Phát hiện “kho báu” 540 tỷ USD dưới đáy hồ ở Mỹ
Bên dưới biển hồ Salton ở California là mỏ lithium có trữ lượng lên tới 18 triệu tấn, ước tính trị giá 540 tỷ USD.
Một cuộc khảo sát về vùng hồ ở California (Mỹ) đã phát hiện khoảng 18 triệu tấn lithium, được mệnh danh là “ vàng trắng” và ước tính trị giá 540 tỷ USD.
Kết quả cuộc khảo sát cho thấy kho báu “vàng trắng” đang nằm dưới đáy biển Salton, một vùng hồ ở bang California.
Lithium tồn tại ở hỗn hợp nước muối ở dưới đáy biển hồ Salton.
Lithium có biệt danh “vàng trắng” vì bề ngoài của nó, cũng như giá trị đắt đỏ trong các lĩnh vực công nghệ, đặc biệt là vật liệu chính làm pin điện thoại di động, laptop, ô tô điện. Vật liệu này còn được dùng trong máy tạo nhịp tim, đồ chơi, thậm chí cả đồng hồ. Trung Quốc đang thống trị thị trường trong hàng chục năm, chiếm khoảng 90% nguồn cung cấp lithium trên thế giới.
Biển hồ Salton nhìn từ trên cao.
Mỏ lithium được tìm thấy ở California ước tính có thể đủ để cung cấp năng lượng cho hơn 382 triệu ô tô điện.
Không giống những mỏ lithium khác ở Mỹ, biển Salton là khu vực hoạt động địa nhiệt chứa lượng lớn kim loại quý hiếm, cho phép các công ty sử dụng hơi giãn áp, tức hút nước nóng áp suất cao từ sâu trong lòng Trái Đất và biến đổi thành hơi nước làm chạy turbine máy phát điện.
Đi thực tế, 4 học sinh tiểu học đào được “kho báu” quý giá
Hiện nay, phần lớn lithium khai thác từ mỏ đá rắn hoặc hoặc hồ chứa nước muối dưới lòng đất. Nhiều năng lượng dùng cho quá trình khai thác và xử lý lithium đến từ nhiên liệu hóa thạch thải CO2. Theo Bộ Năng lượng Mỹ (DOE), hơi giãn áp thân thiện với môi trường hơn những cách khai thác mỏ khác vốn cần nhiều nước và diện tích đất.
Giáo sư hóa sinh Michael McKibben, trưởng nhóm khảo sát đến từ Đại học California ở Riverside (Mỹ) cho biết đây là một trong những mỏ lithium lớn nhất thế giới.
“Phát hiện này cho phép Mỹ có thể hoàn toàn tự chủ về lithium và ngừng nhập khẩu từ Trung Quốc”, giáo sư McKibben nói.
Nếu có thể khai thác, mỏ lithium dự kiến mang đến ảnh hưởng to lớn cho kinh tế Mỹ.
Phát hiện cấu trúc san hô đơn lẻ khổng lồ ở Thái Bình Dương
Cấu trúc san hô đơn lẻ lớn đến mức các nhà nghiên cứu đi thuyền ban đầu nghĩ rằng họ tình cờ bắt gặp một xác tàu đắm khổng lồ.
Cấu trúc san hô nhìn giống như kem bắt đầu tan chảy, lan rộng mãi mãi dọc theo đáy biển. ẢNH: AFP
Các nhà khoa học vừa công bố việc phát hiện cấu trúc san hô lớn nhất thế giới với "đầy sức sống và màu sắc" gần Quần đảo Solomon ở Thái Bình Dương.
San hô lớn đến mức các nhà nghiên cứu đi thuyền trên vùng nước trong vắt của Quần đảo Solomon ban đầu nghĩ rằng họ tình cờ bắt gặp một xác tàu đắm khổng lồ, theo AFP đưa tin hôm nay 14.11.
"Ngay khi chúng ta nghĩ rằng không còn gì để khám phá trên hành tinh trái đất, chúng ta lại tìm thấy một cấu trúc san hô khổng lồ được tạo thành từ gần một tỷ polyp nhỏ, rung động với sự sống và màu sắc", nhà sinh thái học biển Enric Sala cho biết.
Các nhà nghiên cứu cho biết cấu trúc độc lập này đã phát triển trong khoảng 300 năm, được hình thành từ một "mạng lưới phức tạp" gồm các polyp san hô nhỏ. Cấu trúc này khác biệt với rạn san hô, được tạo thành từ nhiều quần thể san hô riêng biệt.
Cấu trúc san hô đầy sức sống và màu sắc. ẢNH: AFP
Với kích thước 34 x 32 m, san hô khổng lồ này lớn gấp 3 lần so với kỷ lục trước đó từng được phát hiện là san hô "Big Momma" ở Samoa thuộc Mỹ.
"Trong khi Big Momma trông giống như một muỗng kem khổng lồ rơi xuống rạn san hô, thì san hô mới phát hiện này giống như thể kem bắt đầu tan chảy, lan rộng mãi mãi dọc theo đáy biển", theo nhà khoa học Molly Timmers thuộc Hội Địa lý quốc gia Mỹ (NGS) dẫn đầu nhóm nghiên cứu.
Các chuyên gia khám phá rạn san hô mới phát hiện. ẢNH: AFP
Cấu trúc san hô mới phát hiện dài hơn một con cá voi xanh và được cho là khổng lồ đến mức có thể nhìn thấy từ không gian. San hô được phát hiện ở mũi phía đông nam của Quần đảo Solomon bởi một nhóm thám hiểm của NGS trong khu vực.
Các đại dương nóng hơn và có tính a xít hơn đã làm cạn kiệt sự sống của san hô ở nhiều vùng biển nhiệt đới trong khu vực, bao gồm cả rạn san hô Great Barrier nổi tiếng của Úc.
"Tẩy trắng" san hô, có kỹ thuật mới giúp ngăn ngừa
Nhóm nghiên cứu cho biết khám phá mới nhất này đã mang lại một tia hy vọng nhỏ nhoi.
"Trong khi các rạn san hô nông gần đó bị suy thoái do biển ấm hơn, việc chứng kiến ốc đảo san hô lớn và khỏe mạnh này ở vùng nước sâu hơn một chút chính là một tia hy vọng", nhà khoa học nghiên cứu về san hô Eric Brown cho biết.
Quan chức Collin Beck tại Quần đảo Solomon cho rằng phát hiện mới mở ra cánh cửa tri thức và còn nhiều điều cần khám phá về sự sống dưới biển. "Cần thêm nghiên cứu khoa học để hiểu rõ hơn về hệ sinh thái trù phú và hành tinh của chúng ta", ông nhìn nhận.
Khách sạn 5 sao dưới đáy biển: Ngủ 1 đêm tốn 4 tỷ đồng, xa xỉ nhất thế giới Nằm trên chiếc giường êm ái, ngắm những đàn cá bơi lội tung tăng qua lớp kính trong suốt được cho là một trong những trải nghiệm xa xỉ bậc nhất thế giới tại khách sạn tàu ngầm Lover's Deep. Tàu ngầm xa hoa Lover's Deep được quản lý bởi công ty du lịch đa quốc gia Oliver's Travels, chuyên cung cấp các...