Phát hiện loài khủng long cổ xưa nhất?
Xương hóa thạch được khai quật bởi các nhà cổ sinh vật học Anh tại Tanzania, thuộc địa xưa của Anh, trong thập niên 1930 có thể thuộc về loài khủng long cổ xưa nhất từng được biết đến từ trước đến nay, AFP dẫn báo cáo của các nhà khoa học ngày 5.12 cho biết.
Bộ xương có thể thuộc về loài khủng long cổ xưa nhất, hoặc là loài có họ hàng gần nhất với các loài khủng long đã được phát hiện cho đến ngày này, theo các nhà khoa học thuộc Đại học Washington (Mỹ).
Hóa thạch được xác định có niên đại khoảng 243 triệu năm, thuộc Kỷ Tam Điệp (Triassic). Nó có trước các loài khủng long đã được biết đến từ 10 đến 15 triệu năm. Đồng thời, hóa thạch cũng cho thấy khu vực khai sinh của loài sinh vật bí ẩn đó ở siêu lục địa Pangaea.
Loài sinh vật Nyasasaurus được cho là loài khủng long cổ xưa nhất từng được biết đến, hoặc là loài có họ hàng gần nhất với loài khủng long – Ảnh: Đại học Washington
Được đặt tên là Nyasasaurus, sinh vật được cho là loài khủng long cổ xưa nhất có chiều cao khoảng 80 cm, dài 3 mét với cái đuôi dài khoảng 1,5 mét. Nó có thể nặng từ 20 đến 60 kg.
Video đang HOT
“Nếu loài sinh vật mới được đặt tên Nyasasaurus không phải là loài khủng long cổ xưa nhất thì nó cũng là loài có họ hàng gần nhất (với loài khủng long) được tìm thấy cho đến nay”, nhà khoa học Sterling Nesbitt thuộc Đại học Washington, tác giả chính của báo cáo, nói.
Theo AFP, tên Nyasasaurus được nhà cổ sinh vật học Rex Parrington thuộc Đại học Cambridge (Anh) đặt, xuất phát từ hồ Nyasa, ngày nay được gọi là hồ Malawi – nơi phát hiện ra mẩu hóa thạch.
Nhóm khảo cổ của ông Parrington đã khai quật được sáu mẩu hóa thạch xương cánh tay và đốt sống từ lớp trầm tích ở thung lũng Ruhuhu tại miền nam Tanzania vào đầu những năm 1930.
Vị trí nơi phát hiện hóa thạch đã ủng hộ giả thuyết lâu nay rằng loài khủng long ban đầu đã tiến hóa ở phần phía nam của Pangaea, siêu lục địa trên trái đất trước khi quá trình trôi dạt lục địa tách nó ra thành các lục địa riêng rẽ. Phần phía nam của Pangaea bao gồm châu Phi, Úc, Nam Mỹ và Nam cực.
Kể từ khi được tìm thấy, tầm quan trọng của các mẩu hóa thạch Nyasasaurus đã không được biết đến, cho đến khi các nhà khoa học của Đại học Washington sử dụng công nghệ quét hiện đại để so sánh các mẩu vật của Parrington tại Bảo tàng Lịch sử Tự nhiên London (Anh) và hai mẩu xương Nyasasaurus khác tại Bảo tàng Nam Phi ở Cape Town.
Khu vực tìm thấy hóa thạch Nyasasaurus – Ảnh: Đại học Washington
Theo nhà khoa học Nesbitt thì trong 150 năm qua, mọi người đã nghĩ đến một loài khủng long có thể tồn tại từ giữa Kỷ Tam Điệp, tuy nhiên các bằng chứng khảo cổ đã không thể giúp họ khẳng định được điều đó.
Được biết, Kỷ Tam Điệp, từ 201-252 triệu năm trước, chứng kiến sự xuất hiện của các loài khủng long, đồng thời những loài sinh vật khác như rùa, ếch, thằn lằn, các loài động vật có vú cũng lần lượt ra đời.
