Phát hiện loài khỉ mới trong rừng mưa nhiệt đới Amazon
Các nhà sinh thái học vừa phát hiện ra một loài khỉ tí hon hoàn toàn mới sống ở các khu vực hẻo lánh của Amazon.
Mico munduruku là tên của loài khỉ mới. Nó nổi bật so với các loại khỉ nhỏ khác của Amazon với cái đuôi trắng tuyết độc đáo. Thông thường, chúng có đuôi màu đen.
Hình ảnh phác hoạ của loài khỉ mới được phát hiện ở Amazon.
Phần lớn các mẫu vật liên quan đến loài khỉ này được thu thập bởi các nhà tự nhiên học và nhà sưu tập chuyên nghiệp trong thế kỷ 18 và 19. Điều này có nghĩa là các mẫu vật có sẵn để nghiên cứu đã được lấy từ một số địa điểm, trong khi các mẫu thực tế không có nhiều.
Rodrigo Costa-Araújo từ Viện nghiên cứu quốc gia Amazon ở Brazil lần đầu tiên tình cờ gặp loài mới này gồm một nhóm 3 con khỉ đang ngồi trên ngọn cây khu vực phía đông nam Amazon gần sông Tapajós và Jamanxim.
Để tìm hiểu thêm, Costa-Araújo và nhóm của anh đã tổ chức 10 chuyến thám hiểm từ năm 2015 đến 2018 tới các khu vực “trọng điểm” ở miền nam Amazon mà không có nhiều thông tin về loài khỉ mới này để ghi lại tọa độ địa lý cũng như thời gian và loại môi trường sống của từng khu vực loài marmoset đuôi trắng mới được nhìn thấy. Các nhà nghiên cứu cũng thu thập 5 mẫu vật để kiểm tra kỹ hơn theo giấy phép do Viện bảo tồn đa dạng sinh học Chico Mendes, một bộ phận của Bộ Môi trường Brazil cấp.
Các dấu hiệu và sắc tố của loài khỉ mới là những đặc điểm đầu tiên phân biệt chúng với các loài khác trong chi. Ngoài việc có một cái đuôi trắng, các cá thể còn có tấm lưng màu vàng be, bàn tay trắng, bàn chân trắng và cẳng tay màu trắng với một miếng vá màu vàng be ở khuỷu tay.
DNA của chúng là vấn đề thứ 2 đáng quan tâm. Costa-Araújo và nhóm của anh giải thích bộ gene của chúng cho thấy có liên quan chặt chẽ với nhau nhưng tách biệt với các loại khỉ nhỏ được biết đến khác của Amazon.
Các trường hợp khác cho thấy Mico munduruku có thể được tìm thấy trong một khu vực rộng khoảng 55.000 km2, khu vực bao gồm 7 địa phương. Thật không may, đây là một khu vực đối mặt với suy thoái môi trường trên diện rộng như là một sản phẩm của khai thác gỗ và khai thác bất hợp pháp. Kế hoạch xây dựng bốn nhà máy thủy điện mới cũng đặt ra mối đe dọa đối với động vật duy nhất được phát hiện gần đây.
“Chúng ta đã cần phải quan tâm đến sự tồn tại của nó. Các mối đe dọa sẽ chỉ gia tăng khi các nhà máy thủy điện và các đề án cơ sở hạ tầng bổ sung như đường giao thông và đường dây truyền tải hoàn thành, tạo ra sự định cư và giảm rừng mạnh mẽ hơn trong khu vực”, các nhà nghiên cứu cảnh báo.
Khôi Nguyên
Theo IFL Science
Túi tự hủy sinh học có thực sự tự hủy như quảng cáo?
Để bảo vệ môi trường thì nhiều đơn vị bán lẻ và người tiêu dùng đã nói không với túi nylon. Thay vào đó sử dụng các loại túi có khả năng tự hủy sinh học.
Thành phần của những chiếc túi này được cho là có khả năng phân tán nhanh hơn túi nylon bình thường. Tuy nhiên thực nghiệm của đại học Plymouth, Vương quốc Anh cho thấy, những chiếc túi dán nhãn "tự phân tán" lại chẳng thể phân tán như quảng cáo.
Theo VTV24
Mâm bánh Huế 16 năm, mỗi ngày bán hàng trăm phần Mâm bánh 16 năm ở góc chợ Lê Hồng Phong này cứ mở bán là lại kín chỗ ngồi. Đều đặn bán 4 tiếng mỗi ngày. Ngày nào cũng hết 300 phần. Quán không chỉ phong phú, đa dạng các loại bánh của xứ Huế mà còn có những món bánh rất riêng. Theo Youtube