Phát hiện loài khủng long bạo chúa siêu lớn
Các nhà khoa học Mỹ vừa phát hiện hóa thạch của một loài khủng long bạo chúa mới có trọng lượng lên tới 4 tấn.
Ngày 22/11, tạp chí Nature Communications của Mỹ đăng tải thông tin cho biết các nhà khoa học vừa phát hiện ra hóa thạch của loài khủng long mới có tên là Siats meekerorum có trọng lượng lên tới 4 tấn và chiều dài như một chiếc xe container ở vùng Utah từng tồn tại cách đây 98 triệu năm.
Các nhà khoa học cho rằng loài Siats meekerorum này chắc hẳn đã từng thống trị các loài khủng long khổng lồ trước khi suy tàn và mở đường cho sự trỗi dậy của các loài khủng long bạo chúa mới, trong đó có loài T-rex nổi tiếng.
Loài khủng long bạo chúa Siats meekerorum mới được phát hiện
Theo chuyên gia cổ sinh vật học Lindsay E. Zanno thuộc Đại học Bắc Carolina, loài khủng long khổng lồ mới được phát hiện này tồn tại ở cuối thời kỳ Cretaceous, khi Trái đất đang chứng kiến nhiều sự thay đổi lớn về môi trường và sự xâm lấn của một vùng biển nội đại đã chia cắt khu vực miền tây nước Mỹ ngày nay.
Video đang HOT
Bà Zanno cho rằng đây là một ví dụ tuyệt vời về sự thay đổi liên tục của hệ sinh thái trên Trái đất. Bà nói: “Đây là thời kỳ nhiệt độ tăng lên, mực nước biển tăng lên, và hình thành nên một eo biển lấn dần vào khu vực Bắc Mỹ, chia khu vực này thành nhiều đảo lớn ở cuối thời kỳ Cretaceous.”
Trong thời kỳ đó, những tổ tiên của khủng long bạo chúa T-rex này có kích thước khá nhỏ, nhưng với sự ấm lên của khí hậu, chúng nhanh chóng tiến hóa về kích thước để trở thành những quái vật khổng lồ mà chúng ta thường thấy trong phim ảnh hoặc các viện bảo tàng.
Với kích thước và các đặc điểm khác của loài khủng long này, các nhà nghiên cứu tin rằng chúng thống trị hệ sinh thái trong giai đoạn giữa của thời kỳ Cretaceous, thời kỳ mà chúng ta hay gọi là “ Thời đại Khủng long”.
Nhà nghiên cứu Peter Makovicky cho biết ngoài kích cỡ và ngoại hình, có nhiều yếu tố khác liên quan đến loài khủng long mới được phát hiện này khiến họ rất phấn khởi.
Một trong những yếu tố đó là loài Siats meekerorum đã lấp khoảng trống 30 triệu năm tiến hóa ở Bắc Mỹ, một thời kỳ mà các nhà khoa học hầu như không biết chút gì về các loài khủng long trên lục địa này.
Theo các nhà nghiên cứu, cái tên “Siats meekerorum” của loài khủng long mới này ám chỉ một quái vật ăn thịt khổng lồ trong thần thoại của thổ dân Utes sống tại khu vực này. Họ cũng hy vọng sẽ tìm thêm được nhiều bằng chứng hơn nữa về sự tồn tại của nhiều loài khủng long khác tại khu vực này trong các cuộc khai quật sau.
Theo CNN
Phát hiện loài 'vua máu' họ hàng với khủng long bạo chúa
Các nhà khoa học ở Utah (Mỹ) vừa cho biết họ đã phát hiện được một loài khủng long mới có họ hàng với loài khủng long bạo chúa (Tyrannosaurus rex). Đó là loài động vật ăn thịt lớn với cái sọ dày và hàm răng to bén được mệnh danh là 'vua máu', theo Reuters ngày 7.11.
Loài khủng long mới phát hiện Lythronax - Ảnh: Reuters
Các mảnh xương hóa thạch của loài khủng long dài 7,3 mét trên, hơi nhỏ hơn nhưng già hơn loài khủng long bạo chúa 10 triệu năm tuổi, được công bố tại Bảo tàng Lịch sử tự nhiên Utah (ở Salt Lake, thủ phủ Utah), và được thông báo là loài khủng long mới phát hiện trên tạp chí Plos One.
Các nhà khoa học hy vọng rằng phát hiện trên sẽ giúp họ khám phá được hệ sinh thái cổ đại nơi loài động vật ăn thịt này chu du.
Reuters cho biết, mảnh xương hóa thạch được tìm thấy bởi các nhân viên thuộc Cục Quản lý đất đai liên bang Mỹ làm việc ở miền đông Utah hồi năm 2009. Các nhà khoa học sau đó đã đặt tên cho loài khủng long mới là Lythronax, hay 'vua máu' do đặc điểm hàm răng lớn chứng tỏ đây là một loài động vật ăn thịt từng thống trị địa cầu.
"Sự khám phá ra Lythronax đã đẩy lùi thời gian tiến hóa của nhóm đưa đến sự phát sinh loài khủng long bạo chúa, điều mà chúng tôi chưa biết được trước đây", Mark Loewen, nhà địa chất học thuộc Đại học Utah dẫn đầu nhóm khảo cổ phát hiện loài khủng long mới cho biết và thêm là "Lythronax có thể nói giống như là 'ông chú' của Tyrannosaurus rex".
Loài Lythronax cũng từng là kẻ săn mồi hung tợn nhất trên địa cầu - Ảnh: Reuters
Các nhà cổ sinh vật học cho rằng, các cá thể loài Lythronax có những đặc điểm của loài khủng long bạo chúa như cơ thể lớn, hai chi trước nhỏ, hộp sọ dày và đôi mắt hướng về phía trước. Tuy nhiên trong khi Tyrannosaurus rex sống cách nay 70 triệu năm thì loài Lythronax có mặt trên địa cầu ít nhất là từ 80 triệu năm trước.
Giống như họ hàng của nó, Lythronax được cho là loài động vật ăn thịt thống trị trong thời kỳ chúng tồn tại, sống lang thang trên các miền đất trải rộng từ Mexico đến Alaska, bao gồm cả Utah, ở giai đoạn Campanian của kỷ Creta muộn.
Theo TNO
Cày ruộng, phát hiện bộ xương khung long nguyên vẹn Một người nông dân sắp trở thành triệu phú chỉ sau một đêm khi tình cờ đào thấy hai bộ xương khủng long có niên đại 70 triệu năm trên ruộng nhà mình. Bộ xương của con khủng long Tyrannosaurus rex (T-rex) dài hơn 11,5m được tìm thấy khá gần bộ xương thứ 2 của con khủng long Triceratops dài 8m. Hai bộ...