Phát hiện loài động vật có vú cổ xưa nhất
Các nhà khoa học Mỹ và Trung Quốc đã phát hiện hóa thạch một loài động vật có vú cổ xưa nhất phân bố khắp lục địa Á Âu cách dây 160 triệu năm.
Các nhà khoa học Mỹ và Trung Quốc tuyên bố họ vừa phát hiện một bộ xương gần như nguyên vẹn của “loài động vật có vú lâu đời nhất và tiến hóa thành công nhất” trên Trái đất.
Được đặt tên là “ Rugosodon eurasiaticus”, loài sinh vật mới được phát hiện này trông giống như một con chuột hay con sóc nhỏ. Nó sinh sống trên Trái đất cách đây 160 triệu năm và là những thành viên đầu tiên của nhóm động vật có vú multituberculate, vốn sinh sôi nảy nở cách đây từ 35 đến 170 triệu năm.
Hóa thạch của loài Rugosodon
Multituberculate xuất hiện trong kỷ Jura và tuyệt chủng vào kỷ nguyên Oligocene, thống trị những môi trường sống rất phong phú trong hơn 100 triệu năm trước khi bị hạ bệ bởi loài động vật gặm nhấm hiện nay.
Trong tuyên bố của mình, nhóm các nhà khoa học đến từ Học viện Khoa học Địa lý Trung Quốc, Bảo tàng Lịch sử Tự nhiên Bắc Kinh và Đại học Chicago cho biết: “Loài động vật có vú mới này có hàm răng lởm chởm với vô số những răng nhỏ và những đường rãnh và hốc, chứng tỏ nó là một loài ăn tạp. Thức ăn của nó là lá cây, hạt dương xỉ và cây hạt trần cùng với giun và côn trùng.”
Video đang HOT
Các nhà nghiên cứu mô tả xương mắt cá của loài Rugosodon là “cực kỳ linh hoạt và cơ động”, một đặc điểm chứng tỏ đây là loài động vật chạy rất nhanh và lanh lợi.
“Các hậu duệ của multituberculate ở kỷ Phấn trắng và kỷ Paleocene đã phân hóa về chức năng rất mạnh mẽ, một số loài có thể nhảy, một số có thể đào hang, số khác có thể trèo cây và nhiều loài sống trên mặt đất. Loài multituberculate trèo cây và nhảy nhót có xương mắt cá thú vị nhất vì chúng có khả năng “quay ngược đằng sau”, giáo sư ZheXi Luo thuộc Đại học Chicago cho biết.
Hình ảnh tái hiện của Rugosodon
“Điều đáng ngạc nhiên ở đây là những đặc điểm ở xương mắt cá này cũng đã xuất hiện ở loài Rugosodon”, ông bổ sung.
Các nhà nghiên cứu nói rằng Rugosodon là loài sống về đêm trên bờ hồ khu vực khí hậu ôn hòa ở huyện Jianchang tỉnh Liêu Ninh, Trung Quốc ngày nay.
Trong thời kỳ đó, chúng chia sẻ lãnh đại với loài khủng long có lông Anchiornis, thằn lằn bay Darwinipterus, các loài động vật chân đốt và một số loài động vật có vú khác.
Hóa thạch mới được phát hiện ở miền đông Trung Quốc này rất giống với răng hóa thạch của multituberculate cuối kỷ Jura được phát hiện ở Bồ Đào Nha.
Giáo sư Luo nhận định: “Điều này cho thấy loài Rugosodon và các họ hàng multituberculate gần của nó đã phân bố trên khu vực rộng khắp toàn bộ lục địa Á Âu.”
Theo Science
Khủng long "ma cà rồng" ăn chay
Trên tạp chí Zookeys và trang web của Hiệp hội Địa lý quốc gia (Mỹ), các nhà nghiên cứu vừa công bố chi tiết về loài khủng long "ma cà rồng lùn" kỳ lạ.
Đây là một trong những loài khủng long nhỏ nhất được tìm thấy có răng nanh giống như ma cà rồng, hộp sọ vẹt và bộ lông như nhím nhưng lại ăn chay.
Đầu khủng long "ma cà rồng lùn" sau khi được các nhà làm mô hình phục chế từ mẫu hóa thạch. Ảnh: Live Science
Hóa thạch cổ về loài khủng long "ma cà rồng lùn" này được tìm thấy ở Nam Phi vào những năm 1960, lưu trữ tại Đại học Harvard (Mỹ) nhưng ít ai chú ý. Cho đến gần đây, Paul Sereno - một nhà cổ sinh vật học tại Đại học Chicago (Mỹ) - nhìn thấy nó và phát hiện ra manh mối sáng tỏ sự tiến hóa của các loài khủng long khổng lồ nổi tiếng như Stegosaurus và Triceratops.
Loài khủng long 200 triệu năm tuổi này được đặt tên là Pegomastax africanus, chỉ nặng cỡ một con mèo, lông tua tủa như nhím với 2 chân sau dài có thể đi lại nhanh nhẹn.
Nó có hộp sọ dài khoảng 5 cm trông như mỏ của một con vẹt với những chiếc răng nanh của ma cà rồng (dài gần 1 cm) ở trong mỏ dùng để cắt cây cỏ và mổ hoa quả.
Loài khủng long Pegomastax có răng nanh để tự vệ và giành bạn tình. Ảnh: Live Science
Theo một số chuyên gia, những chiếc răng đó có thể dùng để ăn thịt hoặc côn trùng. Tuy nhiên, Giáo sư Sereno cho rằng để tự vệ và chiến đấu giành bạn tình sau khi ông nghiên cứu về cấu trúc bộ răng của chúng, phát hiện khi hàm đóng lại, các răng nanh trượt vào ổ răng hàm đối diện chứ không trượt qua nhau như răng nanh của những loài ăn thịt.
Giáo sư Sereno nói: "Rất hiếm một loại khủng long nào có răng nanh mà lại chỉ ăn thực vật như Pegomastax".
Theo 24h
Phát hiện hình khắc bí ẩn cổ xưa nhất Bắc Mỹ Các nhà khoa học đã phát hiện những hình khắc trên đá cổ xưa nhất Bắc Mỹ với niên đại ít nhất 10.000 năm và đang tìm cách giải mã chúng. Những hình khắc cổ trên đá tại đáy một hồ cạn ở Nevada, Mỹ đã được xác nhận là những hình khắc đá cổ xưa nhất Bắc Mỹ được tạo ra từ...