Phát hiện loài cá sống sâu nhất dưới đại dương, vì sao chúng chịu được môi trường này?

Theo dõi VGT trên

Các nhà khoa học vừa ghi hình được một loài cá sống ở độ sâu 8.336m dưới mực nước biển gần Nhật Bản.

Bằng cách nào những sinh vật này sinh tồn ở dưới hàng km nước như vậy?

Phát hiện loài cá sống sâu nhất dưới đại dương, vì sao chúng chịu được môi trường này? - Hình 1

Mới đây, các nhà khoa học đã quay được cảnh một con cá bơi ở độ sâu hơn 8km, lập kỷ lục mới về loài cá sâu nhất từng được con người ghi nhận.

Con cá sống sâu nhất dưới đáy biển mà loài người phát hiện ra.

Cụ thể, đó là một loài cá ốc chưa xác định thuộc chi Pseudoliparis đã được chụp bởi một camera tự động đang bơi ở độ sâu 8.336m trong rãnh Izu-Ogasawara, phía đông nam Nhật Bản.

Loài cá sâu nhất trước đây được ghi nhận là cá ốc Mariana (Pseudoliparis swirei), được tìm thấy ở độ sâu 8.178m xa hơn về phía nam, vị trí giữa Nhật Bản và Papua New Guinea trong rãnh Mariana.

Phần sâu nhất của đại dương được gọi là vùng hadal (tiếng Việt gọi là Vùng biển khơi tăm tối), được đặt theo tên vị thần Hy Lạp của âm phủ, Hades.

Chỉ nghe tên cũng đủ biết vùng hadal, sâu từ 6 đến 11km, là một khu vực gần như cấm địa đối với sinh vật sống, có đặc trưng là bóng tối đen ngòm, áp suất nghiền nát và nhiệt độ gần như đóng băng.

Phát hiện loài cá sống sâu nhất dưới đại dương, vì sao chúng chịu được môi trường này? - Hình 2

Video đang HOT

Một thiết bị không người lái đang thăm dò đáy biển sâu của Thái Bình Dương.

Trong một thời gian dài, các nhà khoa học tin rằng không thể có sự sống dưới đáy đại dương do những điều kiện khắc nghiệt này, nhưng nhận thức đó đã thay đổi đáng kể vào năm 1977, khi một nhóm nghiên cứu Hoa Kỳ thả một phương tiện điều khiển từ xa ở độ sâu 2.440m xuống Thái Bình Dương để lấy hình ảnh từ miệng phun thủy nhiệt, nơi nước biển gặp magma. Họ đã rất ngạc nhiên khi thấy những lỗ thông hơi dưới biển sâu này tràn đầy sự sống.

Kể từ năm 1977, các nhà khoa học biển đã phát hiện ra tới 600 loài chưa từng thấy xung quanh những lỗ thông hơi này, bao gồm một loài chân bụng có vảy (Chrysomallon squamiferum), một loại ốc có “áo giáp sắt” và một loài cua mới tên là ‘The Hoff’ ( Kiwa tyleri) được đặt theo tên nam diễn viên Hoa Kỳ David Hasselhoff do bộ ngực đầy lông của nó.

Theo Abbie Chapman, nhà nghiên cứu tại Đại học College London, người đã nghiên cứu các sinh vật sống xung quanh các lỗ thông thủy nhiệt, ở đáy rãnh Mariana có áp suất 1.086 bar, tương đương với việc có 100 con voi đứng trên đầu bạn.

Làm thế nào các sinh vật có thể phát triển mạnh trong môi trường khắc nghiệt như vậy?

Sự thật là, động vật biển sống trong vùng hadal đã thích nghi ở cấp độ tế bào để giúp chúng có thể chịu được các điều kiện khắc nghiệt.

Các sinh vật như động vật giáp xác amphipod khổng lồ và cá ốc Mariana có nồng độ cao các phân tử hữu cơ được gọi là piezolytes (cái tên này bắt nguồn từ từ “piezin” trong tiếng Hy Lạp có nghĩa là áp suất), giúp ngăn không cho màng tế bào và protein của chúng bị nghiền nát dưới áp suất cực cao.

Những phân tử này chống lại trọng lượng của tầng nước sâu hàng nghìn mét xung quanh bằng cách tăng không gian mà protein chiếm bên trong tế bào của sinh vật. Theo nhà sinh vật biển sâu Tim Shank tại Viện Hải dương học Woods Hole ở Massachusetts mô tả, “nó giống như việc dựng một chiếc cọc trong lều”.

