Phát hiện loài giáp xác mới tại nơi nóng nhất Trái Đất
Các nhà sinh vật học tìm thấy một loài giáp xác nước ngọt chưa từng được mô tả trong chuyến thám hiểm sa mạc Lut ở Iran.
Loài mới được xác định thuộc chi Phallocryptus mà trong đó chỉ bao gồm 4 loài giáp xác sinh sống tại các vùng khô hạn và bán khô hạn. Tiến sĩ Hossein Rajaei từ Bảo tàng Lịch sử Tự nhiên bang Stuttgart của Đức và Tiến sĩ Alexander V Rudov từ Đại học Tehran của Iran đã tình cờ phát hiện sinh vật trong nỗ lực tìm hiểu hệ sinh thái, đa dạng sinh học và địa mạo tại sa mạc Lut.
Nhóm nghiên cứu đặt tên cho loài mới là Phallocryptus fahimii để vinh danh nhà sinh vật học bảo tồn Hadi Fahimi, người đã tham gia chuyến thám hiểm vào năm 2017 và không may qua đời trong một vụ tai nạn máy bay vào năm 2018.
P. fahimii được phát hiện trong một hồ nước ngọt theo mùa ở phía nam sa mạc. Nó có hình thái tổng thể và đặc điểm di truyền khác biệt so với tất cả các loài Phallocryptus đã biết trước đây.
Video đang HOT
Loài giáp xác nước ngọt mới được phát hiện trên sa mạc Lut. Ảnh: M. Pallmann SMNS/Pallmann.
“Trong chuyến thám hiểm đến nơi khắc nghiệt như sa mạc Lut, bạn phải luôn cảnh giác, đặc biệt là khi tìm thấy nước. Việc phát hiện loài giáp xác mới trong môi trường khô và nóng như thiêu đốt thực sự là một khám phá bất ngờ”, Rajaei nhấn mạnh trong bài đăng trên tạp chí Zoology in the Middle East.
Theo Tiến sĩ Martin Schwentner, chuyên gia về giáp xác từ Bảo tàng Lịch sử Tự nhiên Vienna của Áo, đồng tác giả của nghiên cứu, các loài Phallocryptus có thể sống sót qua hàng thập kỷ trong lớp trầm tích khô và khi mùa mưa đến, chúng hồi sinh mạnh mẽ tại các hồ nước theo mùa.
“Phallocryptus thích nghi hoàn hảo với môi trường sa mạc. Việc chúng có thể sống sót ngay cả trong điều kiện khắc nghiệt của sa mạc Lut càng làm nổi bật khả năng sinh tồn của chi giáp xác này”, Schwentner chia sẻ.
Lut hay Dasht-e Lut là sa mạc lớn thứ hai ở Iran và được được mệnh danh là nơi nóng nhất trên Trái Đất. Nó có diện tích lên tới 51.800 km2 và hiện nắm giữ kỷ lục về nhiệt độ bề mặt cao nhất từng được ghi nhận. Dựa trên các phép đo vệ tinh từ năm 2006, NASA báo cáo nhiệt độ bề mặt của sa mạc có thời điểm đạt 80,3C. Lượng mưa trung bình năm tại đây không vượt quá 30 mm.
Dasht-e Lut hầu như không có thảm thực vật. Các hồ nước không thường xuyên được lấp đầy nên hệ sinh vật thủy sinh cũng rất hạn chế. Phần lớn sa mạc được mô tả là một vùng phi sinh học.
Phát hiện mới giúp khẳng định Sao Kim không phải là hành tinh 'đang ngủ'
Các nhà khoa học đã xác định 37 cấu trúc núi lửa trên sao Kim dường như mới hoạt động gần đây và có thể vẫn đang hoạt động.
Hình ảnh bề mặt sao Kim do NASA công bố. Ảnh: AFP/ TTXVN
Phát hiện này là bằng chứng cho thấy Sao Kim là một hành tinh có hoạt động địa chất, chứ không phải một thế giới "đang ngủ" hoặc "đã chết" như chúng ta vẫn nghĩ lâu nay.
Đó là kết quả một nghiên cứu được công bố ngày 20/7 trên tạp chí Khoa học địa chất tự nhiên Nature Geoscience. Nghiên cứu tập trung vào các cấu trúc giống với núi lửa trên Trái Đất, gọi là coronae, được hình thành từ sự nổi lên của đá nóng từ sâu trong lòng hành tinh này. Nghiên cứu này đã cung cấp bằng chứng thuyết phục về các hoạt động của magma và kiến tạo địa chất gần đây trên diện rộng ở bề mặt Sao Kim.
Từ lâu nay, nhiều nhà khoa học cho rằng sao Kim, vì thiếu các kiến tạo bằng phẳng vốn dần định hình bề mặt Trái Đất, nên về cơ bản là một hành tinh "đang ngủ" xét về mặt địa chất trong nửa tỷ năm qua. Tuy nhiên, người đứng đầu nghiên cứu trên, nhà khoa học về Trái Đất và hành tinh thuộc Viện Địa lý học ở Zurich (Đức), bà Anna Gulcher cho biết: "Công trình của chúng tôi đã cho thấy một số sức nóng từ bên trong lòng vẫn có thể vượt ra đến bề mặt của hành tinh này đến tận hôm nay. Sao Kim rõ ràng không chết hay đang ngủ về địa chất như nhiều người vẫn nghĩ".
Các nhà khoa học đã xác định những loại cấu trúc địa chất chỉ có thể tồn tại trong những coronae có dấu hiệu vừa mới có hoạt động địa chất. Sau khi xác định được các loại cấu trúc địa chất này, các nhà khoa học tìm kiếm những ảnh chụp Sao Kim do tàu vũ trụ Magellan của NASA thực hiện vào những năm 90 của thế kỷ trước để tìm ra coronae có các dấu hiệu trên.
Trong số 133 coronae được phân tích, có 37 cấu trúc dường như hoạt động từ 2 đến 3 triệu năm trước. Một trong những tác giả nghiên cứu, chuyên gia địa vật lý Laurent Montesi thuộc Đại học Maryland, cho biết: "Nhiều cấu trúc trong số các cấu trúc (được xác định trên sao Kim) vẫn đang hoạt động ngày nay".
Coronae là những nơi có các dòng nham thạch và các phay địa chất chính nối thành một vùng vòng tròn lớn. Nhiều cấu trúc trong số 37 cấu trúc nói trên nằm bên trong một vành đai rất lớn ở phía Nam Bán cầu của sao Kim, bao gồm một coronae khổng lồ tên là Artemis, có đường kính 2.100 km. Sao Kim, hành tinh gần Trái Đất nhất và chỉ nhỏ hơn một chút, được bao phủ bằng những đám mây acid sulfuric và nhiệt độ bề mặt nóng đến mức có thể làm tan chảy chì.
Oxy từ Trái Đất có thể làm rỉ sắt trên Mặt Trăng Gió Mặt Trời thổi oxy từ khí quyển Trái Đất tới Mặt Trăng, phản ứng với sắt và tạo nên khoáng vật hematite. Các nhà khoa học phát hiện hematite (màu đỏ) trên Mặt Trăng. Ảnh: IFL Science. Các nhà thiên văn phát hiện hematite ở nơi có vĩ độ lớn trên bề mặt Mặt Trăng, chủ yếu nằm ở phía gần Trái...