Phát hiện loài nấm ăn mới
Các nhà nghiên cứu tại Đại học Oregon của Mỹ tìm thấy một loài nấm cục chưa được mô tả trên đảo Orcas ở bang Washington.
Ảnh chụp cắt lớp nấm Tuber luomae. Ảnh: Đại học Oregon.
Mẫu vật được Tiến sĩ Dan Luoma thu thập vào năm 1981 khi còn là sinh viên năm nhất của Đại học Oregon, nhưng gần đây mới được phân tích và xác nhận là loài mới với sự hỗ trợ của công nghệ khoa học hiện đại, theo công bố trên tạp chí Fungal Systematics & Evolution.
Nhóm nghiên cứu đã đặt tên cho loài mới là Tuber luomae để vinh danh người đầu tiên phát hiện ra chúng. “Đó là một trong những loài nấm cục đầu tiên mà tôi tìm thấy trong bộ sưu tập của mình. Việc lấy tên tôi đặt cho mẫu vật là một cách tuyệt vời để kỷ niệm ngày nghỉ hưu sau gần 40 năm học tập và làm việc tại Đại học Oregon”, Luoma chia sẻ.
Video đang HOT
Nấm cục thường có màu đen, trắng hoặc nâu và được đánh giá cao trong ẩm thực. Chúng chỉ tồn tại trong những khu vực địa lý hạn chế và rất khó tìm. Đảo Orcas ở Tây Bắc Thái Bình Dương là một điểm nóng săn tìm nấm cục trên thế giới với nhiều loài có hương vị khác biệt. Tuber luomae cũng là loài nấm ăn được nhưng mùi vị không được đánh giá cao. Chúng có màu đỏ đặc trưng.
Các nhà nghiên cứu nấm Joyce Eberhart và Dan Luoma (phải) tại Đại học Oregon. Ảnh: Phys.
Trong một cuộc thám hiểm khác tại bang Oregon, nhà sinh vật học James Trappe, hiện là đồng nghiệp của Luoma, cũng tìm thấy ba mẫu vật nấm cục có hình dạng giống với loài mà Luoma tìm thấy trên Đảo Orcas. Các phân tích ADN sau đó, được thực hiện bởi nhà nghiên cứu nấm Joyce Eberhart tại Đại học Oregon, đã xác nhận chúng thuộc cùng một loài.
“Nhiều nhà nghiên cứu, bao gồm cả chuyên nghiệp lẫn nghiệp dư, đã tìm kiếm nấm cục trong hơn 100 năm qua nhưng đến nay mới chỉ có bốn bộ sưu tập Tuber luomae được tìm thấy. Mỗi loại trong đó phân bố khá cục bộ, trải dài từ tây nam Oregon đến tây bắc Washington, cho thấy loài nấm này rất hiếm”, Trappe cho biết.
Cũng giống các loài nấm cục khác, Tuber luomae không chỉ có giá trị ẩm thực mà còn đóng một vai trò quan trọng trong hệ sinh thái rừng. Chúng cung cấp dinh dưỡng cho thảm thực vật xung quanh và giúp chúng chống chịu hạn hán tốt hơn.
Hé lộ thông tin về dị thường khổng lồ trên Trái đất
NASA thông báo về việc mở rộng một khu vực khổng lồ trên bầu trời Nam Mỹ và Tây Nam châu Phi với cường độ từ trường giảm. Hiện tượng được gọi là Dị thường Nam Đại Tây Dương.
Theo NASA, từ trường của Trái đất hoạt động như một lá chắn đối với hành tinh vì phản xạ các hạt tích điện mặt trời. Điểm bất thường được phát hiện đối với chiếc lá chắn này giống như gót chân của Achilles cho phép các hạt đến gần bề mặt Trái đất hơn bình thường.
Do bức xạ chúng phát ra hoặc do tiếp xúc trực tiếp với vệ tinh, chúng có thể gây ra trục trặc cho hệ thống máy tính trên các thiết bị. Chúng cũng có thể gây ra trục trặc trong việc thu thập dữ liệu bằng tàu vũ trụ. Đây là điều thu hút sự chú ý của các nhà khoa học.
Dị thường Nam Đại Tây Dương (SAA) - được NASA ví như một "vết lõm" trong từ trường Trái đất, hay một loại "ổ gà trong không gian"- thường không ảnh hưởng đến sự sống trên Trái đất. Tuy nhiên, cường độ từ trường giảm bên trong vùng dị thường có nghĩa là các hệ thống công nghệ trên vệ tinh có thể bị đoản mạch và trục trặc nếu chúng bị tấn công bởi các proton năng lượng cao phát ra từ Mặt trời.
Nguyên nhân của dị thường này có thể là hai đặc điểm của hành tinh chúng ta: độ nghiêng của trục và dòng chảy của kim loại nóng chảy bên trong lõi bên ngoài của nó.
Ở khu vực bên dưới điểm bất thường, có một hồ chứa đá dày đặc khổng lồ được gọi là Khu vực trượt cắt thấp lớn châu Phi. Nó nằm ở phần dưới của lớp phủ Trái đất ở độ sâu khoảng ba nghìn km. Do đó, quá trình tạo ra từ trường bị gián đoạn, điều này trở nên trầm trọng hơn do độ nghiêng của hành tinh.
Các nhà khoa học phát hiện ra rằng điểm dị thường đang dịch chuyển dần về phía Tây Bắc. Hơn nữa, họ gợi ý rằng nó có thể tách thành hai phần, mỗi phần có một tâm riêng biệt về cường độ từ trường tối thiểu.
Phát hiện hóa thạch niên đại hàng trăm triệu năm ở Trung Quốc Các nhà khoa học Trung Quốc vừa phát hiện một hóa thạch Armenoceras, một loài sinh vật biển cổ đại, ở tỉnh Hà Bắc, miền Bắc nước này. Cận cảnh mẫu vật. (Ảnh: Portal de Noticias) Các nhà khoa học Trung Quốc vừa phát hiện một hóa thạch Armenoceras, một loài sinh vật biển cổ đại, ở tỉnh Hà Bắc, miền Bắc nước...