Các nghiên cứu cho thấy rằng lượng phân tử piezolyte trimethylamine N-oxide ( TMAO) trong các sinh vật đại dương tỉ lệ thuận với độ sâu của môi trường sống của chúng.

Các nhà nghiên cứu từ Đại học Leeds đã kết luận trong một nghiên cứu năm 2022 rằng TMAO hoạt động giống như “một điểm neo trong mạng lưới nước” bằng cách hình thành các liên kết hydro mạnh với các phân tử nước. Điều này cho phép sinh vật chống lại áp lực cực độ mà nó phải chịu.

Phát hiện loài cá sống sâu nhất dưới đại dương, vì sao chúng chịu được môi trường này? - Hình 3

Sinh vật biển sâu có cấu tạo “độc lạ” ngoài sức tưởng tượng, đơn cử là con cá mắt thùng này. Mắt của nó có độ nhạy sáng cực cao và chứa sắc tố xanh lục, chưa kể còn nhìn xuyên qua sọ để quan sát được con mồi trong vùng nước tăm tối.

Cá sống gần bề mặt đại dương có bong bóng cá, một cơ quan chứa đầy khí cho phép chúng duy trì độ sâu ổn định mà không bị chìm hẳn hoặc nổi lên trên mặt nước. Các loài cá biển sâu như cá ốc không có bong bóng bơi, vì sự khác biệt về áp suất giữa khoang chứa đầy khí và nước ép vào từ bên ngoài sẽ làm vỡ chúng.

Trong đại dương sâu thẳm tất nhiên cũng không có ánh sáng mặt trời trực tiếp và do đó các sinh vật không thể dựa vào quá trình quang hợp để chuyển đổi năng lượng của Mặt trời thành dưỡng chất để cung cấp năng lượng cho chúng. Thay vào đó, chúng sử dụng quá trình tổng hợp hóa học từ các phản ứng hóa học xảy ra xung quanh các lỗ thông hơi thủy nhiệt dưới đáy đại dương. Shank nói: “Chúng sống nhờ các chất hóa học từ đáy biển”.

Cá biển sâu cũng đã thích nghi để tồn tại trong môi trường thiếu oxy. Ví dụ, cá hang động Mexico có tế bào hồng cầu lớn hơn tạo ra nồng độ huyết sắc tố cao hơn, rất dồi dào lượng protein mang oxy đi khắp cơ thể, so với cá sống gần bề mặt, theo một nghiên cứu năm 2022.

Chưa kể, để săn mồi, chúng còn cần một thứ khác để chống lại bóng tối đen ngòm: thị giác đặc biệt.

Mắt người có ba loại tế bào hình nón, có khả năng cảm nhận màu đỏ, lục và lam để phân biệt màu sắc trong ngày. Vào ban đêm, chúng ta dựa vào một loại tế bào hình que nhạy cảm với lượng ánh sáng nhỏ nhất, nhưng về cơ bản chúng ta bị mù màu. Ở vùng biển sâu, ánh sáng rất khó đến và cư dân của nó đã tiến hóa một số cách thích nghi cụ thể, bao gồm cả những con mắt khổng lồ có thể có hình dạng như một cái thùng, để bắt mọi hạt ánh sáng có sẵn.

Đã tiến hóa để sống trong bóng tối, những con cá biển sâu trưởng thành dựa vào tế bào cảm quang dạng que để nhìn thế giới của chúng và tế bào hình nón hầu như không có.

Tất cả những sự thích nghi này cho phép các sinh vật phát triển trong vực thẳm tối tăm của đại dương sâu thẳm, tại một trong những môi trường khắc nghiệt nhất trên hành tinh của chúng ta.

Phát hiện cá rồng lấp lánh giống hình viên đạn ở độ sâu 300m

Cá rồng vây cao là loài hiếm nhất trong nhóm cá sống ở vùng biển sâu này.

Các nhà sinh vật học biển đã phát hiện ra một loài cá biển quý hiếm, có ngoại hình rực rỡ trong chuyến thám hiểm ở Vịnh Monterey, California, Mỹ.

Phát hiện cá rồng lấp lánh giống hình viên đạn ở độ sâu 300m - Hình 1

Phát hiện cá rồng lấp lánh sống ở vùng biển sâu

Đây là cá rồng vây cao, loài hiếm nhất trong số các loài cá rồng. Trước đây, các nhà khoa học chỉ phát hiện những cá thể còn sống một vài lần.

Trong ba thập kỷ, bằng các phương tiện điều khiển từ xa ROV, các nhà nghiên cứu của Viện Nghiên cứu Thủy cung Vịnh Monterey (MBARI) đã khám phá vùng biển sâu, tìm thấy nhiều điều kỳ diệu.

