn mạnh đây là lần đầu tiên các nhà khoa học ghi nhận hiện tượng phát xạ màu xanh từ một sinh vật sống trên đất liền ở Nam Mỹ.
“Chúng tôi trước đó đã tiến hành nghiên cứu khoa học về nấm phát quang sinh học trong cùng khu vực trong gần 20 năm. Nhóm của tôi chịu trách nhiệm cho gần 20% tất cả các loài nấm phát quang sinh học trên thế giới. Chúng tôi đã tìm thấy 15 trên 102 loài ở cùng khu vực này”, Cassius Stevanicho biết.
Hình ảnh loài ấu trùng kì lạ có khả năng phát sáng xanh.
Loài sinh vật kì lạ được xác định là một loại ấu trùng có tên chính thức là Neoceroplatus betaryiensis, được thu thập từ những cây mục trong thời kỳ mưa và nóng đặc biệt, với độ ẩm tương đối 90%.
Khi bị chạm vào, ấu trùng ngừng sẽ phát quang đuôi và hai đốm gần mắt. Chúng chỉ ngừng phát sáng khi không còn cảm thấy kích động hay sự hiện diện của động vật ăn thịt.
“Các ấu trùng rất năng động, đặc biệt là vào ban đêm, có thể di chuyển liên tục trong khi bị bao phủ hoàn toàn bởi chất nhầy. Khi bị quấy rầy, chúng nhanh chóng di chuyển dưới chất nhầy của chúng”, các nhà nghiên cứu viết trong báo cáo khoa học.
Video đang HOT
Tuy nhiên, có khác thường về một trong những mẫu vật được thu thập từ mặt dưới của một chiếc lá rơi. Ấu trùng này phát sáng khắp cơ thể của nó và thể hiện những gì nhóm nghiên cứu gọi là hành vi kỳ quái đó là di chuyển chậm hơn và ẩn nấp ít hơn so với đồng loại.
Ánh sáng khuếch tán tìm thấy trong sinh vật này có thể là kết quả của phản ứng phòng thủ chống lại ký sinh trùng hoặc hậu quả của tổn thương nội tạng lan truyền vật liệu dọc theo cơ thể của ấu trùng. Tuy nhiên, nó cũng có thể thuộc về một loài mới.
Côn trùng phát sáng màu xanh rất hiếm trong tự nhiên, với sự phát quang sinh học như vậy thường dành cho các sinh vật khác, chẳng hạn như tảo, sao biển và cá. Do đó, khám phá mới đã mở ra một hướng nghiên cứu mới có thể có những ứng dụng sâu rộng trong công nghệ sinh học và các dấu hiệu gene.
Nhóm nghiên cứu phát hiện ra rằng ấu trùng có chứa protein lưu trữ luciferin được gọi là SBF. Trong tương lai, nhóm nghiên cứu dự kiến sẽ phân lập luciferin và sử dụng các kỹ thuật hình ảnh để xác định cấu trúc của nó.
Khôi Nguyên
Theo dantri.com.vn/IFL Science
Bí ẩn bị chôn vùi sau ánh hào quang của kim tự tháp Ai Cập
Kim tự tháp Ai Cập là một trong 7 kì quan thiên nhiên của thế giới cổ đại. Nơi đây lại ẩn chứa những điều kì bí mà ngày cả những nhà khoa học cũng chưa thể lí giải.
Ở đâu trên thế giới này chứa nhiều những sựvà rùng rợn bậc nhất, chắc chắn đáp án là tại Ai Cập và cụ thể hơn là kim tự tháp Ai Cập. Được xây dựng từ thế kỉ 26 TCN, là một tổng thể gồm 3 kim tự tháp với chiều cao đỉnh ở tháp cao nhất là 145,75m.
Đã có rất nhiều những cuốn sách, những bộ phim kể về truyền thuyết ở đây. Nhưng thật ra vẫn còn vô vàn bí mật mà chưa ai có thể "vén" ra được.
Kim tự tháp Ai Cập là một trong 7 kì quan thế giới cổ đại còn tồn tại đến ngày nay.
Theo tính toán, mỗi kim tự tháp Ai Cập cần đến hàng triệu khối đá để xây dựng. Như kim tự tháp Giza, phải mất gần 2,3 triệu khối đá để hoàn thiện mỗi khối nặng từ 2 tấn đến 50 tấn.
Trước đây, nhiều người nghĩ rằng nô lệ và tù binh là lực lượng chính để xây dựng khu mộ này, nhưng thật ra đó chính là những người dân được thuê và được trả tiền.
Và mọi người vẫn chưa lí giải nổi, tại sao người Ai Cập cổ đại có thể di chuyển các khối đá lớn đến vậy để xây dựng kim tự tháp.
Kim tự tháp Giza có tất cả ba buồng mai táng, một nằm dưới nền đá,bên trên là buồng hoàng hậu và trên cùng là buồng của Pharaoh.
Để giúp kim tự tháp phát sáng, người Ai Cập cổ đại đã bao phủ lên những tảng đá to một lớp vật liệu làm từ vôi trắng và có độ bóng cao.
Nhờ vậy, kim tự tháp sẽ tự phát sáng mỗi khi có ánh nắng mặt trời chiếu vào. Khi các kim tự tháp chưa sứt mẻ, nhiều người còn đồn đoán rằng đứng ở Mặt trăng cũng có thể nhìn thấy kì quan cổ đại này phát sáng.
Một kì quan đã chứng kiến mọi thay đổi của lịch sử.
Thời gian trôi qua nhưng kim tự tháp Ai Cập vẫn đứng đó trường tồn như một lời thách thức dành cho vạn vật trên thế giới.
Điều này được tạo ra bởi lớp vữa có độ dính cao, nhưng đến nay thành phần của loại vữa này có những gì thì chưa ai tìm ra nổi.
Để có thể xây dựng một kim tự tháp Ai Cập người ta sẽ mất khoảng 200 năm, điều đó có nghĩa là sẽ có thời điểm các kim tự tháp được xây dựng cùng một lúc.
Theo doanhnghiepvn.vn/TTVH
Xem ấu trùng dùng đá và tơ tạo nên "bộ áo giáp" kiên cố nhất thế giới động vật Là loài côn trùng có cánh sống trên cạn nhưng lại nở ra dưới nước, ấu trùng của bộ Cánh lông buộc phải tự bảo vệ mình bằng cách "dệt" nên một trong những bộ giáp kiên cố nhất thế giới động vật. Sử dụng chính những viên sỏi nhỏ dưới lòng sông, suối, hồ làm vật liệu và tơ làm chất kết...