Phát hiện loài ốc anh vũ cực hiếm
Các nhà sinh vật học vừa chụp lại được hình ảnh của loài ốc anh vũ cực hiếm sống dưới lòng đại dương, theo NBC News.
Ốc anh vũ cực hiếm thuộc chi Allonautilus (dưới) và ốc anh vũ thuộc chi Nautilus (trên) – Ảnh chụp màn hình NBC News
Allonautilus scrobiculatus là một loài ốc anh vũ thuộc chi Allonautilus, có họ hàng với mực. Chúng sống dưới đáy biển và có vỏ khác với những loài ốc anh vũ thuộc chi Nautilus. Vỏ của chúng có lông và chất nhầy giúp chúng thoát khỏi hàm răng của những kẻ săn mồi nơi biển cả.
Nhà sinh vật học Peter Ward của Đại học Washington đã tìm thấy loài ốc này ngoài khơi Papua New Guinea. Ward và đồng nghiệp của mình là Bruce Saunders đã từng nhìn thấy loài Allonautilus vào năm 1984, và từ đó trở đi không thấy chúng nữa.
Ward và các đồng nghiệp đã may mắn bắt gặp cùng lúc hai loài ốc anh vũ khi đang tìm kiếm dưới đáy biển. “Chúng ở gần hòn đảo nhỏ bé này. Đây có lẽ là loài động vật hiếm nhất thế giới”, Ward cho biết.
Ốc anh vũ được xem là hóa thạch sống. Các nhà khoa học tìm thấy hóa thạch của một số loài động vật giống ốc anh vũ có niên đại 500 triệu năm trước. Điều đó có nghĩa là chúng sống cùng thời với khủng long và không bị tuyệt chủng.
Tuy nhiên hiện nay, việc đánh bắt quá mức đang khiến loài động vật quý hiếm này có nguy cơ biến mất vĩnh viễn.
Video đang HOT
Uyên Lê
Theo Thanhnien
Ngắm trang phục vô cùng độc đáo của các bộ tộc thổ dân
Có những bộ tộc thổ dân thường khoác lên mình trang phục rực rỡ nhất, nhưng có những bộ tộc lại không mặc gì như người nguyên thủy.
Các bộ tộc thổ dân ở Papua New Guinea thường khoác lên mình trang phục rực rỡ nhất. Theo đó, họ sử dụng lông chim thiên đường để trang trí mũ đội đầu, áo lễ, trang phục truyền thống. Loại lông chim rực rỡ này là biểu tượng của vẻ đẹp và sự quyến rũ. Một số bộ tộc ở Papua New Guinea thường đeo tóc giả, vẽ mặt và sử dụng lông của các loài chim quý hiếm, các phụ kiện cỡ lớn làm nên bộ trang phục độc, lạ. Trong khi đó, bộ tộc Bana sinh sống ở phía Đông sông Omo, Ethiopia sử dụng các loại hạt, vỏ sò, nắp chai để kết thành những phụ kiện làm đẹp độc đáo, rực rỡ sắc màu như vòng tay, vòng cổ. Phụ nữ ở bộ tộc Banna sống ở vùng cao nguyên phía đông của sông Omo, Ethiopia với trang phục bắt mắt, có nhiều họa tiết giống hoa lá. Những cô gái dân tộc Miêu, Trung Quốc gây ấn tượng với mọi người bởi mái tóc đồ sộ. Họ thường đội một bộ tóc giả lớn được kết từ tóc của tổ tiên đã qua đời. Phụ nữ dân tộc thiểu số Miao sống ở tỉnh Quý Châu, Trung Quốc ăn vận trang phục có nhiều họa tiết, tóc búi cao và trang sức khá ấn tượng. Giống như hầu hết các bộ tộc trên thế giới, dân tộc Miêu Đỏ ở tỉnh Quảng Tây, Trung Quốc cũng nổi bật với bộ trang phục rực rỡ và chiếc mũ được kết từ hàng trăm hạt lóng lánh đủ các sắc màu. Phụ nữ Maya thường khoác lên mình những trang phục rực rỡ, đầy màu sắc và có họa tiết hình zic-zac. Phụ nữ bộ tộc Surma sống ở thung lũng Omo, Ethopia còn sử dụng hoa và trái cây để làm phụ kiện đẹp. Bộ tộc Himba sinh sống tại Namibia và Angola dùng một hỗn hợp bơ và đất son màu để dán lên người có tác dụng bảo vệ da khỏi ánh nắng mặt trời và không bị muỗi đốt. Do vật, toàn thân các thành viên bộ tộc Himba có một màu nâu rắn khỏe ấn tượng cộng thêm những phụ kiện đồ sộ.
Các bộ tộc thổ dân ở Papua New Guinea thường khoác lên mình trang phục rực rỡ nhất. Theo đó, họ sử dụng lông chim thiên đường để trang trí mũ đội đầu, áo lễ, trang phục truyền thống. Loại lông chim rực rỡ này là biểu tượng của vẻ đẹp và sự quyến rũ.
Một số bộ tộc ở Papua New Guinea thường đeo tóc giả, vẽ mặt và sử dụng lông của các loài chim quý hiếm, các phụ kiện cỡ lớn làm nên bộ trang phục độc, lạ.
Trong khi đó, bộ tộc Bana sinh sống ở phía Đông sông Omo, Ethiopia sử dụng các loại hạt, vỏ sò, nắp chai để kết thành những phụ kiện làm đẹp độc đáo, rực rỡ sắc màu như vòng tay, vòng cổ.
Phụ nữ ở bộ tộc Banna sống ở vùng cao nguyên phía đông của sông Omo, Ethiopia với trang phục bắt mắt, có nhiều họa tiết giống hoa lá.
Những cô gái dân tộc Miêu, Trung Quốc gây ấn tượng với mọi người bởi mái tóc đồ sộ. Họ thường đội một bộ tóc giả lớn được kết từ tóc của tổ tiên đã qua đời.
Phụ nữ dân tộc thiểu số Miao sống ở tỉnh Quý Châu, Trung Quốc ăn vận trang phục có nhiều họa tiết, tóc búi cao và trang sức khá ấn tượng.
Giống như hầu hết các bộ tộc trên thế giới, dân tộc Miêu Đỏ ở tỉnh Quảng Tây, Trung Quốc cũng nổi bật với bộ trang phục rực rỡ và chiếc mũ được kết từ hàng trăm hạt lóng lánh đủ các sắc màu.
Phụ nữ Maya thường khoác lên mình những trang phục rực rỡ, đầy màu sắc và có họa tiết hình zic-zac.
Phụ nữ bộ tộc Surma sống ở thung lũng Omo, Ethopia còn sử dụng hoa và trái cây để làm phụ kiện đẹp.
Bộ tộc Himba sinh sống tại Namibia và Angola dùng một hỗn hợp bơ và đất son màu để dán lên người có tác dụng bảo vệ da khỏi ánh nắng mặt trời và không bị muỗi đốt. Do vật, toàn thân các thành viên bộ tộc Himba có một màu nâu rắn khỏe ấn tượng cộng thêm những phụ kiện đồ sộ.
Theo_Kiến Thức
Phát hiện kinh hoàng về bộ tộc ăn thịt người ở Papua New Guinea Những khám phá mới đây của các nhà khoa học có lẽ khiến ai cũng phải rợn gáy. Một bộ tộc chuyên ăn thịt người ở Papua New Guinea có khả năng kháng lại một số bệnh thần kinh nhờ ăn não người, theo Daily Mail. Hình minh họa một bộ tộc ở Papua New Guinea - Ảnh: AFP Bộ tộc Fore ở...