Phát hiện kho báu trong pháo đài thời La Mã
Khi bị quân đội La Mỹ bao vây cách đây 2.000 năm, những cư dân của một thị trấn đã chôn rất nhiều của cải trong pháo đài. Kho báu đó vừa được các nhà khảo cổ học tìm thấy.
Hơn 200 đồng tiền, chủ yếu là tiền đồng, được tìm thấy cùng nhiều đồ trang sức bằng vàng, bạc, đồng và đồ sứ trong một pháo đài cổ ở Artezia, thuộc Ukraina ngày nay, bài viết của các nhà khoa học đăng trên số mới nhất của tạp chí Những nền văn minh cổ từ Scythia tới Siberia cho biết.
“Pháo đài đó đã bị bao vây. Những người giàu có ở khu vực này và các khu lân cận tìm cách cất giấu tài sản của mình để tránh bị người La Mã cướp bóc. Họ đã chôn rất nhiều tài sản trong pháo đài”, GS. Nikola Vinokurov ở ĐH Moskva, giải thích.
Chiếc nhẫn gắn đá quý nằm trong số đồ cổ vừa được tìm thấy. Nguồn ảnh: Livescience
Video đang HOT
Artezia rộng ít nhất 1,3ha, trong đó có một khu nghĩa địa, là một phần của vương quốc Bosporus. Vào thời gian đó, số phận của vương quốc này bị giằng xé bởi hai anh em: Mithridates VIII – người luôn tìm cách giành độc lập từ La Mã, và em trai Cotys I – người chấp nhận để vương quốc nằm dưới quyền của một đế chế đang hùng mạnh. Quân đội La Mã đã gửi một đội quân đến hỗ trợ Cotys, đóng quân tại thủ đô Bosporan và tấn công căn cứ đang được Mithridates kiểm soát, trong đó có Artezia.
Người dân Artezia đã chạy vào pháo đài để tránh bị quân La Mã tấn công, nhưng GS. Vinokurov nói rằng những cư dân này biết rõ họ sẽ khó còn đường sống. Vì thế, họ đã chôn của cải của mình để làm đồ hiến tế cho đám ma của mình. Pháo đài bị bao vây và chiếm đóng vào năm 45 sau CN.
Trong số đồ cổ được tìm thấy có hai chiếc vòng bạc, chuỗi hạt, nhiều đồng tiền xu và chiếc bình thủy tinh có khuôn mặt ở hai đầu Nguồn ảnh: Livescience
Trong số kho báu vừa được tìm thấy có 55 đồng xu được đúc bởi Mithridates VIII, hoặc là do những người ủng hộ Mithridates làm ra.
Nhóm nghiên cứu của GS. Vinokurov nghiên cứu khu vực Artezia từ năm 1989 và phát hiện ra rằng cư dân cổ nơi đây có nền văn hóa Hy Lạp hoàn toàn riêng biệt. Cộng đồng dân cư là sự hòa trộn của nhiều dân tộc khác nhau, nhưng nền văn hóa Hy Lạp của họ không bị pha trộn. Họ nói tiếng Hy Lạp, có trường học Hy Lạp, những kiến trúc và thành lũy của họ cũng mang đặc trưng Hy Lạp. Họ chính là những người Hy Lạp được đặc trưng bởi nền văn hóa chứ không phải dòng máu.
Trước thời gian này, người Hy Lạp đã tạo dựng một số thuộc địa ở vùng Biển Đen, rồi dân của họ kết hôn với nguời Crimea. Tuy nhiên, những phong tục, lề thói mà họ mang theo có vẻ đã không bị biến đổi gì qua thời gian, ở nơi cách Hy Lạp tới 1.000 km.
Sự ảnh hưởng của Hy Lạp được thể hiện trong kho tài sản mà người Artezia đã chôn. Trong số những đồ được tìm thấy có chiếc châm bạc tạc hình Aphrodite, tức vị thần tình yêu của Hy Lạp, và những chiếc nhẫn vàng tạc đá mang hình ảnh của hai vị thần của Hy Lạp là Nemesis và Tyche.
