Phát hiện hơn 1.000 website thu thập thông tin người dùng Việt Nam
Thời gian qua đã có hơn 4,77 triệu lượt địa chỉ IP Việt Nam nằm trong các mạng máy tính nhiễm virus (botnet). Đáng lo ngại là có đến 1.020 trang web nhiễm virus đang thu thập thông tin cá nhân người dùng Việt Nam, tỷ lệ nhiễm độc máy tính, thiết bị di động lên đến 71,38%, tuy nhiên chỉ có 11% người dân là nhận thức được bị tấn công.
Cục An toàn thông tin, Bộ Thông tin và Truyền thông cho biết, trong thời gian qua, các cuộc tấn công mạng ngày càng diễn biến phức tạp và có xu hướng tăng mạnh cả về quy mô và tính chất phức tạp.
Tại Việt Nam, các cuộc tấn công nhằm vào các hệ thống thông tin quan trọng ngày càng diễn biến phức tạp, gây khó khăn cho cơ quan quản lý.
Theo thống kê của Cục An toàn thông tin, cứ 1 giây xảy ra 176 cuộc tấn công mạng thì có 3 cuộc tấn công mạng có chủ đích, 4 mã độc phát tán.
Tỷ lệ nhiễm độc máy tính, thiết bị di động lên đến 71,38%, tuy nhiên chỉ có 11% người dân là nhận thức được bị tấn công.
Video đang HOT
Cục An toàn thông tin, Bộ Thông tin và Truyền thông cho biết có đến 1.020 trang web nhiễm virus đang thu thập thông tin cá nhân người dùng Việt Nam. Bên cạnh đó, tỷ lệ nhiễm độc máy tính, thiết bị di động lên đến 71,38%, tuy nhiên chỉ có 11% người dân là nhận thức được bị tấn công.
Đáng lo ngại là có đến 1.020 trang web nhiễm virus đang thu thập thông tin cá nhân người dùng Việt Nam. Bên cạnh đó, địa chỉ IP của Việt Nam phát tán thư rác đi các nước lên tới 12.685 địa chỉ.
Số liệu được hãng bảo mật Trend Micro công bố gần đây cho thấy, Việt Nam đang dẫn đầu Đông Nam Á về tấn công mạng với hơn 86 triệu email có nội dung đe dọa được phát hiện trong nửa đầu năm 2018. Việt Nam nằm trong số 20 nước bị nhiễm mã độc tống tiền nhiều nhất.Thống kê của Cục An toàn thông tin cũng chỉ ra rằng, các thiết bị di động đang là mục tiêu lớn nhất của xu hướng tấn công mới hiện nay nhằm các mục đích như nghe lén thông tin, giả mạo thông tin, tấn công tài chính, đánh cắp dữ liệu, tấn công thiết bị khác.
Nói về vấn đề này, Cục trưởng Cục An toàn thông tin Nguyễn Thanh Hải nhận định, tại Việt Nam, công tác đảm bảo an toàn thông tin hiện còn nhiều thách thức do sự thiếu hụt về nhân lực, nhận thức chưa đầy đủ của nhiều cá nhân, tổ chức đã vô tình tạo ra các điểm yếu, để xảy ra các sự cố.
Hơn 90% sự cố mất an toàn thông tin xảy ra là do yếu tố con người, trong đó chủ yếu là do nhận thức về các nguy cơ mất an toàn thông tin với số đông người dân Việt Nam còn chưa cao.
Ngoài ra, tỷ lệ phần mềm bản quyền nói chung, phần mềm phòng, chống, ngăn chặn mã độc hại có bản quyền nói riêng còn thấp, sử dụng các giải pháp đảm bảo an toàn thông tin chưa đúng cách, đúng loại.
Do đó, Cục trưởng Cục An toàn thông tin nhấn mạnh: An toàn thông tin không phải là nhiệm vụ của riêng cá nhân, tổ chức nào mà là nhiệm vụ chung của toàn xã hội, cần có sự tin tưởng, chia sẻ, phối hợp chặt chẽ của các cơ quan chức năng, tổ chức, doanh nghiệp và các cá nhân.
Theo Danviet
Bootcam 2018: Chia sẻ kỹ năng mới nhất về an toàn thông tin
Bootcamp được ra đời nhằm tạo ra một diễn đàn của chuyên gia an toàn thông tin cả nước để kết nối, chia sẻ những kiến thức và kinh nghiệm mới nhất trong lĩnh vực an toàn thông tin.
Diễn ra tại Bình Định từ 7-9/9, Security Bootcamp 2018 do Hiệp hội Internet Việt Nam (VIA) cùng Cộng đồng Security Bootcamp trong nước và Hiệp hội Tin học Bình Định tổ chức sẽ là nơi các chuyên gia chia sẻ kiến thức, kỹ năng mới nhất về thông tin.
Chia sẻ trước sự kiện, đại diện Ban tổ chức cho hay, an ninh thông tin ở Việt Nam đang đứng trước nhiều thách thức, đặc biệt là trong bối cảnh chiến tranh thông tin, chiến tranh mạng là câu chuyện đang âm thầm diễn ra và không loại trừ bất cứ cá nhân hay tổ chức nào.
Do đó, Bootcamp được ra đời nhằm tạo ra một diễn đàn của chuyên gia an toàn thông tin cả nước để kết nối, chia sẻ những kiến thức và kinh nghiệm mới nhất trong lĩnh vực an toàn thông tin.
Chương trình Bootcamp 2018 sẽ tập trung vào các hoạt động chính là hội thảo và đào tạo. Tại diễn đàn này, người tham dự có thể phát biểu, tranh luận với diễn giả. Chương trình hội thảo gồm các tham luận được chọn lọc như: Chiến lược phát triển an ninh, an toàn thông tin; Xu hướng công nghệ phục vụ cho các hệ thống bảo đảm an ninh an toàn thông tin; Phòng chống tấn công có chủ đích (APT); Các vấn đề về điện toán đám mây; Kỹ thuật bảo mật mạng máy tính.../.
Nguồn: VietnamPlus
Security Trends 2018 - Việt Nam nằm trong top 10 nước nhiễm ransomware nhiều nhất Security Trends 2018 là hội nghị chuyên ngành Bảo mật và an toàn thông tin do Trend Micro tổ chức tại Tp. Hồ Chí Minh cuối tuần qua. Được biết trước đó, sự kiện tổ chức tại Hà Nội đã thu hút hơn 250 chuyên gia bảo mật thông tin từ nhiều lĩnh vực đến tham dự. Theo bà Jaruwan Nok, Giám đốc...