Phát hiện loài cá voi có bốn chân cực kỳ lạ
Loài cá voi đầu tiên trên được các nhà khoa học đặt tên là Peregocetus Pacificus.
Một con cá voi bốn chân cổ đại sống cách đây 40 triệu năm đã được phát hiện đem tới cái nhìn mới về những con cá voi đầu tiên xuất hiện trên hành tinh.
Nó được cho là tổ tiên đầu tiên của cá voi và cá heo đến Thái Bình Dương sau khi vượt qua Đại Tây Dương.
Chân dung tổ tiên của cá voi, cá heo hiện đại
Hoá thạch của loài động vật này được tìm thấy trong lớp trầm tích dọc bờ biển Peru năm 2011, cho thấy chúng thích nghi với cuộc sống lưỡng cư.Theo các nhà khoa học, loài cá voi đặc biệt này có bàn chân có móng và đặc điểm giống với rái cá, một loài sống cả trên cạn và dưới nước.
Các nhà khoa học cho biết, từ thời Darwin người ta đã nhận định cá voi cùng cá heo có nguồn gốc từ loài động vật có vú bốn chân.
Người ta từng nghĩ rằng cá voi lần đầu chuyển từ đất liền xuống dưới nước cách đây 50 triệu năm vì tìm thấy những hoá thạch ở Ấn Độ và Pakistan.
Video đang HOT
Loài cá voi đầu tiên trên được các nhà khoa học đặt tên là Peregocetus Pacificus. Những chiếc móng giúp chúng đi lại trên cạn trong khi màng bơi giúp chúng bơi dưới nước như loài rái cá.
Hoá thạch của loài này được nghiên cứu cho thấy chúng có thể bơi vài tuần trong nước trong khi vẫn giữ được khả năng đi bộ ở trên cạn.
Hàm răng chúng sắc nhọn với chiếc mõm dài cho thấy những con cá voi đầu tiên có thể đã ăn cá và các loài giáp xác.
Anh Minh
Theo Báo Đất Việt
Loài quái vật nghìn năm vẫn sống trong rừng rậm Amazon?
Thời gian qua, có nhiều thông tin về việc nhìn thấy loài quái vật bí ẩn trong rừng rậm Amazon.
Các nhà khoa học đang cố gắng săn lùng bằng chứng về loài động vật kỳ lạ này.
Những câu chuyện về loài quái vật này được truyền qua nhiều thế hệ người dân. Nó là một con thú khổng lồ, ẩn nấp trung bụi rậm. Thoạt nhìn, nó trông giống như một con lười khổng lồ, di chuyện chậm chạp.
Loài quái vật hơn chục nghìn năm trước vẫn còn tồn tại?
Chúng lang thang trong rừng rậm Nam Mỹ, xé nát cây cối bằng sức mạnh của mình khi đi tìm thức ăn.Con thú này được gọi với cái tên Mapinguari, chúng cao hơn hai mét và thường đứng trên hai chân sau. Khi di chuyển, nó bò bằng bốn chân. Mapinguari được cho là có lông màu đỏ nhạt, móng vuốt dài cuộn vào bên trong. Các miệng của nó đủ lớn để ăn bất cứ sinh vật nào nó gặp.
Mặc dù hiện tại chưa có bất cứ thông tin chính xác nào nhưng các nhà khoa học cho biết, rất có thể đây là loài lười khổng lồ, có kích thước lớn và từng tồn tại từ cuối kỳ nguyên Pleistocene.
Các nhà khoa học đã tìm thấy hoá thạch có niên đại 11.000 năm về loài lười Megatherium khổng lồ minh chứng cho chúng từng tồn tại. Nhiều người cho rằng loài động vật này chưa tuyệt chúng và chúng vẫn sống sâu trong rừng nhiệt đới Amazon.
Trong khi loài Megatherium ăn chay thì Mapinguari là loài ăn thịt, tấn công gia sức bằng móng vuốt và hàm răng sắc nhọn. Nhiều người từng ngửi thấy mùi lạ xung quanh khu vực của họ.
Một miêu tả khác về loài lười khổng lồ này
Mapinguari được cho là có mùi rất nặng, đủ để cảnh báo cho sự tồn tại của mình trong khu vực đó, sẽ là khôn ngoan cho việc rời đi. Chúng được cho là sợ nước nên thường sống ở nơi khô ráo.
Ngày càng nhiều người báo cáo họ trông thấy loài động vật này khiến cho các cuộc thám hiểm của giới khoa học vào khu rừng nhiều hơn nhưng đến nay, chưa có hình ảnh nào được ghi lại.
Lucas Karitiana, một thành viên của bộ tộc Karitiana ở Brazil khẳng định con trai ông đã nhìn thấy loài động vật này và may mắn trốn thoát. Chúng to lớn và khoẻ đến nỗi quật nát những cây cối ở xung quanh.
Giới khoa học cũng tin vào điều này dù cho họ chưa thể tìm ra được bằng chứng cụ thể.
Anh Minh
Theo Báo Đất Việt
1001 thắc mắc: Vì sao cua lại nhả bọt, loại cua nào khủng nhất thế giới? Khi chúng ta mua cua đều phải chọn cua sống có vỏ cứng, nhả ra rất nhiều bọt trắng. Điều này có quy luật gì vậy? Có hơn 6.800 loài Phân thứ bộ Cua hay cua thực sự (danh pháp khoa học:Brachyura) là nhóm chứa các loài động vật giáp xác, thân rộng hơn bề dài, mai mềm, mười chân có khớp, hai...