Phát hiện kim tự tháp châu Á 3.800 tuổi, hình dáng cực lạ
Theo một tuyên bố từ Đại học Quốc gia Á – Âu ở Kazakhstan, kim tự tháp này không giống bất cứ thứ gì từng được tìm thấy ở thảo nguyên Á – Âu.
Theo Live Science, các nhà khảo cổ đã mô tả cấu trúc vừa được tìm thấy ở miền Đông Kazakhstan là kim tự tháp dù nó rất lạ lùng so với các kim tự tháp Ai Cập. Tuy nhiên, đây cũng là nơi chôn cất của giới quý tộc giống như cách mà kim tự tháp Ai Cập được sử dụng.
Cấu trúc lục giác được cho là phần nền của một kim tự tháp cổ đại – Ảnh: ĐẠI HỌC QUỐC GIA Á – Âu
Khác biệt với các kim tự tháp của Bắc Phi hay kim tự tháp Maya ở châu Mỹ, kim tự tháp tọa lạc trên vùng đất Trung Á này lại có phần đáy hình lục giác đều thay vì hình vuông.
Theo TS Ulan Umitkaliyev, Trưởng khoa Khảo cổ và dân tộc học của Đại học Quốc gia Á – Âu, kim tự tháp này được xây dựng bằng đá với những khối cự thạch nặng tới 1 tấn đặt ở mỗi góc.
Video đang HOT
Những gì còn lại của cấu trúc là các bức tường đá cao 3 m, tạo nên một mê cung nhỏ, chính giữa có một ngôi mộ cổ.
Tuy cấu trúc được tìm thấy không có phần mái che và không thể xác định được nó từng có mái che bằng đá hay không, các nhà khảo cổ vẫn cho rằng nó là dạng kim tự tháp, bởi phía trên cấu trúc đá còn có một gò đất nhân tạo lớn.
Các bức tường xếp thành hình lục giác bao bọc bên ngoài kim tự tháp cũng được trang trí công phu bằng tranh khắc đá hoặc các dạng tác phẩm nghệ thuật khác, chủ yếu là hình động vật như lạc đà và ngựa.
Một số đồ trang sức, đồ gốm tùy táng đã được tìm thấy nhưng nhóm nghiên cứu không nói rõ đã xác định hài cốt con người hay chưa.
Việc khai quật và phân tích các hiện vật vẫn đang được tiến hành sau bản công bố sơ bộ này.
Những người sống ở vùng này vào thời điểm kim tự tháp được xây dựng – khoảng 3.800 năm trước – cũng xây dựng nhiều ngôi mộ và tượng đài bằng đá, đồng thời nổi tiếng với nghề kim hoàn. Chủ lực của nền kinh tế có thể là hoạt động chăn nuôi những bầy gia súc khổng lồ.
Hóa thạch khủng long có hình dáng tương tự loài chim
Các nhà khoa học đã phát hiện hóa thạch của một loài khủng long nhỏ giống chim ở Trung Quốc.
Hình ảnh tái tạo về loài khủng long tại Phúc Kiến.
Các nhà khoa học đã phát hiện hóa thạch của một loài khủng long nhỏ giống chim ở Trung Quốc. Đặc biệt, loài này sở hữu đôi chân dưới dài đáng kinh ngạc. Sinh vật này có thể đã sống vào cuối kỷ Jura từ 148 triệu đến 150 triệu năm trước tại tỉnh Phúc Kiến, phía Đông Nam Trung Quốc ngày nay.
Sinh vật này được đặt tên là Fuijianvenator prodigiosus, có nghĩa "thợ săn kỳ quái đến từ Fuijian" trong tiếng Latinh. Sinh vật này có phần chân dưới dài gấp đôi đùi. Trong khi đó, điều ở hầu hết các loài khủng long, độ dài đùi sẽ gấp đôi chân.
Min Wang - tác giả chính của nghiên cứu, Giáo sư tại Viện Cổ sinh vật có xương sống và Cổ nhân loại học ở Bắc Kinh - cho biết, hóa thạch được phát hiện nặng khoảng 1,4 pound (641 gram) và có kích thước của một con gà lôi. Cũng theo chuyên gia này, hóa thạch đóng vai trò rất quan trọng. Bởi, nó thu hẹp khoảng cách trong hồ sơ hóa thạch gần với nguồn gốc của loài chim.
Các loài chim tách ra từ khủng long hai chân (thuộc nhóm T. rex) trong kỷ Jura. Song, kiến thức về lịch sử tiến hóa ban đầu của chúng bị cản trở do tương đối ít hóa thạch từ thời điểm này.
Theo Giáo sư Wang, Fujianvenator với hình thái xương độc đáo đã làm sáng tỏ sự tiến hóa hình thái trong giai đoạn tiến hóa sớm nhất của loài chim. Theo nghiên cứu, ở động vật hiện đại, chân dưới thon dài có liên quan đến loài có thể chạy nhanh. Điều đó cho thấy, Fujianvenator có thể là loài chạy với tốc độ cao.
Tuy nhiên, đó là một đặc điểm cũng xuất hiện ở các loài chim lội nước như cò và sếu. Do đó, các nhà khoa học cho rằng, Fujianvenator cũng có thể sống trong môi trường nước, đầm lầy. Hóa thạch được tìm thấy cùng với của các loài động vật thủy sinh và bán thủy sinh khác, bao gồm rùa và cá vây tia. Điều này cho thấy, Fujianvenator có thể từng xuất hiện ở các đầm lầy.
Các nhà nghiên cứu cho biết, những loài khủng long giống chim đầu tiên được biết đến khác thường sống trên cây và có khả năng bay trên không. Theo Giáo sư Wang, không có chiếc lông nào được bảo tồn trong hóa thạch.
Tuy nhiên, rất có thể Fujianvenator sở hữu lông. Bởi, họ hàng gần nhất của Fujianvenator trong cây phả hệ khủng long đã sở hữu lông. Ông Wang nói thêm, không thể xác định từ hóa thạch liệu loài khủng long giống chim này có khả năng bay hay không.
Hóa thạch khủng long được phát hiện từ trước đều có vảy, giống loài bò sát hơn. Tuy nhiên, vào năm 1996, các nhà khoa học phát hiện ra hóa thạch khủng long có lông vũ ở Liêu Ninh. Kể từ đó, các chuyên gia phát hiện nhiều hơn hóa thạch khủng long có lông vũ ở khu vực xung quanh.
Phát hiện mộ cổ thần bí của 'pháp sư báo đốm' 3.000 tuổi Ngôi mộ cổ kỳ lạ được phát hiện gần TP Cajamarca của Peru, bên trong là một bộ hài cốt được chôn cùng nhiều vật tùy táng kỳ lạ nhưng thể hiện địa vị tôn quý. Theo Bộ Văn hóa Peru, vị trí phát hiện ngôi mộ là Khu phức hợp khảo cổ Pacoampa, nơi chứa nhiều mộ cổ mà một nhóm lớn...