Phát hiện hóa thạch loài rùa khổng lồ ở Nam Mỹ, to bằng chiếc ô tô
Giới khoa học đã khai quật được mẫu hóa thạch rùa khổng lồ hàng triệu năm tuổi ở vùng nhiệt đới Nam Mỹ.
Các nhà nghiên cứu từ Đại học Zurich (Thụy Sĩ) đã làm việc cùng với các đồng nghiệp ở Nam Mỹ về phát hiện ra hóa thạch của xương hàm và các bộ phận khác của rùa ở Venezuela và Colombia. Phát hiện này có thể sẽ làm thay đổi nhìn nhận của giới khoa học về sự tiến hóa của rùa. Cho đến thời điểm này, mới chỉ tìm thấy vài mảnh nhỏ của loài rùa nước ngọt to lớn này.
Ảnh chụp năm 1902 về hóa thạch rùa kỷ Phấn Trắng.
Nghiên cứu lần đầu tiên cho thấy sự tồn tại của một loài rùa khổng lồ cổ dài duy nhất ở miền Bắc Neotropics, với hai hình thái vỏ khác biệt theo giới tính.
Nhà cổ sinh vật học Marcelo Sánchez gọi rùa Stupendemys là một trong những loài rùa lớn nhất từng tồn tại. Nó có kích thước lớn hơn khoảng 100 lần so với rùa đầu to sông Amazon – được xác định là họ hàng gần nhất của rùa Stupendemys. Rùa biển là loài rùa lớn nhất hành tinh, nhưng mới chỉ bằng 1/2 kích thước của rùa thời tiền sử.
Nhà cổ sinh vật học Marcelo Sánchez và hóa thạch vỏ mai rùa Stupendemys.
Bắt mắt nhất là phát hiện mai rùa đực to tương đương kích thước chiếc ô tô thể thao nặng 1.145kg và dài đến 3m. Có lẽ 2- 3 người có thể ngủ bên trong nó. Rùa đực có vỏ mai tự nhiên rất to lớn, mạnh mẽ và dày dạn, khác với rùa cái.
Video đang HOT
Nghiên cứu đề cập đến dấu vết cắn và xương bị đâm thủng cho thấy rùa khổng lồ phải vật lộn với các con thú lớn hơn, họ hàng với cá sấu ngày nay. Có loài dài đến 10m.
Sơ đồ kích thước các loài cá sấu cổ xưa.
Cuộc chiến của rùa xảy ra ở môi trường khác với hiện nay. Rùa khổng lồ quen sống ở sa mạc khi đó là lầy lội và ẩm ướt. Dãy núi Andes chưa được hình thành đầy đủ và sông Orinoco và Amazon giao cắt khác nhau.
Sau này, sự dịch chuyển của các mảng kiến tạo làm hình thành dãy núi Andes, đất đá đùn lên cao hơn làm thay đổi hệ thống sông nước. Những con rùa khổng lồ ngày càng bị thu hẹp môi trường sống đến mức chúng không thể sống sót.
Các mẫu hóa thạch cho thấy động vật to lớn như chuột, rùa và cá sấu sống ở Venezuela ngày đó đã chết dần, khu vực trở nên hoang hóa.
Rùa biển ngày nay.
Hóa thạch rùa cuối cùng đã vẽ nên một bức tranh sống động về loài bò sát đáng gờm và phân bố ở Nam Mỹ tốt hơn và rộng rãi hơn so với suy nghĩ ban đầu.
Phát hiện "tổ tiên đầu tiên" của nhiều loài động vật hiện đại
Các nhà khoa học vừa có những phát hiện đáng chú ý được cho là nguồn gốc của hầu hết các dạng động vật quen thuộc sống trên Trái đất nay.
Hình ảnh mô tả sinh vật được cho là tổ tiên của các loài động vật ngày nay.
Ikaria wariootia là tên của sinh vật kì lạ mới được xác định. Nó như một đốm màu chậm chạp có kích thước bằng hạt gạo. Các nhà khoa học nghĩ rằng nó có thể là ví dụ cổ xưa nhất từng được phát hiện về loài động vật có cơ thể đối xứng hai bên (bên trái và bên phải) và mặt trước mặt bên, mặt sau, thường có miệng và hậu môn. Sinh vật kỳ lạ được xác định ở vùng hẻo lánh của nước Úc, giống như giun.
