Phát hiện hóa thạch khủng long cực hiếm ở Úc
Xương hóa thạch 110 triệu năm tuổi thuộc về một con khủng long “kỳ quái” được gọi là elaphrosaur đã được phát hiện tại một địa điểm ở Victoria, Úc, cho thấy nó sống gần khu vực Nam Cực.
Figure ảnh mô tả elaphrosaur.
Đây là bằng chứng đầu tiên về một loài elaphrosaur được báo cáo phát hiện ở Úc và mới chỉ là hóa thạch thứ hai từng được phát hiện từ thời kỳ Kỷ Phấn trắng trên toàn thế giới.
Các tác giả của nghiên cứu cũng cho biết vị trí của khám phá ra hóa thạch nằm gần Mũi Otway ở Victoria cho thấy elaphrosaur tồn tại ở phần này của thế giới cho đến khoảng thời gian ít nhất là Kỷ Phấn trắng sớm, khoảng 110 đến 107 triệu năm trước.
Nó cũng cho thấy khủng long đã có thể sống sót trong điều kiện giống như các cực của Trái đất ngày nay, mặc dù các cực có khí hậu ôn hòa hơn nhiều so với thời hiện đại. Vùng đất này gần với cực Nam của Trái đất hơn 110 triệu năm trước. Theo các tác giả của nghiên cứu, nó sẽ nằm cách mặt phẳng xích đạo của Trái đất 76 độ về phía nam, nơi là các phần của Nam Cực nằm ngày nay.
“Elaphrosaur được mô tả có cổ dài và cơ thể tương đối nhẹ, dài khoảng 2m. Khi di chuyển chúng khá kỳ quái”, tiến sĩ, nhà nghiên cứu Stephen Poropat cho biết.
Video đang HOT
Elaphrosaur có nghĩa là thằn lằn chân nhẹ – một nhóm các loài liên quan đến khủng long bạo chúa, Velociraptor và các loài chim hiện đại.
Theo các tác giả của nghiên cứu, nguyên nhân dẫn đến có rất ít hóa thạch của loài này được phát hiện trên thế giới là bởi chúng thường được xác định nhầm là các loài khủng long khác.
“Các elaphrosaur nhỏ có thể đã săn các loài tổ tiên của thú mỏ vịt và thú lông nhím sống ở vùng cực Victoria, cùng với việc bắt côn trùng và ăn trái cây”, Tim Ziegler, Giám đốc bộ sưu tập Động vật có xương sống tại Viện bảo tàng Victoria, người không tham gia nghiên cứu, cho biết.
Trang Phạm
Bắt gặp chú chim có 8 chân lơ lửng như loài đột biến nhưng là hành vi chứa đựng tình phụ tử
Đây là hành vi bảo vệ con của các con trống loài chim Jacanas mào đỏ chứ không phải một sinh vật đột biến nào cả.
Bức ảnh dưới đây không phải là một loài chim đột biến có đến tận 10 chân như các bình luận trên mạng xã hội. Đồng thời, nó cũng không phải sản phẩm ảnh chế hài hước (meme) là một con chim với quá nhiều chân. Thực tế, trong ảnh là một con chim trống đang bảo vệ các con và đưa chúng đến nơi an toàn.
Được biết, đây là con chim Jacanas mào đỏ (tên khoa học Irediparra gallinacea) thuộc họ gà lôi nước. Chúng được biết đến với khả năng đi trên mặt nước nhờ vào đôi chân có ngón chân dài giúp phân bổ trọng lượng đều hơn khi giẫm lên các loài thực vật nổi trên nước. Thức ăn yêu thích của chim Jacanas là động vật không xương sống trong môi trường nước ngọt như ấu trùng và hạt giống của thực vật thủy sinh, đặc biệt là hạt lily.
Bức ảnh này được chụp bởi nhiếp ảnh gia Sally Corte đến từ bang Queensland, Úc cho thấy hành vi nuôi con độc đáo của loài chim Jacanas này.
" Tôi thật may mắn khi đang đi trên xuồng, dùng tay gỡ bỏ những cọng cỏ nước có tên là Salvinia thì nhìn thấy một con chim Jacanas trưởng thành cùng các con chim non chạy theo phía sau nó" - nhiếp ảnh gia Sally nói qua email với Science Alert.
"Chúng rất nhút nhát và luôn cảnh giác khiến việc chụp ảnh trở nên khó khăn hơn" - vị nhiếp ảnh gia cho hay.
Dù Sally đã nhanh chóng lấy chiếc máy ảnh của mình ra nhưng đáng tiếc, những con chim con đã đi mất nên cô đành phải chụp chú chim trưởng thành còn lại.
Mãi đến khi Sally xem lại những bức ảnh để xử lý chúng thì phát hiện ra bản thân đã rất may mắn khi có thể chụp được bức ảnh chú chim trưởng thành với 8 chiếc chân lơ lửng giữa không trung.
Chú chim trống Jacanas đã gắp các con của nó lên và đặt bên trong cánh để bảo vệ chúng đến nơi an toàn. Được biết, 80% tổ của loài chim này bị mất trước khi trứng nở nên chúng chỉ có thể làm tất cả mọi thứ trong khả năng của mình để bảo vệ các con khỏi những mối đe dọa tiềm tàng. Cũng có nhiều nghiên cứu tin rằng chim Jacanas di dời trứng bằng cách mang chúng dưới cằm.
Chim Jacanas có thể được tìm thấy ở những khu vực ngập nước từ Borneo, từ New Guinea và phía bắc nước Úc đến bờ đông của khu vực Canberra, Úc.
Trở lại năm 2000, nghiên cứu của nhà nghiên cứu chim ưng Terrence Mace chỉ ra rằng chim Jacanas không phải là một loài vật chung thủy, có nghĩa là một con chim mái cỡ lớn có thể giao phối với nhiều con trống - trung bình từ 2-3 con trống.
Sau khi đẻ trứng vào những chiếc tổ trôi lềnh bềnh trên mặt nước, các con chim mái thường bay đi để tận hưởng khoảng thời gian vui vẻ với "tình mới", để lại chim trống chịu hoàn toàn trách nhiệm ấp tất cả số trứng kia. Chim trống từ đó trở thành "người bảo hộ" duy nhất cho những quả trứng kia sau khi chúng nở thành con.
Cũng như các loài động vật hoang dã khác, chim Jacanas mào đỏ cũng bị đe dọa bởi sự tàn phá môi trường sống cũng như các con vật săn mồi khác như cáo.
"Tôi đã chứng kiến những con chim Jacanas trống bảo vệ các con hệt như thế dưới cơn mưa. Chúng đích thị là những ông bố tuyệt vời" - Terrence nói.
(Nguồn: Science Alert)
Tìm ra câu trả lời cho bí ẩn của quái vật Tully cổ đại Quái vật Tully được biết đến là một trong sinh vật cổ đại gây nhiều tranh cãi nhất vì trong nhiều thập kỷ qua vẫn chưa có ai giải thích được nó chính xác thuộc loài nào. Hình ảnh mô phỏng quái vật Tully. Thực tế có rất ít sinh vật cổ xưa gây tranh cãi như quái vật Tully, một sinh vật...