Phát hiện loài mang lớn, cực kỳ quý hiếm tại VQG Chư Yang Sin
Kết quả khảo sát sơ bộ đã phát hiện nhiều loài động vật quý hiếm đang sinh sống tại Vườn Quốc gia Chư Yang Sin (tỉnh Đắk Lắk), trong đó có loài mang lớn được xếp ở mức độ nguy cơ tuyệt chủng nguy cấp.
Trường Đại học Nông Lâm TP HCM phối hợp với Vườn Quốc gia (VQG) Chư Yang Sin (tỉnh Đắk Lắk) đã nghiên cứu, khảo sát sơ bộ thành phần các loài chim và thú kiếm ăn trên mặt đất, ghi nhận nhiều loài quý hiếm trên địa bàn VQG Chư Yang Sin.
Loài mang lớn cực kỳ quý hiếm được ghi nhận tại VQG Chư Yang Sin
Kết quả nghiên cứu về đa dạng các loài thú kiếm ăn trên mặt đất trong thời gian đặt bẫy ảnh là 47 ngày, với 101 thiết bị bẫy ảnh được đặt theo tuyến có chiều dài khoảng 268m ở gần ngã ba suối Ep Pe. Qua đó, có tối thiểu 17 loài thú hoang dã khác nhau được ghi nhận hình ảnh. Đặc biệt, trong đó có mang lớn – loài thú cực kỳ quý hiếm của Việt Nam được Liên minh Bảo tồn Thiên nhiên Quốc tế (IUCN) đánh giá nguy cơ tuyệt chủng là cực kỳ nguy cấp (CR) và nằm trong nhóm IB của Nghị định 06/2019/NĐ-CP.
Theo các nhà khoa học, đây cũng là lần đầu tiên sau hơn 10 năm, loài mang lớn mới được ghi nhận trở lại bằng bẫy ảnh ở VQG Chư Yang Sin. Ngoài ra, một số loài thú quý hiếm khác cũng được ghi nhận như khỉ đuôi lợn, sơn dương, nhiều dấu vết của loài lửng lợn – một loài thú khác được liệt kê trong nhóm động vật nguy cấp.
Sơn dương đi kiếm ăn được ghi nhận bằng bẫy ảnh
Bên cạnh đó, kết quả nghiên cứu về đa dạng các loài chim ghi nhận được tối thiểu 10 loài chim khác nhau. Trong đó có một số loài quý hiếm như gà tiền mặt đỏ đặc hữu Đông Dương, khướu đầu đen, gà lôi trắng, gà so họng trắng. Trong 10 loài chim được ghi nhận, có đến 4 loài nằm trong nhóm IIB và 2 loài trong nhóm IB trong danh mục thực vật rừng, động vật rừng nguy cấp, quý hiếm.
Ông Lộc Xuân Nghĩa, Giám đốc VQG Chư Yang Sin, cho biết dựa trên những ghi nhận được bằng bẫy ảnh, nhóm nghiên cứu nhận thấy tính đa dạng sinh học cao ở VQG này. Mặc dù khảo sát chỉ tập trung vào một khu vực nhỏ trong thời gian ngắn nhưng nhiều loài chim và thú quý hiếm đã được ghi nhận.
“Trong năm 2021, lực lượng kiểm lâm vườn đã tổ chức tuần tra truy quét 2.334 đợt, trục xuất 352 đối tượng ra khỏi rừng, gỡ bỏ 1.064 bẫy dây, 183 bẫy kẹp… VQG Chư Yang Sin sẽ tiếp tục tăng cường lực lượng tuần tra để bảo vệ môi trường sống cho các loài động vật quý hiếm” – ông Nghĩa cho biết.
Loài chim sả đất đầu cam
Mang lớn là loài thú móng guốc đặc hữu Đông Dương, được công bố là là loài mới cho khoa học vào năm 1994. Mang lớn được phát hiện lần đầu tại VQG Vũ Quang (tỉnh Hà Tĩnh). Từ đó đến nay, ở Việt Nam, chỉ có một số ít ghi nhận hình ảnh của mang lớn bằng bẫy ảnh. Sự gián đoạn của các ghi nhận mang lớn ở VQG Chư Yang Sin có thể là do thiếu vắng các nỗ lực khảo sát phù hợp hoặc do tác động từ hoạt động săn bắt động vật hoang dã trái phép, hoặc là do kết hợp của cả hai.