"Đây là những gì các nhà sinh học tiến hóa dự đoán", nhà địa chất Mary Droser từ UC Riverside nói.
Trong những năm gần đây, các nhà khoa học đã tìm hiểu rất nhiều về các sinh vật đa bào tạo nên cái gọi là Ediacaran biota - một nhóm bí ẩn của các dạng sống cổ xưa tồn tại trước vụ nổ Cambrian.
Một trong những sinh vật được gọi là Dickinsonia, đã thu hút rất nhiều sự chú ý của các nhà nghiên cứu, được xác định một vài năm trước đây là động vật được biết đến sớm nhất trên thế giới trong hồ sơ hóa thạch.
Tuy nhiên, không phải mọi thứ xuất hiện trong thời kỳ này đều liên quan trực tiếp đến con người, cũng như tất cả các loài động vật khác có sinh lý song phương.
"Dickinsonia và những thứ lớn khác có lẽ là ngõ cụt tiến hóa", Droser giải thích.
Vậy chúng ta và những sinh vật song phương khác bắt nguồn từ đâu? Trong nhiều năm, một tập hợp các dấu vết hóa thạch được in dấu trong các mỏ đá ở Nilpena, Nam Úc, đã khiến các nhà nghiên cứu tò mò.
Những dấu vết hóa thạch này được gọi là Helminthoidichnites, có niên đại từ Thời kỳ Ediacaran (khoảng 551 đến 560 triệu năm trước) và được suy đoán là di sản của một dạng sống song phương cổ đại. Nhờ nghiên cứu mới, được thực hiện bằng cách quét laser các mỏ đá, suy đoán đó dường như được xác nhận.
"Chúng tôi nghĩ rằng những sinh vật này đã tồn tại trong khoảng thời gian này, nhưng luôn hiểu rằng chúng sẽ rất khó để xác định. Một khi chúng tôi đã quét 3D, chúng tôi biết rằng chúng tôi đã thực hiện một khám phá quan trọng", nhà nghiên cứu cổ sinh học Scott Evans, hiện thuộc Bảo tàng Lịch sử Tự nhiên Quốc gia của Viện Smithsonian nói.
Các bản quét cho thấy nó được tạo ra bởi hơn một trăm loài động vật cổ đại, có chiều dài từ 2-7 mm và rộng khoảng 1-2,5 mm.
Trong khi đó, theo nhóm nghiên cứu, hóa thạch dấu vết của Ikaria wariootia khác biết hơn so với các hồ sơ sinh học Ediacaran khác trong khu vực Ediacara, cho thấy sinh vật đơn giản, giống như giun với thân hình trụ và đầu và đuôi khác biệt, có trước các loài động vật khác trong khu vực.
"Chúng tôi đề xuất rằng Ikaria là sinh vật đầu tiên tạo ra Helminthoidichnites và có khả năng là sinh vật song phương lâu đời nhất. Ít nhất là được trình bày trong hồ sơ hóa thạch của Nam Úc. Hình thái học của Ikaria ngụ ý việc xây dựng cơ thể có khả năng hỗ trợ trong tổ chức cơ bắp cần thiết cho nhu động (co thắt hệ thống tiêu hóa). Sự dịch chuyển trầm tích cho thấy rằng Ikaria có thể có xương, miệng, hậu môn và tiêu hoá qua ruột", các nhà nghiên cứu cho biết thêm.
Nếu những phát hiện tiếp theo có thể đưa ra bằng chứng về những con giun cổ đại này, thì việc phát hiện ra sinh vật cổ xưa giống như loài giun mới có thể là một cột mốc quan trọng trong sự hiểu biết của chúng ta về tổ tiên động vật trên Trái đất, kể cả con người.
Trang Phạm
Báo non ranh mãnh khiến cá sấu nhận cái kết đau đớn Những hình ảnh mới được ghi lại tại Công viên quốc gia Nam Luangwa, Zambia. Là một kẻ đi săn đáng sợ, hung thần dưới nước nhưng có vẻ như thi thoảng cá sấu vẫn phải làm mồi cho kẻ khác. Kẻ có thể chén thịt cá sấu rất hiếm, đó thường là báo đốm. Những hình ảnh mới được ghi lại tại...