Phát hiện hóa thạch loài khủng long kỳ lạ
Hóa thạch của loài khủng long nhỏ, được đặt tên là Ubirajara jubatus này hiện được trưng bày tại bảo tàng Ceará, Brazil.
Khoảng 110 triệu năm trước, dọc theo hai bờ của một đầm phá cổ đại thuộc vùng đông bắc Brazil ngày nay, có một loài khủng long đi bằng hai chân, có kích thước nhỏ bằng gà, sống ở kỷ Phấn trắng, săn côn trùng và những động vật có xương sống nhỏ như ếch và thằn lằn.
Các nhà khoa học cho biết loài khủng long này có cấu tạo xương tương tự như nhiều loài khủng long nhỏ khác từ Kỷ Jura trước đó. Tuy nhiên, bề ngoài của chúng lại rất khác biệt.
Sinh vật được gọi là Ubirajara jubatus này có các sợi lông dài như ruy băng và cứng nhô ra từ vai. Những chiếc lông này rất có thể là tạo thành từ chất keratin, hợp chất tạo nên tóc và móng tay con người.
David Martill, giáo sư cổ sinh vật học tại Đại học Portsmouth ở Anh, người dẫn đầu cuộc nghiên cứu, cho biết: “Có rất nhiều loài khủng long kỳ lạ, nhưng sinh vật này không giống với bất kỳ loài nào từng biết trước đây”.
Theo các nhà khoa học, cấu trúc lông của loài Ubirajara giống với lông vũ ở loài chim hơn là lông của động vật có vú. Nó được đặt tên là protofeathers.
Hình ảnh mô phỏng của loài Ubirajara jubatus. Ảnh: The Fossil Forum
Video đang HOT
Trên thực tế, giới khoa học đã khám phá ra nhiều loài khủng long có lông vũ và các loài chim ngày nay cũng được cho là đã tiến hóa từ loài khủng long nhỏ có lông vũ cách đây 150 triệu năm.
Tuy nhiên, Martill cho rằng những sợi lông này nhìn từ xa giống tóc người hơn là lông vũ. Sinh vật này nhiều khả năng có lông trên khắp cơ thể nhưng chỉ có phần lông ở cổ, lưng và cánh tay được bảo vệ tốt nên dài ra.
Martill cho biết thêm chiếc bờm này dùng để phô bày cơ thể nhằm thu hút bạn tình, đe dọa kẻ thù hoặc cạnh tranh giữa các con đực. Ông ví hành động này giống như ở loài công nên phỏng đoán đây có thể là một cá thể đực.
“Những sợi lông ruy băng từ vai này không giống với bất kỳ thứ gì tôi từng thấy trong tự nhiên”, Martill chia sẻ.
Mặc dù không thể phán đoán dựa vào hóa thạch nhưng Martill tin rằng những sợi lông từng có nhiều màu sắc đẹp mắt và tạo nên một loại bờm đặc trưng của loài này. Hóa thạch khủng long Ubirajara jubatus hiện được trưng bày tại bảo tàng Ceará, Brazil.
Cá sấu có thể mọc lại đuôi như thằn lằn
Những loài bò sát nhỏ như tắc kè nổi tiếng với khả năng hy sinh đáng nể phần đuôi của mình và sau đó mọc lại đuôi nhanh chóng.
Tuy nhiên, trước sự ngạc nhiên của các nhà khoa học, hóa ra những con cá sấu lớn hơn nhiều cũng có thể mọc lại một phần đuôi. Nhưng chỉ khi họ còn đang phát triển.
Cá sấu Mỹ trưởng thành (Alligator mississippiensis) có thể mọc lại tới 18% tổng chiều dài cơ thể của chúng. Bằng cách chụp ảnh và mổ xẻ đuôi mọc lại, các nhà nghiên cứu từ Đại học bang Arizona (ASU) nhận thấy cá sấu làm điều này hoàn toàn khác với những loài động vật khác mà chúng ta biết có thể tái tạo phần phụ của chúng.
Khi các bộ phận cơ thể mọc lại, lưỡng cư là nhà vô địch về khả năng tái sinh giữa các loài động vật trên cạn có bộ xương bên trong. Nếu bị thương, chúng có thể cải tổ một bộ xương đã phân đoạn, hoàn chỉnh với các cơ khác nhau theo chiều cao phân biệt từ trên xuống dưới.