“Không có chương trình giám sát quần thể mang lớn hiệu quả ở Chư Yang Sin thì sẽ không thể đưa ra các kết luận chính xác về hiện trạng quần thể để đề xuất các biện pháp bảo tồn loài hữu hiệu. Tuy chỉ có một cá thể được ghi nhận trong khảo sát nhưng cá thể này chưa trưởng thành, cho thấy quần thể mang lớn ở VQG Chư Yang Sin vẫn còn khả năng sinh sản và có nhiều hơn một cá thể ở khu vực khảo sát” – đoàn khảo sát kết luận.
Tiếp tục nghiên cứu về quần thể và sinh thái loài mang lớn
Theo đoàn khảo sát của Trường Đại học Nông Lâm TP HCM, hình ảnh của một cá thể chồn họng vàng bị tổn thương một chân và đuôi cũng được ghi nhận. Điều đó cho thấy mặc dù nhóm nghiên cứu đã nhận định ngã ba suối Ep Pe có ít dấu vết các hoạt động của con người nhưng quần xã các loài thú ở đây vẫn đang chịu nhiều tác động từ bẫy dây phanh.
Do đó, đoàn đã kiến nghị VQG Chư Yang Sin nên tăng cường hoạt động tuần tra, giám sát ở khu vực ngã ba suối Ep Pe, đồng thời đề xuất vườn hỗ trợ thực hiện các nghiên cứu chuyên sâu tiếp theo để đánh giá chính xác hiện trạng quần thể và sinh thái của mang lớn. Kết quả của những nghiên cứu này sẽ cung cấp thông tin cần thiết để đề xuất chiến lược bảo tồn loài mang lớn cũng như giám sát đa dạng sinh học tại VQG hiệu quả.
Một số hình ảnh về các loài chim, thú ghi nhận trong VQG Chư Yang Sin
Video đang HOT
Loài mang đỏ
Chồn bạc má
Đồi
Gà lôi trắng
Gà tiền mặt đỏ
Khỉ đuôi lợn
Trai Tày mát tay nuôi loài chim quý biết cả múa, không chỉ thu 1,5 tỷ đồng mà tiếng tăm còn vượt cao nguyên đá
Anh Lưu Duy Đông (huyện Vị Xuyên, tỉnh Hà Giang) là người dân tộc Tày đầu tiên ở vùng cao nguyên đá mở trang trại nuôi loài chim khổng tước (chim công). Mô hình của anh rất thành công, cho doanh thu lên tới 1,5 tỷ đồng/năm.
Thôi công chức, đi nuôi chim công
HTX Tấn Đạt (thị trấn Nông trường Việt Lâm, huyện Vị Xuyên) của anh Đông có trang trại với tổng diện tích hơn 3.000m 2 nuôi các loại chim cảnh. Trang trại cũng đã được cơ quan quản lý CITES việt Nam cấp giấy phép chăn nuôi các loài như: Gà lôi trắng, chim công, công Ấn Độ...
Anh Đông chia sẻ, ngày trước anh học quản trị kinh doanh, Thạc sĩ Quản lý kinh tế. Tốt nghiệp xong, anh làm công chức nhà nước được 13 năm. Nhưng rồi cơ duyên đã đưa Đông đến với những con chim công có vũ điệu múa đẹp mê lòng người.
Anh Lưu Duy Đông (huyện Vị Xuyên, tỉnh Hà Giang) là người dân tộc Tày đầu tiên ở vùng cao nguyên đá mở trang trại nuôi khổng tước (chim công). Mô hình của anh rất thành công, cho doanh thu lên tới 1,5 tỷ đồng/năm.
Đông kể, anh quyết định thôi việc công chức để tập trung nuôi chim hoang dã có bộ lông sặc sỡ cũng chỉ là việc tình cờ. Anh nghĩ đơn giản rằng ở Hà Giang gần như chưa có ai nuôi loài chim này, trong khi thị trường cũng ít có mà chim công lại có giá trị kinh tế cao, dễ nuôi... nên anh quyết định thử một phen.
Những con chim công có vũ điệu múa đẹp mê lòng người.
