Phát hiện ‘hòn đảo mất tích’ nơi sự sống Trái Đất đầu tiên ra đời
Những hòn đảo cổ đại thuộc về một “ thế giới đã mất” có thể là quê hương của muôn loài trên Trái Đất.
Công bố trên tạp chí khoa học Nature Geoscience, công trình đứng đầu bởi tiến sĩ Jun Korenaga từ Đại học Yale, tiến sĩ Jeffery Bada từ Viện Hải dương học Scripps (Mỹ) và tiến sĩ Carlos Rosas từ Trung tâm nghiên cứu khoa học và giáo dục Đại học Ensenada (Mexico) đã đưa ra kịch bản trái ngược hoàn toàn với giả thuyết lâu đời “ sự sống Trái Đất bắt nguồn từ đại dương”.
Ảnh đồ họa mô tả Trái Đất cổ đại, theo nghiên cứu mới. Ảnh: Michael S. Helfenbein
Các tác giả cho rằng trong buổi bình minh của Trái Đất, khi hành tinh vừa mới ổn định và sinh ra các đại dương, chưa có lục địa, thì toàn bộ đất đai là vài hòn đảo bé nhỏ nổi lên giữa biển khơi. Đó là quãng thời gian từ 4 tỉ đến 2,5 tỉ năm trước, thuộc “liên đại Thái Cổ”.
Video đang HOT
Kết quả nghiên cứu địa hình Trái Đất liên đại Thái Cổ dựa trên các bằng chứng địa chất và hóa học còn tồn tại cho đến ngày nay cho thấy sự hình thành kỳ dị của các đảo cổ xưa này. Trước đó, Trái Đất non trẻ được “đun nóng” do hiện tượng phân hủy của các nguyên tố phóng xạ trong lớp phủ sâu sơ khai. Nhiệt này có xu hướng đẩy lên trên, làm tăng độ cao của bề mặt hành tinh. Trong liên đại Thái Cổ, sự sưởi ấm phóng xạ này mạnh mẽ hơn. Ngay cả khi lớp vỏ đại dương đã nguội đi và định hình, một số chỗ vẫn bị đẩy lên quá cao, tạo thành những hòn đảo.
Trên những hòn đảo này xuất hiện những ao nước ấm, là môi trường thuận lợn để nhận và nuôi dưỡng những “mầm sự sống” từ không gian, như các nguyên tố hữu cơ và cả tiền thân của axit amin, những thứ sau này sẽ trải qua các phản ứng hóa học để dần hình thành các phân tử phức tạp hơn như protein, DNA, RNA.
Nói trên Live Science, các tác giả cho biết các bằng chứng tạo dựng nên giả thuyết thú vị này chỉ mới là bằng chứng địa chất. Họ vẫn đang nỗi lực để phân tích và xác định các cơ chế hóa học thuận lợi hay bất lợi với sự sống nếu nó được phát sinh từ đất liền.
Tàu vũ trụ tìm kiếm sự sống ngoài hành tinh trên sao Kim
Phát hiện nghi ngờ có sự sống trên sao Kim, Cơ quan vũ trụ châu Âu thiết lập tàu vũ trụ bay qua hành tinh này để tìm kiếm.
Sau khi phát hiện ra hóa chất phosphine trong các đám mây của sao Kim vào tháng trước, nâng cao triển vọng về sự sống, Cơ quan Vũ trụ Châu Âu (ESA) thiết lập để tàu vũ trụ tìm kiếm sự sống bay qua hành tinh này.
Con tàu có tên là BepiColombo sẽ bay qua sao Kim giúp các nhà nghiên cứu có cơ hội tìm hiểu hành tinh này.
BepiColombo là một nhiệm vụ vũ trụ liên kết giữa Cơ quan Vũ trụ châu Âu và Cơ quan thăm dò vũ trụ Nhật Bản cho sứ mệnh chính nghiên cứu hành tinh Sao Thủy. Nhiệm vụ sẽ thực hiện một nghiên cứu toàn diện về Sao Thủy, bao gồm đặc tính từ trường, từ quyển và cả cấu trúc bên trong lẫn bề mặt, được phóng vào năm 2018.
Tuy nhiên, con tàu sẽ bay qua sao Kim. Và khi con tàu có thể tiếp cận gần nhất với sao Kim ở khoảng cách 16.769 km, sẽ tạo cơ hội để nghiên cứu. Cấu hình cho phép khảo sát khí quyển và tầng điện ly, từ quyền của môi trường gần sao Kim.
Nhà nghiên cứu hành tinh Jrn Helbert cho biết thời điểm BepiColombo đi qua sao Kim rất đáng quý. Jrn Helbert chia sẻ rằng: "Đó là thời điểm tuyệt vời. Có thể lấy được dữ liệu này khiến tôi rất vui".
BepiColombo có một công cụ có khả năng xác nhận sự hiện diện của khí phosphine trong các đám mây ở Venetian, máy đo bức xạ thủy ngân và đo phổ hồng ngoại nhiệt.
Lần thứ hai BepiColombo sẽ bay qua sao Kim vào tháng 8/2021 ở khoảng cách gần hơn, khoảng 552 km để thực hiện cuộc điều tra khác.
Vào tháng 9, nghiên cứu mới của một nhóm các nhà thiên văn học quốc tế đã tiết lộ việc phát hiện ra phosphine (một hợp chất hóa học giữa phốt pho và hyđro) trong các đám mây của sao Kim.
Trên Trái Đất, chỉ trong ngành công nghiệp hoặc các vi sinh vật phát triển mạnh trong môi trường không có oxy mới tạo ra phosphine.
BepiColombo được đặt tên theo nhà khoa học nổi tiếng người Italy Giuseppe Bepi Colombo, người đã nghiên cứu về sao Thủy.
Sao Kim, được mệnh danh là "cặp song sinh xấu xí của Trái đất", có khí hậu cực kỳ khắc nghiệt, với nhiệt độ bề mặt khoảng 462 độ C. Vào tháng 7, các nhà nghiên cứu tiết lộ sao Kim có gần 40 núi lửa đang hoạt động trên bề mặt.
Tia cực tím giúp sinh vật biển xác định thời gian trong năm Giun biển sử dụng tia cực tím để nhận biết đó là thời gian nào trong năm để điều chỉnh hành vi cho phù hợp. Các nhà nghiên cứu đã ghi lại sự thay đổi mức độ ánh sáng ở Vịnh Naples phát hiện giun biển sử dụng tia UV để nhận biết thời gian nào trong năm Tia cực tím là một...