Phát hiện loài côn trùng có khả năng đi lộn ngược dưới mặt nước
Một nhà nghiên cứu đã tình cờ phát hiện loài côn trùng có khả năng đi lộn ngược dưới mặt nước ở Australia.
Một con bọ cánh cứng được phát hiện đi lộn ngược ở dưới mặt nước. Đây là lần đầu tiên loài côn trùng này được ghi nhận di chuyển theo cách thức kỳ lạ như vậy, Guardian đưa tin.
Con bọ có kích thước từ 6-8 mm, được tìm thấy khi đang đi dọc bên dưới bề mặt hồ nước tại New South Wales, Australia trong tư thế lộn ngược.
Nhà nghiên cứu đã phát hiện ra bọ cánh cứng đi lộn ngược dưới bề mặt nước. Ảnh: Đại học Newcastle.
Ông John Gould, nhà nghiên cứu tại Đại học Newcastle, đã tình cờ phát hiện ra loài bọ này khi nghiên cứu một loài ếch ở dãy núi Watagan, Australia.
Trong lúc tìm kiếm nòng nọc, ông bất ngờ nhìn thấy con bọ đi dọc theo mặt dưới của mặt nước như thể bị dính vào tấm kính trong suốt.
Video đang HOT
“Điều thú vị nhất là nó không chỉ có khả năng di chuyển mà còn có thể nằm yên trong khi dán chặt vào mặt dưới của mặt nước”, ông Gould nói.
Các nhà nghiên cứu tin rằng loài côn trùng này thuộc họ bọ cánh cứng Hydrophilidae.
Theo đó, con bọ có thể đi ngược dưới bề mặt của mặt nước nhờ bong bóng không khí giữa bụng của nó. Lượng không khí này giúp cung cấp một lực nổi, đủ để dính con bọ cánh cứng lên mặt nước.
“Chúng tôi cũng nhận thấy rằng loài bọ này có các đốm giống như lông ở chân giúp chúng có khả năng thu giữ nhiều không khí hơn”, ông Gould cho biết.
Một số nhà nghiên cứu đưa ra giả thuyết cho rằng đây có thể là hành vi tiến hóa giúp bọ cánh cứng tránh những kẻ săn mồi dưới nước.
Tìm thấy báu vật trong hóa thạch phân khủng long
Những con bọ cánh cứng được bảo quản nguyên vẹn trong hóa thạch phân khủng long cung cấp cho con người cái nhìn đầu tiên về côn trùng của kỷ Tam Điệp.
Trong một nghiên cứu được công bố hôm 29/6 trên tạp chí Current Biology, các nhà khoa học tuyên bố đã tìm thấy một loại bọ cánh cứng có tuổi thọ lên đến 230 triệu năm. Loài này chưa từng được phát hiện trước đây.
CNN cho biết con bọ cánh cứng được đặt tên khoa học là Triamyxa coprolithica. Cái tên cho biết loài bọ này được tìm thấy trong phân hóa thạch (coprolites), sống trong kỷ Tam Điệp (kỷ Trias), kéo dài từ khoảng 252 triệu cho đến 201 triệu năm trước, và thuộc phân bộ Myxophaga. Phân bộ này bao gồm những loài bọ cánh cứng nhỏ ăn tảo, sống dưới nước hoặc phụ thuộc vào nước.
Hình ảnh mô phỏng lại loài bọ Triamyxa coprolithica. Ảnh: CNN.
Đây là loài côn trùng đầu tiên trên thế giới được tìm thấy trong hóa thạch phân khủng long. Để tìm được loài này, các nhà khoa học phải sử dụng phương pháp quét phân hóa thạch bằng tia X quang mạnh.
Sam Heads, giám đốc Trung tâm Cổ sinh vật học PRI tại Đại học Illinois, cho biết: "Hóa thạch côn trùng còn nguyên hình dạng ba chiều như thế này chưa từng được tìm thấy kể từ kỷ Tam Điệp. Vì vậy, phát hiện này rất quan trọng".
"Tôi thực sự ngạc nhiên khi thấy những con bọ cánh cứng được bảo quản tốt như thế nào. Khi bạn mô hình hóa chúng trên màn hình, chúng như đang nhìn thẳng vào bạn", Martin Qvarnstrm, tác giả nghiên cứu, phát biểu.
"Canxi phosphat có trong phân hoá thạch kết hợp với sự khoáng hóa sớm của vi khuẩn đã tạo điều kiện cho khả năng bảo tồn hóa thạch mỏng manh này", tác giả viết trong nghiên cứu.
Dựa trên kích thước, hình dạng và đặc điểm của phân hóa thạch, các nhà khoa học kết luận phân được bài tiết bởi loài khủng long Silesaurus opolensis, sống ở Ba Lan khoảng 230 triệu năm trước trong kỷ Tam Điệp.
"Mặc dù Silesaurus dường như đã ăn rất nhiều cá thể triamyxa coprolithica, nhưng loài này quá nhỏ để trở thành con mồi mục tiêu", nhà nghiên cứu Qvarnstrm nói.
"Kích thước nhỏ của chúng chắc chắn đã giúp chúng còn nguyên vẹn vì không bị nhai nát và được nuốt trọn", ông Heads nhận định.
Các nhà nghiên cứu cũng cho rằng phân hóa thạch có thể là sự thay thế đối với hổ phách để trở thành vật liệu bảo quản xác côn trùng tốt nhất.
"Tôi đã nghiên cứu về côn trùng hóa thạch được bảo quản trong hổ phách trong nhiều năm. Tôi đồng ý với các tác giả rằng các mẫu vật được tìm thấy trong phân hóa thạch rất giống với hổ phách về tính đầy đủ và mức độ bảo quản", giám đốc Heads nói.
Các hóa thạch lâu đời nhất từ hổ phách cũng chỉ khoảng 140 triệu năm tuổi. Vì vậy, những hóa thạch phân khủng long có thể giúp các nhà khoa học khám phá nhiều điều bí ẩn hơn nữa.
"Chúng ta không biết côn trùng kỷ Tam Điệp trông như thế nào. Bây giờ thì chúng ta đã có cơ hội", đồng tác giả nghiên cứu Martin Fikáek, nhà côn trùng học tại Đại học Tôn Trung Sơn ở Đài Loan, tuyên bố.
Quỳnh Trần JP được khen ngợi dù lại ăn đồ kinh dị nhờ thay đổi 1 điểm Quỳnh Trần JP từ lâu đã là cái tên nổi tiếng trong làng YouTuber với những clip ăn uống ngon lành bên cạnh cậu con trai là bé Sa. Tuy nhiên, mới đây, cô đã bị cộng đồng mạng phản ứng gay gắt khi đăng tải video công khai ăn chân gấu. Làn sóng tranh cãi vừa mới giảm bớt, Quỳnh Trần JP...