Sau 1 năm tìm tòi, học hỏi kinh nghiệm cùng với những kiến thức kinh doanh được học ở trường và tính cách ưa mạo hiểm của tuổi trẻ, năm 2016 anh cùng 7 người bạn thành lập HTX Tấn Đạt với hoạt động chính là nuôi các loài chim công cảnh.
Mới đầu gây dựng trang trại, anh Đông chỉ nhập 5 đôi chim trưởng thành với giá 20 triệu đồng/đôi về nhân giống, còn lại mua chim con để gây tạo.
Chỉ sau một thời gian ngắn chim công sinh sản từ 10-15 trứng, anh dùng máy ấp, tỷ lệ thành công đạt 80%. Từ đó đàn chim trong trang trại ngày một tăng.
Trang trại của HTX Tấn Đạt gồm có 400 con chim công Ấn Độ; 90 con công má vàng; 200 con gà lôi trắng và 200 con chim trĩ các loại.
Vốn là dân kinh tế chuyển sang nuôi chim nên anh cũng gặp không ít khó khăn. "Do làm trái ngành, chưa có kinh nghiệm chăm sóc nên lúc đầu cũng vất vả lắm, có một đợt cả đàn chim bị thương hàn, nhưng cũng may là cứu chữa kịp thời. Sau đó mình đã ngày đêm tìm hiểu về đặc tính của chim công qua sách báo và đi các trang trại ở Hưng Yên, Thái Bình, miền Nam... vừa tìm nguồn giống vừa học hỏi thêm từ các chủ trang trại. Đến nay sau 4 năm thì trang trại dần đi vào ổn định, giai đoạn khó khăn nhất đã qua" - anh Đông tâm sự.
Mô hình nuôi chim công của anh Đông là trang trại đầu tiên ở Hà Giang và nằm trong tốp 5 trang trại có nhiều chim công nhất cả nước.
Càng nuôi anh lại càng đam mê với loài chim quý này. Hiện giờ, anh đã có 2 trang trại được quy hoạch khá bài bản với quy mô gồm 400 con chim công Ấn Độ; 90 con công má vàng; 200 con gà lôi trắng và 200 con chim trĩ các loại.
Hàng năm HTX Tấn Đạt cung cấp ra thị trường 200-300 con chim các loại. Mỗi chim công con mới nở được bán với giá 1,5 triệu đồng, còn chim công từ 5 - 6 tháng thì 3 triệu đồng/con và giá tăng dần theo độ tuổi. Tổng doanh thu năm 2021 của HTX đạt 1,5 tỷ đồng.
Không chỉ nuôi chim công, trang trại của anh Đông còn nuôi các loại chim trĩ trong đó có chim trĩ 7 màu rất đẹp
Anh Đông cho biết thêm: Chim công được xem là con vật nuôi phong thủy mang đến sự may mắn và hòa khí, nên được các trang trại, người có thu nhập khá rất ưa chuộng và mua về làm cảnh, cũng là loài vật nuôi ưa thích của các khu du lịch sinh thái. Nhưng nguồn cung loài chim này trên thị trường còn rất hạn chế dẫn đến giá thành luôn ở mức cao và ổn định.
Chim công ngũ sắc được anh Đông lai tạo từ chim công trắng và chim công xanh Ấn Độ. Chim công ngũ sắc có vẻ đẹp rất đặc biệt đó là lông của chim công có màu trắng và xanh đan xen nhau.
Hiện ở Hà Giang chỉ có mình anh Đông nuôi chim công, trang trại của HTX Tấn Đạt cũng là là trang trại lớn nhất miền Bắc và nằm trong tốp 5 trang trại có nhiều chim công nhất cả nước.
Kinh nghiệm để chim công khỏe mạnh
Theo anh Đông: Chim công (hay khổng tước) là loài động vật có nguồn gốc hoang dã, việc nuôi nó không quá khó như mọi người thường nghĩ. Ưu điểm của loài chim này là sức đề kháng tốt, tỷ lệ nuôi sống cao.
Thức ăn cho chim cũng đơn giản, dễ kiếm, chủ yếu là thóc, cám công nghiệp và rau xanh. Lượng thức ăn của chim chỉ bằng 1/3 của gà nên tiết kiệm được khá nhiều chi phí chăn nuôi.