Cá rồng vây cao rất khó bắt gặp. Chúng thường sống ở vùng nước sâu. Con cá đặc biệt lần này tìm thấy ở độ sâu hơn 300 mét.

Bruce Robison, nhà khoa học cấp cao của MBARI, trưởng nhóm nghiên cứu cho biết: "Đây là phát hiện đáng kinh ngạc, loài cá này cực hiếm thấy. Màu sắc lấp lánh của nó là một trong những điểm hấp dẫn nhất".

Vảy của cá rồng lấp lánh, có màu đồng kim loại, không giống với bất kỳ loài cá nào sống ở biển sâu. Theo các chuyên gia, màu đồng của cá do hấp thụ tàn dư của ánh sáng xanh, giúp cá có thể ngụy trang, gần như không thể nhìn thấy trong môi trường sống của nó. "Khi chúng tôi chiếu ánh sáng trắng lên cá, trông nó thật lộng lẫy", Bruce Robison cho biết.

Kiểu ngụy trang này giúp nó trở thành một kẻ săn mồi phục kích đáng sợ. Chúng lơ lửng trong bóng tối và chờ những con cá nhỏ và động vật giáp xác bơi qua. Những con mồi bị thu hút, tiến lại gần con cá rồng mà không hề biết nguy hiểm đang cận kề.

Bruce Robison cho biết: "Nó sử dụng mồi nhử để thu hút những con mồi nhìn thấy điểm phát sáng. Khi con mồi tiếp cận gần, cá rồng sẽ phát huy tác dụng của bộ hàm rộng và nhiều răng của nó để siết chặt".

Để có được phát hiện thú vị này, Bruce Robison và một nhóm các nhà nghiên cứu đã tham gia chuyến thám hiểm kéo dài một tuần, tiến hành nhiều thí nghiệm và quan sát trong một khoảng trên biển.

Theo Bruce Robison, nhóm nghiên cứu trên những con tàu đã phải tinh ý, nắm bắt cơ hội và sẵn sàng ứng phó với những điều bất ngờ, họ không bao giờ biết mình có thể phát hiện ra điều gì đặc biệt. "Việc phát hiện ra loài cá rồng vây cao lấp lánh này chỉ là một trong nhiều ví dụ cho thấy sự tò mò, kiên trì khám phá về đại dương đã được đền đáp", Bruce Robison nói.

Bạn thấy bài viết này có hữu ích không?
Có;
Không

Tin liên quan

Tiêu điểm

Phát hiện g.ây s.ốc ở thế giới giống Trái Đất nhất
22:42:51 23/06/2024
Tinh tinh hoang dã biết tìm cây thuốc để trị bệnh, trị thương
17:09:36 24/06/2024
Ảnh vui 23-6: 'Đây là tôi mỗi khi bị điện thoại rớt vào mặt'
17:08:22 23/06/2024
Cá mập là "hung thần" biển cả, vì sao cứ thấy cá heo là tránh né?
16:51:47 24/06/2024
Phát hiện sói cổ đại với hàm răng nguyên vẹn từ lớp băng vĩnh cửu sau 44.000 năm
21:48:05 24/06/2024
Southgate sẽ đưa tuyển Anh về nhà bằng 'cánh cửa thần kỳ'?
16:46:08 23/06/2024
Dân đô thị: Sáng cầu mưa, trưa cầu nắng
17:08:51 23/06/2024
Phát hiện loài cá mới có răng người và "dấu hiệu ác quỷ"
13:46:01 24/06/2024

Tin đang nóng

Châu Bùi: "Tôi chỉ cần nhìn cái áo của mình bị cởi ra ở trên mạng thôi thì thà c.hết còn hơn"
10:06:49 25/06/2024
Bữa cỗ c.hết nghẹn và tập hồ sơ bị ném lên bàn khiến chồng ngồi thụp xuống thở dài thốt lên 3 từ "Xin lỗi em"
08:42:28 25/06/2024
Vợ chồng Trường Giang để lộ chuyện 1 sao nữ Vbiz đang bí mật mang thai con đầu lòng?
08:05:47 25/06/2024
Lộ diện căn nhà thuê của Xoài Non sau khi rời khỏi chồng cũ giàu có
07:17:02 25/06/2024
Nguyên mẫu đời thật của Lưu Diệc Phi trong Câu Chuyện Hoa Hồng: Tiểu tam cướp bồ bạn thân, yêu đương mù quáng hơn cả trên phim
09:10:36 25/06/2024
Vội vã về nhà mừng sinh nhật mẹ chồng, tôi thấy "con dâu hụt" của bà đang mặc váy ngủ nằm lăn lê bò toài trên giường của mình
08:29:14 25/06/2024
DJ Tít khoe dáng n.óng b.ỏng sau khi sinh con thứ 3
10:53:21 25/06/2024
Năm đó chuẩn bị vào Đại học, cha dượng xé giấy nhập học của tôi 7 năm sau ngẫm lại, tôi biết ơn ông rất nhiều!
11:19:55 25/06/2024