Theo 24h
Tiền mặt đang ở đâu?
Các DN kếu thiếu tiền, nhà đầu tư cũng cạn tiền mặt, ngân hàng căng thẳng thanh khoản. Vây tiền đi đâu và đang ở đâu? Đây là câu hỏi đang được rất nhiều người quan tâm.
Dưới đây là một trong loạt bài "Những biện pháp "phá băng" cho nền kinh tế" của Tiến sỹ Lương Hoài Nam.
Lâu nay tồn tại cách hiểu không hoàn toàn chính xác là tiền bị "chôn" trong bất động sản. Thực tế thì không phải như vậy. Nếu "đào bới" một dự án bất động sản dở dang, sẽ không tìm thấy bất kỳ một đồng tiền mặt nào ở đó cả; chỉ có đất, sắt thép, xi măng, các sản phẩm tồn kho... với giá trị sổ sách của chúng mà thôi, còn tiền mặt không nằm ở đó.
Về nguyên tắc, với một lượng tiền mặt (kể cả ngoại tệ và vàng) đã được đưa vào lưu hành, tại một thời điểm, chúng chỉ có thể nằm ở nhà nước, ở các doanh nghiệp (kể cả tiền gửi của doanh nghiệp ở ngân hàng) và ở trong dân (kể cả tiền gửi của người dân ở ngân hàng). Nếu giả định tổng giá trị tiền mặt là một số cố định thì nó chỉ dịch chuyển giữa ba chủ nhân này.
Theo những gì có thể cảm nhận được, lượng tiền mặt nằm ở nhà nước và các doanh nghiệp đang bị thiếu hụt (so với trước). Nếu điều này là đúng thì lượng tiền mặt đang nằm ở trong dân đã tăng lên (trong tổng số tiền mặt coi là cố định). Nhìn vào thực tế từng gia đình, điều này cũng logic: khi người dân hạn chế đầu tư vào BĐS, thị trường chứng khoán, cổ phần của các doanh nghiệp chưa niêm yết, việc giữ (hoặc gửi ngân hàng) tiền đồng, vàng, ngoại tệ là đương nhiên.
Vấn đề là làm thế nào để người dân sẵn sàng đưa tiền vào các hoạt động đầu tư để nền kinh tế sôi động trở lại, thay vì giữ tiền một cách thụ động như hiện nay (chưa nói đến chuyện chuyển tiền, đầu tư ra nước ngoài)? Điều này chỉ có thể xảy ra khi việc người dân bỏ tiền ra đầu tư có rủi ro ít, cơ hội lợi nhuận nhiều, khi giá BĐS, giá cổ phiếu đi lên một cách bền vững bằng các tác động hiệu quả của nhà nước. Đã có thời, dù làm tốt hay làm chưa tốt, kiểu gì cũng có lãi, còn bây giờ kể cả làm tốt thì vẫn bị lỗ, nhiều người không dám bỏ tiền ra đầu tư kinh doanh nữa.
Để thu hút được tiền của người dân vào các hoạt động kinh tế tích cực, bên cạnh các giải pháp chấn hưng thị trường BĐS, chứng khoán, cải thiện môi trường đầu tư, kinh doanh, còn một hướng nữa là đẩy mạnh cổ phần hóa các doanh nghiệp nhà nước (DNNN) với các điều kiện thuận lợi cho các người đầu tư. Nếu làm tốt việc này, người dân sẽ bỏ tiền ra thay vì cất giữ.
