Phát hiện loài bọ cạp khổng lồ từng “khủng bố” các đại dương Trái đất
Với móng vuốt to lớn, các nhà khoa học vừa phát hiện ra loài bọ cạp biển khổng lồ mới có kích thước lớn hơn nhiều so với con người, từng đi lang thang và săn bắt trong các đại dương cổ đại.
Các sinh vật đáng sợ đã được ghi nhận trong một nghiên cứu mới đã tiếp tục làm dày hơn hồ sơ khoa học chắp vá của bọ cạp biển Úc.
Sinh vật khổng lồ này được cho sống trong thời kỳ Đại cổ sinh khoảng 541 – 252 triệu năm trước. Đó là một thời gian mà động vật chân đốt như côn trùng, động vật giáp xác và bọ cạp, có thể đạt đến kích thước đến cực lớn. Động vật chân đốt là một trong những động vật lớn nhất trên Trái đất vào thời điểm đó và được tìm thấy ở nhiều đại dương trên khắp thế giới.
Chúng ta biết đến những con bọ cạp biển khổng lồ trông giống như những con bọ cạp mà chúng ta có ngày nay do tàn tích hóa thạch. Tuy nhiên, chúng giống như anh em họ với những con bọ cạp hiện đại mà chúng ta biết.
Bọ cạp biển khổng lồ mới được phát hiện cũng là một trong những loài săn mồi biển lớn nhất từng được quan sát trong hồ sơ hóa thạch. Chúng có tên khoa học là Jaekelopterus rhenaniae, dài tới hơn 2,5m.
Hóa thạch cho thấy bọ cạp biển khổng lồ cổ đại có thể đã bắt được con mồi trong móng vuốt khổng lồ của chúng và nghiền nát với các cấu trúc giống như răng trên chân. Chúng cũng được cho có khả năng bơi rất nhanh.
Các nhà khoa học nghĩ rằng thức ăn chủ yếu của loài sinh vật này là cá và động vật chân đốt nhỏ hơn, nhưng không loại trừ được những con bọ cạp khổng lồ sẽ ăn thịt người nếu chúng ta xuất hiện vào thời điểm đó.
Bọ cạp biển cổ đại của Úc lần đầu tiên được ghi nhận hóa thạch vào năm 1899 nhưng vẫn còn nhiều điều chúng ta không biết về chúng. Do đó, nghiên cứu mới bao gồm hóa thạch bọ cạp biển mà trước đây chưa được ghi nhận là rất quan trọng bởi nó cung cấp bằng chứng về sáu nhóm sinh vật khác nhau có thể tồn tại ở Úc.
Các nhà nghiên cứu trong tương lai hy vọng sẽ tìm thấy các mẫu vật đầy đủ hơn và ghi nhận các loài cổ xưa tốt hơn nữa.
Nghiên cứu được công bố trên tạp chí Gondwana Research.
Hóa thạch 70 triệu năm tuổi của cá xương khổng lồ
Các nhà cổ sinh vật học hôm 6/7 công bố phát hiện bộ xương hóa thạch của một con cá săn mồi dài 6 m sống cùng thời khủng long.
Một hóa thạch cá xương hoàn chỉnh, tương tự loài được tìm thấy ở Argentina. Ảnh:
Mẫu vật được xác định thuộc chi Xiphactinus, một nhóm cá xương lớn có thể phát triển tới kích thước tương đương cá mập trắng ngày nay. Chúng đã bơi ở vùng biển Patagonia vào cuối kỷ Phấn Trắng, khi nhiệt độ ở đó ôn hòa hơn nhiều so với bây giờ.
"Phần còn lại của con vật khổng lồ được khai quật gần hồ Colhue Huapia, cách thủ đô Buenos Aires của Argentina khoảng 1.400 km về phía nam. Nó có vẻ ngoài trông rất đáng sợ với cơ thể mảnh khảnh và một cái đầu lớn chứa những chiếc răng sắc nhọn dài vài centimet", Julieta de Pasqua, một thành viên trong nhóm nghiên cứu mô tả.
Hóa thạch của loài cá này đã được tìm thấy tại nhiều nơi trên thế giới, một số thậm chí được bảo quản bên trong bụng mẹ. Tuy nhiên, tất cả đều nằm ở bắc bán cầu. Đây là mẫu vật Xiphactinus đầu tiên được phát hiện ở bán cầu nam.
Lưu vực hồ Patagonia ở Argentina là một trong những điểm nóng hóa thạch quan trọng nhất trên thế giới, với rất nhiều bộ xương bò sát và cá tiền sử vẫn còn được bảo quản tốt.
Chi tiết nghiên cứu đã được công bố trên tạp chí Alcheringa: An Australasian Journal of Palaeontology hôm thứ Hai. Công trình được thực hiện bởi Đại học Quốc gia La Matanza, Phòng thí nghiệm Giải phẫu của Bảo tàng Khoa học Tự nhiên Argentina, Hội đồng Nghiên cứu Nhà nước Conicet và Quỹ Azara.
Chim 'nhấc' cá khổng lồ ra khỏi đại dương Hình ảnh đang lan truyền rộng rãi cho thấy một con chim bay vút qua bãi biển đông người, với một con cá khổng lồ trong móng vuốt của nó đã gây kinh ngạc. Hình ảnh con chim cắp con cá ra khỏi đại dương gây kinh ngạc. Ảnh: Metro Các nhân chứng ở bãi biển cho biết, con mồi to lớn được...