Tin mới nhất

Loài cây 'ma cà rồng' đỏ như m.áu cực quý hiếm

06:53:26 25/06/2024
Theo mô tả của các nhà khoa học, cây ma cà rồng vô cùng hiếm gặp trong tự nhiên, chúng là một chi thực vật ký sinh, bám chặt vào rễ của thực vật chủ hút hết chất dinh dưỡng xung quanh rễ cây lân cận để tồn tại.

Ma mút biến mất bởi một 'kẻ tấn công' ngoài hành tinh?

06:50:06 25/06/2024
Manh mối từ 50 địa điểm trên toàn thế giới cho thấy Trái Đất đã gặp phải vật thể vũ trụ nguy hiểm vào đúng thời điểm loài ma mút bắt đầu biến mất.

Mê cung bí ẩn 4.000 năm t.uổi ở Hy Lạp

06:43:25 25/06/2024
Ngay khi tiếp cận hiện trường, nhóm nghiên cứu dẫn đầu bởi Bộ Văn hóa Hy Lạp phát hiện cấu trúc mê cung bao gồm 8 vòng đá đồng tâm, độ dày trung bình 1,4m.

Chân dung chú chó xấu nhất hành tinh

21:19:51 24/06/2024
Chú chó giống Bắc Kinh tên Wild Thang đã bước lên ngôi vị cao nhất trong cuộc thi đẳng cấp chó xấu diễn ra tại Mỹ.

Cùng có thể gây nguy hiểm, tại sao bọ cạp vượt mặt cả loài rắn rết để đứng đầu trong "ngũ độc"?

20:38:38 22/06/2024
Trong thế giới tự nhiên, nhiều loài vật như bọ cạp, rắn, rết, nhện... đã tiến hóa phát triển khả năng tự vệ của chúng bằng nọc độc. Cụ thể là chúng biến cơ thể thành nơi chứa các chất độc để săn mồi và tấn công kẻ thù.

Màn tẩu thoát kỳ diệu của linh dương đầu bò trước sự tấn công của 3 con cá sấu châu Phi

20:21:20 22/06/2024
Một con linh dương đầu bò đã đặt mạng sống của mình vào tình huống nguy hiểm khi quyết định là con vật cuối cùng băng qua sông Mara.

Vật thể lạ bất tử đang chiếm cứ tâm thiên hà chứa Trái Đất

16:57:43 22/06/2024
Những vật thể lạ lùng, cực đoan đang quây lấy vùng tâm hung bạo của Milky Way (Ngân Hà), t.iêu d.iệt vật chất tối để trở nên bất tử.

Loài chim lười bay, là sát thủ diệt rắn độc

07:04:32 22/06/2024
Đó là chim chẹo đất, sinh sống ở vùng sa mạc khô cằn, miền núi hoặc nơi có nhiều cây tại Mỹ và Mexico. Đặc biệt, chúng còn có thể sống cả đời mà không cần một giọt nước nào.

Khủng long ở Mỹ có sừng lưỡi kiếm giống thần lừa lọc Loki

06:56:33 22/06/2024
Lokiceratops có 2 chiếc sừng cong dài hơn 40 cm phía trên mắt, những chiếc sừng nhỏ trên má, cùng những lưỡi kiếm và gai dọc theo tấm khiên đầu mở rộng của nó.

Brazil tìm thấy hóa thạch của loài bò sát giống cá sấu cổ đại

23:09:53 21/06/2024
Hóa thạch của loài bò sát nhỏ giống cá sấu có tên Parvosuchus aurelioi được tìm thấy ở miền Nam Brazil, bao gồm một hộp sọ hoàn chỉnh, 11 đốt sống, xương chậu và một số xương chi.

Vậy là nghỉ hè dữ chưa?

21:38:00 21/06/2024
Kỳ nghỉ hè dài 3 tháng dường như chỉ còn tồn tại trong... truyền thuyết. Ngày nay từ người lớn đến trẻ con ai ai cũng bận rộn suốt mùa hè.

