Phát hiện loài sâu ‘ăn được nhựa’ mở ra triển vọng giải quyết hàng tỷ tấn rác thải nhựa cho toàn cầu
Việc phát hiện loài sâu “ăn được nhựa” hết sức tình cờ, khi một nhà khoa học bỏ chúng vào túi nylon và nhận thấy có những lỗ thủng li ti.
Mỗi phút trôi qua, cả thế giới sử dụng đến 2 triệu túi nhựa và túi nylon. Con số này tương đương với việc mỗi năm chúng ta sử dụng đến cả nghìn tỷ tấn rác thải nhựa và một tỷ lệ không nhỏ trong đó đã lọt ra đại dương, gây ra những hậu quả cực kỳ nghiêm trọng cho đời sống sinh vật và môi trường.
Giới khoa học và các nhà chức trách đã đưa ra nhiều giải pháp, trong đó có cả những quy định hạn chế sử dụng túi nhựa, thậm chí là cấm sử dụng ống hút nhựa như tại Anh. Tuy nhiên, vấn đề này vẫn đang hết sức nan giải, trở thành một vấn đề nổi cộm mà nhân loại cần giải quyết ngay càng nhanh càng an toàn.
Mới đây, các nhà khoa học phát hiện ra một sinh vật có tên “ sâu sáp”. Đây vốn là một loài sâu sống ký sinh trong các tổ ong, thường xuyên ăn sáp do ong tạo ra. Điều lạ là loài sâu này thường được con người mua về làm mồi cho các loài vật nuôi khác như cá và thằn lằn.
Mãi đến năm 2017, loài sâu này bỗng trở nên đặc biệt khi các nhà khoa học tin rằng, chúng chính là đáp án để giải quyết viễn cảnh Trái Đất bị tàn phá bởi rác thải nhựa bởi chúng có thể ăn được nhựa theo đúng nghĩa đen.
Video đang HOT
Khả năng này của sâu sáp được phát hiện ra hết sức tình cờ. Người đầu tiên phát hiện ra điều này là Giáo sư Federica Bertocchini, một người nuôi ong. Vào một ngày bà bắt sâu sáp ở tổ ong bỏ vào một chiếc túi nylon thì chợt sau đó bà phát hiện ra nhiều chiếc lỗ nhỏ đã xuất hiện.
Cảm thấy nghi ngờ, Bertocchini cùng 2 cộng sự là Paolo Bombelli và Christopher J. Howe đã quyết định thực hiện một thí nghiệm quy củ hơn với hơn 100 con sâu. Họ đặt những con sâu vào trong một chiếc túi nhựa rồi theo dõi. Kết quả, những chiếc lỗ li ti bắt đầu xuất hiện sau khoảng 40 phút và trong vòng 12h kế tiếp, khối lượng chiếc túi giảm đi 92 mg.
Để xác định xem liệu loài sâu này có thực sự ăn nhựa hay đơn giản chỉ là phá rách nó, nhóm chuyên gia quyết định nghiền nát một vài con sâu rồi bôi lên chiếc túi. Kết quả, các lỗ thủng vẫn xuất hiện.
Bertocchini cho rằng, bí mật nằm ở một loại enzyme có trong cơ thể sâu sáp. Thức ăn chính của loài sâu này ăn sáp ong, vốn là một dạng “nhựa tự nhiên” có thành phần polymer. Vậy nên chuyện chúng có thể tiêu hóa nhựa cũng không có gì quá khó hiểu.
Vậy là chúng ta đã có chìa khóa để giải quyết rác nhựa. Câu chuyện bây giờ chỉ là làm sao để tăng hiệu quả xử lý rác của chúng, và tìm hiểu xem liệu tăng số lượng sâu có gây ảnh hưởng nặng đến môi trường hay không thôi.
Helino
Theo ngoisao.vn
Thuyền làm từ nhựa tái chế truyền cảm hứng cho chiến dịch 'Làm sạch biển'
Chiếc thuyền buồm truyền thống đầu tiên trên thế giới Flipflopi được làm hoàn toàn từ nhựa tái chế đã hoàn thành hành trình lịch sử 500 km từ đảo Lamu, Kenya, đến đảo Zanzibar, Tanzania.
Con thuyền đã truyền cảm hứng và góp phần nâng cao nhận thức về ô nhiễm nhựa ở đại dương - một trong những thách thức môi trường lớn nhất thế giới hiện nay.
Chiếc thuyền buồm truyền thống đầu tiên trên thế giới Flipflopi được làm hoàn toàn từ nhựa tái chế. Ảnh: Reuters
Phóng viên TTXVN tại châu Phi dẫn thông báo ngày 12/2 của Cơ quan Môi trường Liên hợp quốc (UNEP) cho biết Flipflopi là dự án chung của UNEP và nhà điều hành du lịch Kenya Ben Morison, được triển khai từ năm 2016.