Theo TS Nguyễn Đình Cung, Phó Viện trưởng Viện quản lý kinh tế Trung ương, tính đến cuối năm 2010, số các doanh nghiệp nhà nước sở hữu 100% chỉ chiếm 0,3% tổng số doanh nghiệp hoạt động trong nền kinh tế tại cùng thời điểm. Tuy nhiên, các doanh nghiệp này chiếm tới 40% tổng số vốn kinh doanh, 30% tổng số tín dụng, 45% tổng giá trị tài sản của khu vực doanh nghiệp nói chung. Theo các số liệu khác, tổng số các DNNN chưa cổ phần hóa hiện nay còn trên dưới 5000 doanh nghiệp. Điều đó cho thấy nếu việc cổ phần hóa DNNN được thúc đẩy, nhà nước có thể thu từ trong dân về một số tiền khổng lồ, một phần có thể được sử dụng ngược lại cho các chương trình tái cơ cấu kinh tế (ví dụ, đầu tư cho công ty mua bán nợ).
Tuy nhiên, thực tế cho thấy trong những năm gần đây, tiến trình cổ phần hóa diễn ra rất chậm chạp, kế hoạch cổ phần hóa thường xuyên không hoàn thành, chủ yếu bị ách tắc do cơ chế. Các quy định hiện hành về cổ phần hóa DNNN đặt nặng trọng tâm vào việc định giá doanh nghiệp, làm sao mang về khoản thu tối đa cho nhà nước, trong nhiều trường hợp quy định nhà nước tiếp tục chiếm cổ phần chi phối (51% trở lên). Điều này có lợi về mặt kinh tế cho nhà nước, nhưng khó cho doanh nghiệp và kém hấp dẫn đối với dân là những người đầu tư.
Nhìn lại quá trình cổ phần hóa DNNN ở các nền kinh tế chuyển đổi, có thể thấy các nước Đông Âu (Tiệp Khắc, Hungary, Ba Lan, Bulgaria...) thực hiện việc cổ phần hóa DNNN được thực hiện rất đơn giản, nhanh gọn, nhiều doanh nghiệp nhà nước nhỏ ở các nước này thậm chí được "biếu không" cho người lao động theo các tiêu chí do nhà nước quy định. Đến nay, ở các nước này hầu như không còn DNNN hoạt động trong các ngành nghề kinh doanh thuần túy, chỉ còn một số ít các DNNN trong các lĩnh vực hạ tầng, công ích. Cách cổ phần hóa DNNN ở các nước Đông Âu giúp cải thiện đáng kể hiệu quả hoạt động của các doanh nghiệp, tăng nguồn thu thuế, hình thành các thị trường chứng khoán rất nhanh, với hàng hóa đa dạng, quy mô giao dịch lớn. Trong khi cách cổ phần hóa DNNN ở Nga và các nước Liên-xô cũ đã tạo ra hàng loạt các đại gia tỷ phú đô-la trong số những người giàu nhất thế giới thì điều này hoàn toàn không xảy ra ở các nước Đông Âu, nơi tầng lớp trung lưu đã và đang là động lực phát triển kinh tế - xã hội.
Quay trở lại vấn đề cổ phần hóa DNNN ở nước ta, trong tình hình hiện nay, nên thúc đẩy mạnh quá trình cổ phần hóa DNNN. Có lẽ nên coi các mục tiêu tái cơ cấu sở hữu để các doanh nghiệp hoạt động hiệu quả hơn, đóng góp ngân sách cao hơn, thu hút tiền đầu tư từ trong dân nhiều hơn quan trọng không kém việc thu nhiều tiền về cho nhà nước từ việc cổ phần hóa. Nói cho cùng, tài sản của dân cũng là tài sản của nhà nước, của xã hội, quan trọng là chúng được sử dụng một cách tích cực để tạo nên sự thịnh vượng chung. Trong việc cổ phần hóa DNNN, nếu nhà nước "khôn" với dân thì dân cũng "khôn lại" với nhà nước, không hợp lực với nhau được.
Theo Dantri
Trải nghiệm với phiên bản Stormfall - Age of War Stormfall - Age of War là một game xây dựng thành phố đến từ NSX Israel Plarium, NSX này đã từng cho ra mắt Pirates: Tides of Fortune. Trò chơi được lấy bối cảnh từ thế giới ảo đen tối nơi mà người chơi sẽ xây dựng đế chế cho riêng mình tòa nhà thời trung cổ. Bạn sẽ phải xây dựng toà...