Lươn không có độc, vậy tại sao rắn không dám đụng tới?

11:06:25 21/06/2024
Ở dưới nước, lươn có thể di chuyển linh hoạt, thể hiện sự nhanh nhẹn và cảnh giác đáng kinh ngạc dù đang tìm kiếm thức ăn hay trốn tránh thiên địch.

Có thể bạn quan tâm

Lãng mạn hồ Khe Táu ở Quảng Ninh

Du lịch

13:59:58 25/06/2024
Hồ Khe Táu nằm ở xã Đông Ngũ, huyện Tiên Yên, là nguồn cung cấp nước ngọt tưới tiêu cho hàng trăm ha ruộng của xã Đông Ngũ và Đông Hải.

Bỏ đề xuất cấm tuyệt đối vượt đèn vàng, tài xế thoát cảnh 'tiến, lùi đều sai'

Tin nổi bật

13:58:31 25/06/2024
Tại dự thảo Luật Trật tự, an toàn giao thông đường bộ mới nhất, ban soạn thảo đã bỏ quy định cấm vượt đèn vàng dù đang đi trên vạch dừng hoặc qua vạch dừng.

'Những nẻo đường gần xa' tập 22: Dũng để lộ tình cảm dành cho Đông

Phim việt

13:57:56 25/06/2024
Trong Những nẻo đường gần xa tập 22, Dũng sốt ruột muốn tìm Đông khiến Bảo và Hùng nhận ra tình cảm của anh dành cho cô.

Công an điều tra vụ người mẫu Châu Bùi bị quay lén khi đang thay đồ

Pháp luật

13:54:38 25/06/2024
Người mẫu Châu Bùi phát hiện bị camera giấu kín quay lén khi thay đồ trong nhà vệ sinh của 1 studio nổi tiếng; hiện công an đã tiếp nhận trình báo để điều tra.

Studio nơi Châu Bùi bị quay lén trong nhà vệ sinh nói gì?

Sao việt

13:37:06 25/06/2024
Vụ việc Châu Bùi phát hiện bị quay lén khi thay đồ trong nhà vệ sinh của một studio đang thu hút sự quan tâm của cộng đồng mạng.

Doãn Hải My tiết lộ bụng rạn trắng sau sinh, giảm liền 9kg vì lý do này

Làm đẹp

13:35:25 25/06/2024
Doãn Hải My chia sẻ quan điểm tích cực về tình trạng rạn da sau sinh: Xác định là một khi đã bị rạn thì nó sẽ đi theo mình suốt cuộc đời, mình đón nhận điều này một cách tích cực.

Quất hồng bì vào mùa, cách sử dụng đúng có lợi cho sức khỏe

Sức khỏe

13:07:27 25/06/2024
Đậy kín nắp và bảo quản nơi khô ráo, nhiệt độ phòng, sau 3 tháng là có thể sử dụng. Lúc này đường phèn đã tan hết, nước quất tiết ra sánh lại có màu vàng.

Dàn 2 ngày 1 đêm bị tấn công vì khán giả quá khích, đạo diễn lên tiếng: "Bà con đừng theo đoàn nữa..."

Tv show

12:50:29 25/06/2024
Ngoài việc được ủng hộ, tiếp thêm động lực thì dàn sao và cả ekip 2 ngày 1 đêm cũng phải đối mặt với những kiếp nạn vì nhiều người hiếu kỳ kéo đến, làm ảnh hưởng đến quá trình ghi hình.

Từ nay hãy gọi Kim Ji Won là ca sĩ, MXH náo loạn với màn rap vừa cháy vừa xinh lại vừa ngầu!

Sao châu á

12:44:20 25/06/2024
Kim Ji Won từng được đào tạo làm idol trước khi trở thành diễn viên. Chính vì vậy nữ hoàng nước mắt có kỹ năng trình diễn không vừa.

Phim cổ trang chưa chiếu đã bị chê tan nát: Cặp chính kém sắc như nhau, nhìn sang nam phụ càng tụt mood

Phim châu á

12:30:33 25/06/2024
Bộ phim cổ trang được đ.ánh giá có nội dung hấp dẫn nhưng trailer khiến khán giả thất vọng vì dàn diễn viên kém đẹp, không có chemistry.

Cuộc chiến toàn diện không thể tránh khỏi giữa Israel và Hezbollah?

Thế giới

12:26:46 25/06/2024
Bất chấp những nỗ lực tích cực và những cảnh báo cứng rắn, nguy cơ xung đột lan rộng ở Trung Đông vẫn đang tăng lên từng giờ.