Phát hiện hươu cao cổ lông trắng quý hiếm ở Kenya
Cơ quan bảo vệ động vật hoang dã Kenya ngày 30/6 thông báo đã phát hiện con hươu cao cổ lông trắng hiếm gặp trong một khu bảo tồn thuộc sở hữu tư nhân ở hạt Garissa, ở Đông Bắc nước này, nơi tiếp giáp Somalia.
Cơ quan bảo vệ động vật hoang dã Kenya phát hiện con hươu cao cổ lông trắng hiếm gặp. Ảnh: nytimes.com
Theo cơ quan trên, con hươu cao cổ trắng trên (chưa xác định được giới tính) bị bắt gặp khi đang tìm kiếm thức ăn cũng nhiều con hươu cao cổ bình thường khác trong Khu bảo tồn Ishaqbini Hirola.
Đây không phải là lần đầu tiên người ta nhìn thấy hươu cao cổ lông trắng ở Kenya. Trước đó, quốc gia châu Phi này đã được cả thế giới chú ý khi một hươu cao cổ lông trắng cùng con của nó được phát hiện cũng tại khu bảo tồn ở hạt Garissa năm 2017. Tuy nhiên, cách đây 4 tháng có thông tin cho rằng hai con hươu cao cổ này đã bị những kẻ săn trộm giết hại.
Video đang HOT
Cơ quan bảo vệ động vật hoang dã Kenya đang điều tra về cái chết của hai con hươu cao cổ thuộc loại quý hiếm này. Trong một tuyên bố hồi tháng 3 vừa qua, người phát ngôn cơ quan trên cho biết: “Nhân viên của chúng tôi đã phát hiện tại hiện trường những mảnh xương được cho là của hai con hươu cao cổ. Nhiều xương trong số này được ước tính là của một con hươu 4 tháng tuổi”.
Theo Liên minh Bảo tồn Thiên nhiên Quốc tế (IUCN), hươu cao cổ lông trắng đang đứng trước nguy cơ tuyệt chủng, do đó cần được bảo vệ đặc biệt.
Phát hiện hóa thạch ếch siêu hiếm 2 triệu năm tuổi ở Argentina
Các nhà cổ sinh vật học Argentina đã phát hiện dấu tích hóa thạch của một loài ếch quý hiếm sinh sống cách đây 2 triệu năm - thuộc giai đoạn cuối thế Pilocene, đầu thế Pleistocene.
Theo AFP, phát hiện này được công bố bởi cơ quan khoa học và công nghệ thuộc Đại học Quốc gia La Matanza, Argentina.
"Chúng ta biết rất ít về những loài cóc và ếch thời tiền sử", tiến sĩ Federico Agnolin, nhà nghiên cứu thuộc Bảo tàng Khoa học Tự nhiên Argentina, cho biết.
"Ếch và cóc rất nhạy cảm với những thay đổi về khí hậu và môi trường, vì vậy chúng là nguồn dữ liệu quan trọng để tìm hiểu về khí hậu trong quá khứ", ông Agnolin nói thêm.
Hóa thạch này được phát hiện dưới độ sâu 44 mét trong quá trình đào một giếng nước ở San Pedro, cách thủ đô Buenos Aires 180 km về phía bắc.
Mẩu xương hóa thạch tí hon của loài ếch sống cách đây 2 triệu năm. Ảnh: AFP.
Nó bao gồm mẩu nhỏ xương cánh tay của một loài lưỡng cư nhỏ, có họ hàng xa với ếch sừng và ếch trên cây, theo ông Agnolin.
Mặc dù kích thước của hóa thạch là rất nhỏ, các nhà khoa học vẫn có thể xác định được loài vì Anuras - nhóm lưỡng cư trong đó có ếch và cóc - có một cấu độc đáo ở phần xương cách tay tạo thành khớp khuỷu tay, giúp chúng trở nên dễ nhận biết.
Cấu trúc đặc biệt này giúp cho ếch có sự dẻo dai và linh động trong di chuyển.
"Việc phát hiện một loại lưỡng cư mới sống ở giai đoạn cuối thế Pilocene, đầu thế Pleistocene là một sự kiện đặc biệt trong ngành cổ sinh vật học Argentina", ông Agnolin cho biết.
Thế Pliocen là thế thứ hai của kỷ Neogen trong đại Tân Sinh, bắt đầu cách đây khoảng 2,6 triệu năm. Thế Pliocen diễn ra sau thế Miocen và ngay sau nó là thế Pleistocen.
Thực hư cánh đồng lúa màu hồng gây sốt cộng đồng mạng Cư dân mạng chia sẻ rộng rãi một bức ảnh lạ về cánh đồng lúa hồng ở Phitsanulok, họ phân vân không biết cánh đồng ấy có thật không? Câu trả lời là có. Cánh đồng lúa hồng thuộc sở hữu của cựu sinh viên Đại học Naresuan, Jaturong Chomphusa, anh đã quay lưng lại với công việc văn phòng ba năm trước...