Đuôi thằn lằn mọc lại không có bộ xương phân đoạn, nhưng thằn lằn có cơ cải tạo mặc dù chúng trông giống nhau hoàn toàn, không có sự thay đổi về cấu trúc phần trên so với phần dưới.
Điều này có thể là do việc tái tạo các phần phụ rất tốn kém về mặt sinh lý và ở những loài thằn lằn nhỏ hơn đã được chứng minh là làm giảm tốc độ tăng trưởng tổng thể. Những có vẻ như cá sấu thậm chí không thèm tái phát triển cơ bắp chút nào.
Nhà sinh lý học động vật của ASU, Jeanne Wilson-Rawls, cho biết: "Rõ ràng là có một chi phí cao để tạo ra cơ bắp mới".
Nhóm nghiên cứu tin rằng ngay cả một phần đuôi thừa không có cơ bắp cũng phải giúp những kẻ săn mồi nguy hiểm này có lợi thế trong những ngôi nhà đầy nước âm u của chúng.
Không giống như thằn lằn, cá sấu không thể tự cắt cụt đuôi của mình. Mất đuôi thường do chấn thương do xâm lược lãnh thổ hoặc ăn thịt đồng loại từ những cá thể lớn hơn. Thiệt hại do tương tác của con người cũng đã được ghi nhận.
Nhóm nghiên cứu giải thích, việc mô cá sấu thay thế cơ xương giống như việc chữa lành vết thương mà bạn sẽ thấy ở động vật có vú.
"Đuôi cá sấu mọc lại được hỗ trợ bởi một ống sụn không phân mảnh chứ không phải xương. Đuôi mọc lại của cá sấu Mỹ vị thành niên thể hiện các đặc điểm của cả việc tái tạo và sửa chữa vết thương", các nhà nghiên cứu giải thích.
Nhưng sự phát triển lại của sụn, mạch máu, dây thần kinh và vảy lại tương tự như những gì thấy ở thằn lằn.
Các nghiên cứu cho rằng những so sánh trong tương lai sẽ rất quan trọng để hiểu tại sao khả năng tái tạo lại thay đổi giữa các nhóm bò sát và động vật khác nhau.
Cá sấu là một dòng bò sát cổ đại, có chung tổ tiên với các loài chim cách đây khoảng 245 triệu năm, khi khủng long không phải chim thống trị Trái đất. Thậm chí có bằng chứng hóa thạch về một con cá sấu cổ đại từ kỷ Jura cũng có đuôi tái sinh được.
"Điều này đặt ra câu hỏi đó là có khi nào trong quá trình tiến hóa, khả năng này đã bị mất đi. Liệu có những hóa thạch của khủng long, loài có dòng dõi dẫn đến các loài chim hiện đại, với đuôi mọc lại không? Chúng tôi không tìm thấy bất kỳ bằng chứng nào về điều đó cho đến nay trong các tài liệu đã xuất bản", nhà khoa học y sinh của ASU, Kenro Kusumi đặt vấn đề.
Nhóm nghiên cứu ghi nhận cho đến nay họ chỉ có thể quan sát sản phẩm cuối cùng của quá trình tái tạo đuôi ở cá sấu.
Do chúng là loài bị đe dọa, các nghiên cứu sâu hơn về cách thức hoạt động của quá trình này có thể là một thách thức, nhưng có thể cung cấp một số thông tin hữu ích.
Nhà giải phẫu học Rebecca Fisher của ASU cho biết thêm: "Nếu chúng ta hiểu các loài động vật khác nhau có thể sửa chữa và tái tạo mô như thế nào, thì kiến thức này có thể được tận dụng để phát triển các liệu pháp y học".
Tìm thấy cặp đôi khủng long chết vì đánh nhau rồi hóa đá Thật thú vị khi tìm được 'đôi bạn' khủng long 3 sừng và khủng long bạo chúa đánh nhau đến mức chết và cùng nhau trở thành hóa thạch 67 triệu năm. Các nhà khoa học tại Raleigh đã may mắn tìm thấy hóa thạch của 1 bộ đôi khủng long thú vị. Các nhà nghiên cứu lần đầu tiên phát hiện hóa...