Phát hiện ‘loài người ma’ để lại ‘con lai’ ở 3 quốc gia hiện đại
Gần 900.000 năm sau khi rẽ nhánh khỏi cây tiến hóa chung của Homo sapiens – Neanderthals – Denisovans từ hơn 1 triệu năm trước, loài người ma này âm thầm tái hợp và hôn phối dị chủng với tổ tiên chúng ta.
Một nghiên cứu mới dẫn đầu bởi TS Sriram Sankararaman từ Trường Đại học California ở Los Angeles (UCLA) đã tìm ra “loài người ma” xuất hiện một cách bí ẩn trong DNA của 4 cộng đồng Tây Phi: người Yoruba và Esan ở Nigeria, Gambia ở Tây Gambia và Mende ở Sierra Leoane.
Họ sở hữu tới 2-19% DNA từ một dòng dõi ma, nhưng không phải 2 loài gần gũi được biết là có giao phối dị chủng với Homo sapiens cổ đại là Neanderthals và Denisovans.
Hộp sọ được phục dựng từ một vị tổ tiên khác loài – Ảnh: VIỆN SMITHSONIAN
Trước đây, người ta tin rằng loài Homo sapiens chúng ta chỉ giao phối với các loài tương đối gần gũi, ví dụ 2 loài nói trên đều thuộc chi Người (Homo) và có nhiều đặc tính tương tự với chúng ta, tách ra từ một tổ tiên chung chưa xa.
Thế nhưng loài người ma xuất hiện trong DNA những người Tây Phi này lại thuộc một dòng dõi khác xa, tách ra khỏi cây gia phả của 3 loài Homo sapiens – Neanderthals – Denisovans từ ít nhất 1,04 triệu năm trước, theo trích dẫn nghiên cứu trên Discovery Magazine.
Video đang HOT
Gọi là “loài người ma” bởi ngoài dấu vết DNA ở những người Tây Phi hiện đại, không có bất kỳ bằng chứng trực tiếp nào như hài cốt, công cụ… về loài bí ẩn này.
Chỉ có thể biết đó là một dòng dõi đã tuyệt chủng, bởi hiện nay chỉ còn một loài người duy nhất là Homo sapiens (Người Tinh Khôn) chúng ta tồn tại, thống trị toàn bộ thế giới loài người.
Ước tính loài người ma này đã tìm đến Homo sapiens vào thời điểm khoảng 124.000 năm trước và nảy sinh hôn phối dị chủng, để lại những đứa con lai mà con cháu của họ chính là các nhóm người hiện đại nói trên.
Trước đó, các nghiên cứu cổ nhân học cho thấy tổ tiên của Homo sapiens chúng ta đã bắt đầu tách ra khỏi dòng tổ tiên của Neanderthals và Denisovans khoảng 700.000 năm trước. Sau đó, người Neanderthals và Denisovans tiếp tục tách nhau khoảng 400.000 năm trước.
Neanderthals chủ yếu thống trị châu Âu, trong khi Denisovans phổ biến ở nhiều vùng châu Á.
Khoảng 194.000 năm trước, tổ tiên Homo sapiens từ châu Phi bắt đầu di cư khắp nơi. Ước tính khoảng vài chục ngàn năm trước loài chúng ta đã đụng độ hai loài gần gũi nói trên và giao phối khác loài xảy ra khá phổ biến, khiến dòng máu hầu hết Homo sapiens ngoài châu Phi ngày nay không còn “thuần chủng”.
Theo TS Sankararaman, cuộc hôn phối dị chủng khá xa xôi về loài này cho thấy lịch sử loài người có thể còn phức tạp hơn gì những gì chúng ta đã biết.
Lộ diện loài người cổ 'ăn thịt người', từng sống cùng tổ tiên chúng ta
Một loài người cổ từng chung sống hòa bình với tổ tiên Homo sapiens chúng ta, thậm chí hôn phối dị chủng và cùng nhau phát triển nhiều kỹ thuật, hóa ra có những tập tục rất rùng rợn.
Phát hiện rùng mình đến từ Cuevas del Toll de Moìa, một hệ thống hang động nằm giữa các đô thị Moìa và Tona ở tỉnh Barcelona - Tây Ban Nha. Hệ thống hang động này dài đến 2 km, là dạng hang động đá vôi và từng có dấu vết con người cư ngụ.
Cuộc khai quật ở Cuevas del Toll de Moìa - Ảnh: IPHES
Theo trang Heritage Daily, các nghiên cứu trước đây đã tìm thấy một số di tích động vật bị giết thịt từ giữa đến cuối thế Canh Tân (thế Pleistocen), là giai đoạn địa chất kết thúc lúc hơn 11.500 năm trước. Chúng bao gồm hài cốt gấu, hươu đỏ và một loại bò rừng cổ đại.
Ngoài ra, các dấu vết và công cụ cho thấy chủ nhân các hang động không phải Homo sapiens (Người Tinh Khôn, là chúng ta), mà là một loài đã tuyệt chủng cùng thuộc chi Homo: Neanderthals.
Nhóm nghiên cứu từ Viện Cổ nhân học - Tiến hóa xã hội Catalan (IPHES) và Viện CERCA của Tây Ban Nha vừa tìm ra thêm hộp sọ và xương đòn của một người thuộc loài này, nhưng có các vết cắt cho thấy người đó đã bị giết thịt chứ không phải sinh sống ở đây.
Đây không phải trường hợp ăn thịt đồng loại đầu tiên được ghi nhận ở loài người cổ này. Song, các phát hiện trước đây rất ít, cho thấy đó không phải một tập tục phổ biến.
Việc xác định niên đại dựa trên trầm tích cho thấy việc rùng rợn này xảy ra khoảng 52.000 năm về trước, là giai đoạn mà ở nhiều nơi trên thế giới, các cộng đồng Neanderthals và Homo sapiens gặp gỡ.
Điều này càng chỉ ra người Neanderthals thật sự phức tạp hơn chúng ta nghĩ, dù chưa rõ đó là một nghi lễ hay điều gì khác.
Trước đây, một số cuộc khai quật cho thấy loài người cổ này không phải một dạng vượn nhân hình, mà hoàn toàn là con người đã tiến hóa ở mức độ cao, với bộ não to hơn chúng ta dù hoạt động có thể kém hiệu quả hơn một chút.
Họ cũng đã sở hữu nhiều kỹ thuật như dệt sợi, đan lưới, chế tác trang sức đẹp như người hiện đại... trước khi tuyệt chủng vào 30.000 năm trước.
Nhờ các cuộc hôn phối dị chủng, DNA của người Neanderthals vẫn tồn tại với tỉ lệ nhỏ trong nhiều người hiện đại, phổ biến nhất là khu vực Bắc Âu.
Bàn tay có điểm này, bạn có thể mang dòng máu người khác loài Một nghiên cứu mới dẫn đầu bởi chủ nhân giải Nobel Y sinh năm 2022 phát hiện bệnh Viking thực ra là di sản của những cuộc phối dị chủng của tổ tiên chúng ta với người khác loài Neanderthals. "Bệnh Viking" là một dạng bệnh lạ lùng trong đó nam giới lớn tuổi có một vài ngón tay bị mắc kẹt trong...