Phát hiện loài chuột tưởng đã tuyệt chủng một thế kỷ trước ở Australia
Các nhà khoa học đã phát hiện các cá thể của loài chuột Gould, từng bị cho là đã tuyệt chủng ở Australia khoảng 150 năm trước, tại các hòn đảo ngoài khơi bờ biển phía tây nước này.
Theo Guardian , trước đó, loài chuột Gould được cho là đã tuyệt chủng sau khi các thể của loài này bị quét sạch khỏi lục địa Australia.
Các nhà khoa học Australia đã phát hiện rằng loài chuột Gould vẫn còn tồn tại khi đang trong quá trình thực hiện một nghiên cứu về sự sụt giảm số lượng các loài động vật bản địa ở Australia kể từ khi người châu Âu đặt chân đến lục địa này.
Loài chuột Gould từng bị cho là đã tuyệt chủng được phát hiện tại các hòn đảo ngoài khơi bờ biển vùng Tây Australia. Ảnh: Australian Wildlife Conservancy.
Theo đó, trong quá trình nghiên cứu mẫu ADN của 8 loài gặm nhấm đã tuyệt chủng tại Australia và 42 loài vẫn còn tồn tại có liên quan tới những loài này, các nhà khoa học đã phát hiện ra rằng DNA của loài chuột Vịnh Cá mập đang tồn tại hoàn toàn trùng khớp với DNA của loài chuột Gould, được cho là đã tuyệt chủng hơn 150 năm về trước.
Loài chuột Vịnh Cá mập đang phát triển rất mạnh mẽ và có thể được tìm thấy tại nhiều hòn đảo ngoài khơi bờ biển phía tây Australia.
Video đang HOT
“Sự hồi sinh của loài chuột Gould là một tin tốt lành trong bối cảnh chúng ta đang chứng kiến sự sụt giảm mạnh mẽ các cá thể của rất nhiều loài gặm nhấm bản địa ở Australia”, bà Emily Roycroft, một nhà sinh học tiến hóa tại Đại học Quốc gia Australia cho biết.
Theo bà Roycroft, các loài gặm nhấm chiếm tổng cộng 41% số lượng các loài thú có vú bản địa đã tuyệt chủng kể từ khi người châu Âu biến nơi này trở thành một thuộc địa vào nă 1788.
“Thật tuyệt vời khi loài chuột Gould vẫn còn tồn tại, nhưng việc loài này đã biến chỉ còn tồn tại ở các hòn đảo ngoài khơi bờ biển Tây Australia mặc dù trước đó còn sinh sống trên khắp lục địa này là một sự thật đáng lưu ý. Đó là sự sụp đổ dân số hoàn toàn của một loài”, bà Roycroft nhấn mạnh.
Theo Sở Môi trường bang New South Wales, loài chuột Gould là một loài chuột từng tồn tại với số lượng lớn ở Australia trước khi nơi đây trở thuộc địa của các nước châu Âu. Loài chuột này thường có kích thước nhỏ hơn so với chuột đen và sinh sống theo các cộng đồng nhỏ. Chuột Gould thường sinh sống dưới các bụi cây, trong các hang sâu khoảng 15 cm.
Loài chuột này chứng kiến sự sụt giảm mạnh mẽ về số lượng vào những năm 1840. Nguyên nhân được cho là do các loài mèo được những người dân di cư từ châu Âu mang tới Australia.
Băng tan lộ xác tê giác lông cừu nguyên vẹn đáng kinh ngạc
Các nhà khoa học phát hiện xác tê giác lông cừu tuyệt chủng bên dưới lớp băng vĩnh cửu ở Siberia.
Sasha được tìm thấy vào năm 2014 ở Yakutia
Băng tan làm xuất hiện nhiều vật thể bí ẩn khiến các nhà khoa học loay hoay tìm kiếm lời giải thích. Năm 2017, băng tan ở Siberia làm xuất hiện một miệng hố khổng lồ và để lộ ra lối vào thế giới cổ xưa 200.000 năm tuổi.
Miệng hố bị lộ được đặt tên Batagaika, rộng khoảng 1km, sâu 90 mét và đang không ngừng mở rộng từ 9-30 mét mỗi năm. Người dân địa phương gọi nó là 'cửa địa ngục', 'cửa dẫn tới thế giới ngầm' sau khi nghe thấy nhiều âm thanh quái dị phát ra từ nó.
Từ đó đến nay, nhiều lần người ta phát hiện thu thập được những vật thể bí ẩn kỳ lạ, không thể giải thích lộ ra dưới lớp băng tan ở sông băng.
Mới đây, một người đàn ông địa phương tên Alexei Savvin bất ngờ phát hiện xác của một con vật bị phủ đầy bùn đất. Các nhà khoa học sau đó xác định đó là xác của tê giác lông cừu được bảo quản tốt bên dưới lớp băng vĩnh cửu ở Siberia.
Băng tan lộ xác tê giác lông cừu nguyên vẹn đáng kinh ngạc
Các nhà khoa học thậm chí đã phục hồi được bữa ăn cuối cùng trước khi con tê giác chết. Nhà khoa học Albert Protopopov cho biết: "Ước tính sơ bộ, con tê giác khoảng 3 hoặc 4 tuổi rất có thể nó chết đuối trên sông. Xác con tê giác được bảo quản rất tốt, ngoài ra còn có một phần nội tạng của con vật cũng được bảo quản hoàn hảo. Trong tương lai, chúng tôi có thể nghiên cứu chi tiết hơn về cách các loài đã sống ra sao và thức ăn như thế nào".
Xác con tê giác này còn nguyên vẹn tới 80%. Alexei Savvin phát hiện ra con vật ở gần địa điểm khai quật con tê giác lông cừu con duy nhất trên thế giới có tên là Sasha vào năm 2014. Ước tính tuổi của Sasha vào khoảng 34.000 năm.
Alexei Savvin phát hiện xác tê giác ở quận Abyisky, Yakutia cùng với một chiếc sừng gần đó. Giới tính của con vật vẫn chưa được tiết lộ.
Theo Valery Plotnikov, một nhà nghiên cứu thuộc Học viện khoa học Sakha, ước tính tê giác mới có thể sống trong thời gian cách đây khoảng 20.000 đến 50.000 năm.
Ông nói: "Chúng tôi vẫn chưa thực hiện phân tích carbon phóng xạ. Do vậy vẫn chưa biết cụ thể".
Hiện tại, xác của con tê giác lông cừu đang được cất giữ gần cẩn thận trước khi vận chuyển đến thủ phủ Yakutsk, Yakutia và giới thiệu với cộng đồng khoa học.
Phát hiện nhóm người bí ẩn đầu phẳng, răng to, không có cằm từng sinh sống ở Israel Các nhà nghiên cứu phát hiện xương hóa thạch thuộc về nhóm người cổ đại chưa từng được biết đến có đầu phẳng, răng to, không có cằm. Nhóm nghiên cứu phát hiện nhiều mảnh sọ và xương hàm trong một khu vực khảo cổ gần Nesher Ramla, gần thành phố Ramla, Israel. Nhóm người tiền sử xuất hiện cách dây 400.000 năm,...