Nếu nghiên cứu mới về loài Nyasasaurus là xác thực thì thời gian “ngự trị” trên hành tinh của loài khủng long có thể được kéo dài thêm từ 10 đến 15 triệu năm nữa, cho đến khi chúng bị xóa sổ bởi một sự kiện tuyệt chủng, có thể là một vụ đâm thiên thạch khổng lồ vào trái đất.
Nghiên cứu được đăng tải ngày 5.12 trên tập san Sinh vật học của Hiệp hội Hoàng gia Anh.
Theo TNO
Nhật Bản bắt được loài cá độc gấp 50 lần cá nóc
Các quan chức ngư nghiệp tỉnh Mie ngày 30/10 cho biết các ngư dân ở đảo Toshi, thành phố Toba, thuộc tỉnh này đã đánh bắt được cá Soshihagi thuộc họ Kawahagi có chứa chất độc cực mạnh.
Sở tài nguyên và thuỷ sản tỉnh Mie cho biết loài cá này hay vướng vào các mẻ lưới của ngư dân xảy ra 1-2 lần trong năm ở vùng biển Kumanonada, đồng thời lưu ý người dân "tuyệt đối không được ăn loài cá này" do có nọc độc gấp 50 lần cá nóc.
Cá Soshihagi do ngư dân đánh bắt được ở vùng biển gần đảo Toshi, thành phố Toba tỉnh Mie. (Nguồn: Yomiuri)
Theo nhà chức trách tỉnh Mie, con cá đánh bắt được có chiều dài khoảng 40cm, nặng 500g. Lâu nay, Soshihagi thường sống ở những vùng biển ấm nhưng trong những năm gầy đây, loại cá này lại được tìm thấy ở Ise và Shima từ tháng 10 đến tận mùa Đông.
Từ đầu tháng 10/2012, loại cá chứa chất kịch độc này xuất hiện cả trong những mẻ đánh bắt ở đảo Suga. Chủ tịch Hiệp hội đánh bắt Isobe ở Toba, ông Fujiwara Takahito, 54 tuổi, cho biết: "Loài cá này xuất hiện nhiều hơn so với mọi năm. Soshihagi được tìm thấy ở Kumanonada nhưng xuất hiện ở cả vùng biển thành phố Shima thời gian gần đây thì đúng là rất hiếm thấy. Nhiều khả năng doảnh hưởng của hiện tượng trái đất ấm lên nên loài cá này đã bơi ngược lên phía Bắc."
Theo Bộ Y tế, Lao động và Phúc lợi Nhật Bản, nếu bị nhiễm chất độc palitoxin của loại cá này, nạn nhân sẽ xuất hiện các biểu hiện đau cơ, suy hô hấp, co giật và tê liệt thần kinh dẫn tới tử vong. Chất độc khủng khiếp của loài cá này nằm trong ruột và gan của nó.
Ở Nhật Bản, Soshihagi thường sống sinh sống ở vùng biển thuộc tỉnh Okinawa và Kochi. Thống kê của Bộ này cho biết từ năm 1953-2009, ở Nhật có 36 trường hợp ngộ độc chất palitoxin trong đó có 6 trường hợp tử vong. Tuy chưa có trường hợp nào tử vong do ăn trực tiếp phải cá Soshihagi nhưng có báo cáo về việc gia súc chết do ăn nhầm loài cá này.
Theo Dantri
Lần đầu phát hiện dấu tích về khủng long có lông vũ tại Bắc Mỹ Các nhà khoa học Canada vừa tim thấy những mẫu hóa thạch đầu tiên của một loài khủng long có lông vũ tại Bắc Mỹ. Đây được xem là phát hiện hiếm hoi bởi từ trước đến nay dấu vết của loài này chỉ được tìm thấy ở Trung Quốc và Đức. Một bộ xương của loài khủng long ornithomimid Phát hiện này...