Phát hiện lỗ đen khổng lồ trong dải Ngân hà
Các nhà thiên văn học hôm nay, 28/11, thông báo, phát hiện một lỗ đen trên dải Ngân hà lớn đến nỗi nó thách thức các kiểu mẫu hiện có về cách mà các ngôi sao tiến hóa.
Theo tạp chí Nature, lỗ đen khổng lồ được đặt tên là LB-1 cách Trái Đất 15.000 năm ánh sáng và có khối lượng lớn gấp 70 lần Mặt trời.
Liu Jifeng, giáo sư quan sát thiên văn Trung Quốc chia sẻ: “Dải ngân hà được ước tính chứa 100 triệu lỗ đen nhưng LB-1 lớn gấp đôi so với kích thước trung bình. Các lỗ đen có khối lượng như vậy tưởng chừng không tồn tại trong thiên hà của chúng ta”.
Các nhà khoa học chia ra 2 loại lỗ đen. Loại phổ biến là lỗ đen khối lượng ngôi sao – lớn hơn 20 lần so với Mặt trời, hình thành khi trung tâm của một ngôi sao rất lớn tự sụp đổ. Các lỗ đen siêu khối lượng lớn hơn Mặt trời ít nhất một triệu lần và nguồn gốc của chúng không rõ ràng.
Video đang HOT
Dải Ngân hà được ước tính chứa 100 triệu lỗ đen ngôi sao nhưng LB-1 lớn gấp đôi.
Nhưng các nhà nghiên cứu tin rằng, thông thường các ngôi sao điển hình trong dải Ngân hà đã thải ra phần lớn khí của chúng thông qua các “cơn gió sao”, ngăn chặn sự xuất hiện của một lỗ đen có kích thước bằng LB-1. Họ sẽ phải nỗ lực để giải thích sự hình thành của LB-1.
LB-1 được tìm thấy bởi một nhóm các nhà khoa học quốc tế.
Các nhà khoa học đã có xu hướng tìm các lỗ đen bằng cách phát hiện tia X mà chúng phát ra. Nhưng phương pháp này đã hạn chế tính hữu dụng vì chỉ một số ít hệ thống lỗ đen mà ngôi sao đồng hành quay rất gần lỗ đen sẽ phát ra tia X có thể phát hiện được.
Đoàn Hà
Theo baophapluat.vn
'Ngôi sao cô đơn' bị đá ra khỏi dải Ngân Hà, đi mãi trong hư vô
Các nhà thiên văn phát hiện một ngôi sao đang "lướt" qua dải Ngân Hà của chúng ta với vận tốc 6 triệu km/h, và như vậy ngôi sao này sẽ rời khỏi dải Ngân Hà trong 100 triệu năm.
Các nhà thiên văn của Đại học Quốc gia Australia đã nghiên cứu xem vì sao ngôi sao này đang vội vàng rời khỏi dải Ngân Hà đến vậy. Kết quả nghiên cứu của họ được đăng tải trên tạp chí hàng tháng của Hội Thiên văn Hoàng gia Anh, theo CNN.
Ngôi sao này đang di chuyển với tốc độ kỷ lục - gấp 10 lần hầu hết ngôi sao khác trong dải Ngân Hà, bao gồm Mặt Trời của chúng ta.
"Chúng tôi lần theo dấu vết và thấy hành trình của ngôi sao đi từ trung tâm dải Ngân Hà - đó là một điều khá thú vị", Gary Da Costa, tác giả nghiên cứu và giáo sư tại Đại học Quốc gia Australia, cho biết.
Một hình dựng minh họa cho dải Ngân Hà trên bầu trời đài quan sát Las Campanas ở Chile. Ảnh: Reuters.
Các nhà khoa học tin rằng ngôi sao đó bị "đá" ra ngoài rìa dải Ngân Hà từ lỗ đen ở trung tâm, mang tên Sagittarius A*, có khối lượng lớn gấp 4,2 triệu lần Mặt Trời của chúng ta.
Cụ thể hơn, hiện tượng này là do sao đôi đến quá gần lỗ đen. Sao đôi là hai ngôi sao chuyển động quanh nhau.
"Khi sao đôi đến quá gần lỗ đen, lỗ đen có thể bắt giữ một ngôi sao vào trong quỹ đạo gần lỗ đen và 'đá' ngôi sao kia ra xa với tốc độ rất cao", Thomas Nordlander, đồng tác giả nghiên cứu và là giáo sư Đại học Quốc gia Australia, cho biết.
Ngôi sao này cách Trái Đất 29.000 năm ánh sáng và bị "đá" khỏi lỗ đen Sagittarius A* 5 triệu năm trước.
"Theo quy mô thiên văn, ngôi sao sẽ sớm rời khỏi dải Ngân Hà và mãi mãi đi trong vùng trống rỗng giữa các dải thiên hà", Da Costa cho biết.
"Thật vui vì có thể xác nhận giả thuyết đã tồn tại 30 năm rằng ngôi sao có thể bị 'đá' ra khỏi thiên hà bởi lỗ đen siêu khối lượng ở trung tâm dải thiên hà".
Trung tâm các dải thiên hà là khu vực khó quan sát một cách chính xác. Vì vậy, hiểu được đặc tính, thành phần của ngôi sao bị "đá" ra từ trung tâm dải thiên hà sẽ cung cấp thêm dữ kiện về khu vực vốn khó quan sát này.
Theo news.zing.vn
Hàu tạo ra ngọc trai như thế nào? Mặc dù không phải là loài có khả năng tạo ra ngọc trai nhiều nhất nhưng hàu cho đến nay vẫn là loài động vật thân mềm chủ yếu được nuôi để cấy ngọc trai. Vậy làm sao để hàu có thể tạo ra ngọc trai? Hãy cùng tìm hiểu qua bài viết này. Hình minh họa Hầu hết đồ trang sức được...