Thợ thủ công bậc thầy Ali Skanda ở đảo Lamu cùng một nhóm tình nguyện viên đã thiết kế, hoàn thiện Flipflopi với chiều dài 9m theo phong cách Arab và sử dụng 10.000 tấn nhựa tái chế.
Tên của chiếc thuyền được lấy cảm hứng từ 30.000 đôi dép xỏ ngón được tái sử dụng để trang trí, tạo cho thân tàu những gam màu rực rỡ.
Chiến dịch 'Làm sạch biển' của UNEP đã sử dụng chiếc thuyền đặc biệt Flipflopi cho hành trình dọc bờ biển Đông Phi, bắt đầu từ ngày 23/1 đến ngày 7/2, nhằm truyền cảm hứng cho người dân châu Phi nói riêng và trên thế giới nói chung nâng cao nhận thức về sự nguy hiểm của ô nhiễm nhựa.
Trong chuyến hành trình, Flipflopi đã dừng tại một số điểm, bao gồm các thị trấn ven biển Kipini, Malindi và Mombasa của Kenya, tuyên truyền cho người dân địa phương biện pháp ngăn chặn sự phát tán chất thải nhựa độc hại.
UNEP cũng phối hợp tổ chức các hội thảo nhằm giúp các cộng đồng hiểu rõ hơn về hậu quả của rác thải nhựa trong các đại dương, hướng dẫn trẻ em cách tạo ra những đồ vật mới hữu ích từ những chai nhựa đã sử dụng.
Tất cả các cảng mà thuyền Flipflopi ghé thăm đều công bố các cam kết lịch sử để chống ô nhiễm biển, trong đó cam kết đóng cửa bãi rác Kibarani, Mombasa, Kenya, vốn là nguồn thải nước độc hại ra đại dương. Bãi rác Kibarani hiện đang được khôi phục và trồng cây, trong khi chất thải sẽ được xử lý tại một địa điểm mới theo cách có trách nhiệm với môi trường hơn.
Một kết quả tích cực khác của chiến dịch là 29 doanh nghiệp, bao gồm 22 khách sạn, đã quyết định giảm rác thải nhựa với việc cấm sử dụng chai nhựa và ống hút nhựa.
Với dự án Flipflopi, Chính phủ Kenya thể hiện rõ hơn quyết tâm trở thành nước tiên phong trong việc giải quyết ô nhiễm nhựa. Tháng 8/2017, Kenya đã ban hành lệnh cấm nghiêm ngặt nhất thế giới về túi nhựa - những đối tượng sản xuất, bán hoặc sử dụng túi nhựa có nguy cơ nhận án tù tới 4 năm hoặc bị phạt 40.000 USD.
Dự kiến, Flipflopi sẽ tiếp tục hành trình đến thủ đô Nairobi của Kenya từ ngày 11 - 15/3/2019, đúng dịp các nguyên thủ quốc gia, bộ trưởng môi trường, nhà hoạt động môi trường, các nhà đổi mới sáng tạo, tổ chức phi chính phủ và CEO của các công ty đa quốc gia tham dự Hội nghị Môi trường LHQ lần thứ tư - diễn đàn cấp cao nhất thế giới về môi trường.
Năm 2017, UNEP đã phát động chiến dịch 'Làm sạch biển' để kêu gọi các chính phủ, doanh nghiệp và người dân thế giới vào năm 2022 chấm dứt sử dụng các sản phẩm là nguồn chính gây ra rác thải biển - hạt nhựa nhỏ trong mỹ phẩm cũng như lạm dụng, lãng phí sản phẩm nhựa sử dụng một lần.
Mỗi năm, các đại dương trên toàn thế giới phải hứng chịu hơn 8 triệu tấn chất thải nhựa, ảnh hưởng nghiêm trọng tới các môi trường sống của các loài thủy sinh, hoạt động ngư nghiệp, du lịch biển và gây thiệt hại ít nhất 8 tỷ USD cho hệ sinh thái biển. Chất thải nhựa chiếm khoảng 80% phần trăm lượng rác đổ xuống đại dương hằng năm.
Đình Lượng
Theo netnews.vn
Tên cướp bí ẩn trả lại 100 triệu đồng cho nạn nhân cùng tâm thư dài 3 trang giấy Số tiền 100 triệu đồng được phát hiện trước UBND phường An Phú (Bình Dương) trong một túi nylon, kèm theo bức tâm thư dài 3 trang nhờ công an gửi cho nạn nhân. Ngày 1/2, Công an phường An Phú, TX. Thuận An, Bình Dương xác nhận đơn vị này vừa trả lại số tiền 100 triệu đồng cho nạn nhân bị...