Nước sử dụng cho chim công tuyệt đối phải là nước sạch. Với chim non nên dùng nước đun sôi để nguội nhằm bảo vệ hệ tiêu hóa còn non nớt.
Anh Đông chăm sóc đàn chim công.
Tuy nhiên, cách phòng, trị bệnh cho chim công mới chính là bí quyết quan trọng nhất. Chim công cũng có thể bị mắc một số bệnh như gia cầm: Đi ngoài, cúm, thương hàn...
Để chăm sóc cho đàn chim công quý của mình, anh Đông đã thuê riêng một bác sĩ thú y hàng ngày kiểm tra tình hình sức khỏe của chim và xây dựng chế độ ăn hợp lý.
Theo bác sĩ thú y Phùng Minh Thái: Với các loài chim hoang dã, để đánh giá chim khỏe hay yếu thường thông qua biểu hiện bên ngoài như tập tính hoạt động hàng ngày.
Nếu chim có bệnh thì thường có biểu hiệu như mắt có bọt, tiếng thở có đờm, rướn cổ thở; một số bệnh về chân móng thì chim sẽ đi tập tễnh; hoặc biểu hiện về phân như nhão, ra máu, có màu trắng nhiều hơn.
Nếu thấy hoạt động của chim bất thường so với hàng ngày thì sẽ chuyển sang chuồng riêng để theo dõi và điều trị.
Thức ăn cho chim công đơn giản, dễ kiếm, chủ yếu là thóc, cám công nghiệp và rau xanh. Lượng thức ăn của chim chỉ bằng 1/3 của gà nên tiết kiệm được khá nhiều chi phí chăn nuôi.
Vì vậy, bác sĩ Thái khuyến cáo, để chim công phát triển khỏe mạnh thì cần ưu tiên phương pháp phòng bệnh hơn chữa bệnh.
Đầu tiên phòng bệnh bằng tiêm vaccine từ khi chim còn nhỏ đến đủ tuổi sinh sản. Khi giao mùa hoặc gặp thời tiết bất thường ảnh hưởng tới sức khỏe của chim thì ta có thể phòng bệnh trước bằng thuốc, như tăng cường sức đề kháng cho chim bằng các loại thuốc có thành phần vitamin A, C, D, E.
Còn đối với chim sinh sản, có thể phòng bệnh về đường trứng. Nếu thấy trứng vỏ mỏng, vỏ dày, sần sùi thì ta có thể bổ sung trước khi chim đẻ bằng các loại thuốc tăng cường canxi, vitamin D, phốt pho để giúp có chất lượng trứng tốt nhất, cho ra con chim khỏe mạnh nhất.
Để phòng tránh bệnh cho chim công, xung quanh trang trại được phủ bạt kín vừa là phòng chống rét và mầm bệnh từ bên ngoài vào.
Đặc biệt, chim công thường mẫn cảm với thời tiết giao mùa vào cuối thu, đầu đông hoặc mùa đông sang xuân thì sẽ gặp các bệnh như tiêu chảy và hô hấp.
Phòng chống bệnh hiệu quả cho chim công không chỉ bằng thuốc mà vấn đề vệ sinh, khử trùng thường xuyên cho trang trại cũng rất quan trọng.
Trước cửa chuồng bao giờ cũng có hố khử trùng bằng nước hoặc bột và thường xuyên phun khử trùng định kỳ 1 lần/tuần hoặc 2 lần/tuần, nếu cần thiết thì 1 lần/ngày.
Phát quang, làm sạch môi trường, bụi cỏ xung quanh để giảm thiểu muỗi, tránh bệnh về nhiễm trùng máu.
Con chồng càng hoàn hảo càng ngứa mắt, lý lẽ của dì ghẻ khi "hiện nguyên hình" Với kinh nghiệm 8 năm nghiên cứu và tư vấn hôn nhân cho nhiều "dì ghẻ", mẹ kế, chị Ánh Đặng đã lý giải một số biểu hiện tâm lý của họ. Master coach Ánh Đặng (Trung tâm tư vấn hôn nhân Love tech) chia sẻ, trong nhiều năm làm nghề, chị có cơ hội tiếp xúc, trò chuyện với những phụ nữ...