Phát hiện kho vũ khí lớn trên tàu đánh cá ở Ấn Độ Dương
Hải quân Australia phát hiện và bắt giữ một tàu cá chứa một lượng vũ khí lớn, bị nghi là chuyển cho phiến quân ở Yemen.
Số lượng vũ khí bị tàu HMAS Darwin thu giữ. Ảnh: Mer et marine
Ngày 7/3, tàu khu trục tuần tra mang tên lửa dẫn đường của hải quân Australia, HMAS Darwin đã chặn một tàu đánh cá không rõ quốc tịch ở ngoài khơi vùng biển Oman, thuộc Ấn Độ Dương, theo Mer et marine.
Trên thuyền các sĩ quan điều tra phát hiện một lượng vũ khí lớn bao gồm gần 2.000 khẩu tiểu liên AK-47, 49 khẩu súng máy PKM, 100 súng phóng lựu và 20 súng cối. Số vũ khí bị thu giữ theo quy định của Liên Hợp Quốc nhằm ngăn chặn hoạt động vận chuyển vũ khí trái phép trên biển.
Video đang HOT
Theo kết quả điều tra ban đầu, nhà chức trách tin rằng số vũ khí trên sẽ được đưa đến Somalia, tiếp đó sẽ được chuyển cho phiến quân ở Yemen.
Tàu HMAS Darwin của hải quân Australia đang tham gia lực lượng hải quân hỗn hợp TF-150, một lực lượng hải quân quân đa quốc gia được thành lập để chống khủng bố, cướp biển, buôn bán trái phép, bảo đảm an ninh hàng hải tại vùng biển Trung Đông và bờ biển phía đông bắc châu Phi.
Nguyễn Hoàng
Theo VNE
Mỹ đưa 3 máy bay ném bom tàng hình B-2 đến Ấn Độ Dương
Không quân Mỹ đã điều 3 máy bay ném bom tàng hình B-2 đến căn cứ hải quân Diego Garcia ở Ấn Độ Dương.
Máy bay ném bom tàng hình B-2 của Mỹ - Ảnh: Không quân Mỹ
Bộ tư lệnh chiến lược Mỹ (STRATCOM) cho hay 3 máy bay B-2 Spirit đã được triển khai từ căn cứ không quân Whiteman, bang Missouri đến căn cứ trên đảo san hô Diego Garcia tại Ấn Độ Dương vào ngày 8.3 để "hoà nhập và tham gia công tác huấn luyện cùng không quân các đồng minh, đối tác", theo Air Force Times ngày 9.3. Trang India.com cho hay các máy bay B-2 sẽ được dùng vào việc huấn luyện cùng quân đội Úc trong lần triển khai này.
B-2 là máy bay ném bom hiện đại nhất của Mỹ, có khả năng ném bom hạt nhân, khả năng tàng hình trước radar. Máy bay B-2 được điều động cùng ngày Triều Tiên tuyên bố đã phát triển khả năng thu nhỏ đầu đạn hạt nhân để gắn vào tên lửa đạn đạo. Đây cũng là thời gian Mỹ và Trung Quốc đang có căng thẳng quanh vấn đề Biển Đông. Mới tuần rồi, nhóm tàu chiến Mỹ gồm tàu sân bay John C. Stennis, 2 tàu khu trục, 2 tàu tuần dương và một số tàu thuộc Hạm đội 7 Mỹ đã tuần tra tại Biển Đông, khu vực Trung Quốc đang có nhiều hành động cấp tập quân sự hóa các đảo, bãi đá chiếm của Việt Nam.
Đô đốc Cecil D. Haney, chỉ huy STRATCOM nói rằng việc triển khai B-2 lần này cho thấy Mỹ vẫn sẵn sàng tấn công răn đe chiến lược, một trong những cách mà Mỹ cam kết giúp bảo đảm an ninh và ổn định trên thế giới.
Tướng Lori Robinson, chỉ huy Không quân Mỹ tại Thái Bình Dương, tuyên bố những sự kiện gần đây chứng tỏ Mỹ cần tiếp tục thể hiện sức mạnh không quân một cách nhất quán và đáng tin cậy tại khu vực Ấn Độ và châu Á-Thái Bình Dương.
STRATCOM thường triển khai các nhiệm vụ chỉ huy, kiểm soát và ném bom trên toàn cầu. Hồi tháng 8.2015, các máy bay B-2 cũng đã bay qua khu vực châu Á-Thái Bình Dương và triển khai tại đảo Guam để ủng hộ đồng minh Hàn Quốc. Vào tháng 3.2013, Mỹ cũng đưa 2 máy bay B-2 bay qua không phận thủ đô Seoul (Hàn Quốc). Cả 2 lần trước và lần này đều diễn ra sau khi Triều Tiên thử tên lửa, theoStars and Stripes.
Bảo Vinh
Theo Thanhnien
Trung Quốc xoay sở khôi phục vị thế ở Myanmar Trung Quốc đang tìm cách duy trì ảnh hưởng với Myanmar thông qua việc xây dựng một cảng nước sâu trị giá 10 tỷ USD tại quốc gia này. Công nhân Trung Quốc tại địa điểm dự kiến xây dựng cảng nước sâu ở Kyaukphyu. Ảnh: WSJ Dự án cảng nước sâu kể trên còn bao gồm cả một đặc khu kinh tế,...