Phát hiện loài khủng long ăn thịt mới ở Argentina
Một loài mới của nhánh khủng long Furileusauria ( thằn lằn lưng cứng), có tên Llukalkan aliocranianus đã được phát hiện bởi một nhóm các nhà cổ sinh vật học từ Argentina.
Llukalkan aliocranianus sống trong kỷ Phấn trắng muộn, khoảng 80 triệu năm trước.
Loài khủng long này thuộc họ Abelisauridae , một họ gồm những kẻ săn mồi lớn nhất từng tồn tại trên siêu lục địa cổ đại Gondwana. Nó có chiều dài khoảng 5 mét, hàm răng rất sắc với sức cắn mạnh. Llukalkan aliocranianus sở hữu bộ móng vuốt khổng lồ và khứu giác vô cùng nhạy bén.
Loài này cũng có một hộp sọ ngắn kỳ lạ với những chiếc xương thô, vì vậy, đầu của nó có những chỗ phình ra và nổi lên như một số loài bò sát sống.
Video đang HOT
“Nhưng điểm đặc biệt nhất của Llukalkan aliocranianus là một xoang nhỏ chứa đầy không khí nằm trong vùng tai giữa. Điều này chưa từng được tìm thấy ở bất kỳ Abelisauridae nào khác cho đến nay, nó cho chúng ta thấy có thể Llukalkan aliocranianus sở hữu một khứu giác và thính giác nhạy bén hơn”, tiến sĩ Ariel Mendez, nhà cổ sinh vật học tại Viện Địa chất và Cổ sinh vật Patagonian cho biết.
Các di tích sọ hóa thạch của Llukalkan aliocranianus đã được phục hồi từ hệ tầng Bajo de la Carpa tại khu vực hóa thạch La Invernada, tây bắc Patagonia, Argentina. Theo nhóm nghiên cứu, chúng sống trong cùng một khu vực và khoảng thời gian với Viavenator exxoni, một Furileusauria khác từ Hệ tầng Bajo de la Carpa. Đây là một khám phá đặc biệt quan trọng vì nó cho thấy sự đa dạng và phong phú của họ khủng long Abelisauridae.
Tiến sĩ Gianechini, nhà cổ sinh vật học tại National Đại học San Luis chia sẻ: “Khám phá này cũng mở ra ý tưởng rằng có nhiều hóa thạch Abelisauridae còn tồn tại ngoài kia mà chúng tôi chưa tìm thấy. Vì vậy, chúng tôi sẽ nỗ lực tìm kiếm các loài mới khác để hiểu rõ hơn về mối quan hệ giữa chúng”.
Phát hiện về Llukalkan aliocranianus được công bố trên tạp chí Vertebrate Paleontology.
Tìm thấy hóa thạch khủng long khổng lồ cổ xưa nhất tại Argentina?
Các nhà khoa học tại Argentina đã tìm thấy bộ xương của loài khủng long khổng lồ có thể là loài titanosaur cổ xưa nhất từng được tìm thấy.
Các nhà cổ sinh vật học bên cạnh một bộ xương khủng long hóa thạch tại Neuquen, Argentina
Theo kết quả phân tích được Đại học Quốc gia La Matanza (Argentina) công bố ngày 28.2, bộ xương khủng long hóa thạch dài 20 m được tìm thấy tại tỉnh Neuquen, tây nam Argentina năm 2014 có thể là của một loài titanosaur cổ xưa.
Titanosaur là thành viên của nhóm khủng long sauropod ăn cỏ có kích thước lớn với phần cổ và đuôi dài, có thể là loài động vật trên bờ lớn nhất từng sống trên trái đất.
Nhà nghiên cứu Pablo Gallina, tác giả chính của nghiên cứu đăng trên chuyên san khoa học Ameghiniana phân tích bộ xương hóa thạch là của một loài titanosaur mới, cổ xưa nhất từng được tìm thấy trên thế giới từ trước tới nay.
Các nhà khoa học cho rằng loài này sống vào thời kỳ xa xưa hơnchuyện so với hiểu biết lâu nay, có thể là giai đoạn bắt đầu kỷ Phấn trắng. Kỷ địa chất này bắt đầu khoảng 145 triệu năm về trước và kết thúc với sự tuyệt chủng của khủng long vào 66 triệu năm về trước.
Ông Gallina cho rằng những hóa thạch khủng long từ 140 triệu năm về trước là "cực kỳ hiếm gặp". Loài này có tên là Ninjatitan zapatai, ghép theo tên của nhà cổ sinh vật học người Argentina Sebastian Apesteguia (biệt danh El Ninja) và kỹ sư Rogelio Zapata.
Theo CNN, xương hóa thạch của khủng long titanosaur được tìm thấy ở nhiều châu lục trên thế giới nhưng nhóm có kích thước lớn nhất của loài này thường được phát hiện ở vùng Patagonia, Nam Mỹ. Hồi tháng 1, các nhà cổ sinh vật học cũng công bố việc tìm thấy xương hóa thạch của một con titanosaur sống khoảng 98 triệu năm trước tại tỉnh Neuquen.
Bé gái 4 tuổi phát hiện dấu chân khủng long 220 triệu năm Một bé gái 4 tuổi đã gây ngạc nhiên trong cộng đồng các nhà cổ sinh vật học thế giới khi tình cờ phát hiện một dấu chân khủng long trong điều kiện hoàn hảo trên bờ biển Bendricks, phía nam xứ Wales. Dấu chân khủng long được bé Lily tìm thấy trên bờ biển xứ Wales VIỆN BẢO TÀNG WALES Trong lúc...