Phát hiện loài ếch mới cực nhỏ có 3 ngón chân
Trong một chuyến đi tới khu bảo tồn rừng nhiệt đới Đại Tây Dương ở miền Nam Brazil, nhà sinh học Michel Garey đã tình cờ phát hiện ra một loài ếch mới rất nhỏ và đặc biệt là chỉ có 3 ngón chân.
Tuy được tìm thấy vào năm 2007 nhưng phải đến tận tháng 6 vừa qua, các nhà khoa học mới chính thức công nhận loài này với cái tên Brachycephalus tridactylus. Thông tin đó đã được đăng tải trên tạp chí Herpetologica, tạp chí quốc tế chuyên về lĩnh vực nghiên cứu và bảo tồn loài bò sát và loài lưỡng cư. “Phải mất 18 tháng kể từ đầu năm 2011 để thu thập 7 con ếch mới, mang đến bảo tàng so sánh với các mẫu ếch khác rồi mới đưa ra kết luận trên”, Garey nói.
Loài ếch mới chỉ có 3 ngón tay với chiều dài chưa đầy 1,5 cm.
B.tridactylus được tìm thấy ở độ cao khoảng 900 mét, đặc điểm nổi bật nhất là sự biến mất của ngón chân thứ 4, một đặc tính thông thường trong quá trình tiến hóa loài ếch nói chung. B.tridactylus có kích thước vô cùng nhỏ với chiều dài chưa đầy 1,5 cm, chủ yếu là màu cam điểm những đốm màu xám ô-liu và các chấm nhỏ trên cơ thể, con đực có thể thực hiện khoảng 30 cuộc gọi giao phối trong một ngày.
Garey cho biết hiện ông vẫn chưa thể tính toán số lượng loài ếch này. Chúng là một trong số 43 loài động vật lưỡng cư được tìm thấy tại khu bảo tồn có diện tích 2.253 ha nằm ở Guaraquecaba, Parana. Các chuyên gia ước tính có khoảng 950 loài lưỡng cư sống khắp Brazil và hơn 6.700 loài trên toàn thế giới.
Động vật lưỡng cư máu lạnh như ếch, cóc, kỳ nhông, sa giông… đang ngày càng bị đe dọa bởi biến đổi khí hậu, ô nhiễm và sự xuất hiện của một căn bệnh nguy hiểm lây nhiễm do nấm, có liên quan đến sự nóng lên toàn cầu. Theo một cuộc khảo sát rộng rãi các loài lưỡng cư trên thế giới mang tên Global Amphibian Assessment, 1/3 số loài đã biết đang bị đe dọa tuyệt chủng, hơn 120 loài được cho là đã tuyệt chủng từ năm 1980.
Theo Đất Việt
Anh: Người phụ nữ được khỉ nuôi suốt 5 năm
Bà Chapman đã được bầy khỉ nuôi dưỡng suốt 5 năm (Ảnh minh họa)
Một phụ nữ người Anh đã kể lại câu chuyện bà được khỉ nuôi như thế nào trong rừng nhiệt đới ở Colombia.
Marina Chapman, đang sống tại Bradford (Anh), cho biết bà đã bị bắt cóc ở gần Cucuta (Colombia) vào những năm 1950 khi còn nhỏ. Sau đó, bà bị những tên bắt cóc bỏ lại trong một khu rừng nhiệt đới gần biên giới với Venezuela.
Trong cuốn sách có tựa đề: "The Girl With No Name: The Incredible True Story of the Girl Raised by Monkeys", bà Chapman đã kể lại chi tiết bà được một nhóm khỉ mũ nuôi dưỡng trong suốt 5 năm.
Trong thời gian sống cùng bầy khỉ, bà Chapman đã học trèo cây, bắt chim và thỏ bằng tay từ những người "mẹ nuôi" của mình. Sau đó, bà được phát hiện bởi nhóm thợ săn và bị những người này bán cho nhà thổ để lấy một con vẹt.
Bà Chapman sau đó được một gia đình người Colombia nhận nuôi, trước khi được họ đưa sang Bradford (Anh) vào năm 1977. Tại đây, bà gặp một người đàn ông có tên là Chapman và sau đó họ đã làm đám cưới với nhau.
Những cô con gái của bà Chapman cho biết, họ được mẹ nuôi như những con khỉ nhỏ và bà luôn giữ côn trùng và sâu bọ quanh nhà.
"Khi chúng tôi muốn ăn, chúng tôi phải kêu lên như những con khi nhỏ", Vanessa James, một cô con gái của bà Chapman, tiết lộ. "Tất cả những người bạn học của tôi đều yêu quý mẹ tôi bởi vì bà rất khác thường và có đôi chút trẻ con".
Các đây 5 năm, bà Chapman cùng Vanessa James đã trở lại Columbia để tìm kiếm bố mẹ đẻ, nhưng họ đã không tìm thấy.
Theo 24h
Loài rùa tiểu qua đường... miệng Các nhà khoa học vừa phát hiện ra đặc điểm hết sức thú vị của loài rùa mai mềm TQ đó là tiểu qua đường miệng. Loài rùa mai mềm Rùa mai mềm này còn được gọi là ba ba trơn, thường sống ở khu vực đầm lầy Đông Á. Một nghiên cứu trước đây chứng minh những mô mượt bên trong miệng...