Phát hiện hóa thạch hơn 2 triệu năm tuổi của “họ hàng” tổ tiên loài người
Hóa thạch được xác định là của một Paranthropus robustus đực, một loài tồn tại cùng với tổ tiên loài người với tư cách như một loài “anh em họ”.
Independent đưa tin, các nhà nghiên cứu Australia đã phát hiện ra một hộp sọ có niên đại hai triệu năm ở Nam Phi, điều này góp phần làm sáng tỏ quá trình tiến hóa của loài người.
Hóa thạch là một Paranthropus robustus đực, thuộc bộ Linh trưởng, một loài tồn tại song song cùng với tổ tiên của loài người như một “họ hàng”. Các học giả từ Khoa Khảo cổ của Đại học La Trobe ở Melbourne, Úc đã dẫn đầu cuộc khai quật và tiến hành tái tạo hộp sọ quý hiếm với những chiếc răng lớn được tìm thấy từ Mỏ đá chính Drimolen ở phía bắc Johannesburg, Nam Phi.
Hóa thạch với những chiếc răng lớn cùng hộp sọ nhỏ được phát hiện tại Nam Phi. Ảnh: The Guardian
Tiến sĩ Angeline Leece trong một cuộc phóng vấn với đài BBC đã nói: “Hầu hết các mẫu hóa thạch trước đây chỉ còn một chiếc răng duy nhất nên để có được thứ như thế này là rất hiếm, rất may mắn.”
Cô nói thêm rằng Paranthropus robustus xuất hiện cùng thời điểm với tổ tiên trực tiếp của loài người là Homo erectus ( Người đứng thẳng) và hộp sọ này cũng được tìm thấy tại địa điểm mà nhóm nghiên cứu đã phát hiện một bộ hóa thạch của trẻ nhỏ vào năm 2015 trước đó
Tiến sĩ Leece cho biết: “Hai loài tuy cùng thuộc bộ Linh trường nhưng cực kỳ khác nhau, Homo erectus có bộ não tương đối lớn và răng nhỏ, còn Paranthropus robustus lại có răng tương đối lớn và bộ não nhỏ, đại diện cho các thí nghiệm tiến hóa khác nhau,” Tiến sĩ Leece nói.
Video đang HOT
“Theo thời gian, Paranthropus robustus có khả năng tiến hóa để tạo ra và chịu được lực cao hơn sinh ra trong quá trình cắn và nhai thức ăn khó xử lý bằng hàm và răng của chúng – chẳng hạn như các loại củ.
“Nghiên cứu trong tương lai sẽ làm rõ liệu những thay đổi môi trường có đặt các quần thể vào tình trạng căng thẳng về chế độ ăn uống hay không và điều đó đã tác động đến sự tiến hóa của con người như thế nào”
Nhà nghiên cứu Jesse Martin cho biết những phát hiện này đã được công bố ngày hôm nay trên tạp chí Nature Ecology and Evolution và có thể giúp chúng ta hiểu rõ hơn về tổ tiên loài người.
Ông nói thêm rằng khám phá hộp sọ đã đưa ra một ví dụ hiếm hoi về “sự tiến hóa vi mô” trong dòng dõi con người cho thấy rằng Paranthropus robustus đã tiến hóa dần dần khả năng thích nghi nhai mang tính biểu tượng của chúng, có thể là trong hàng trăm nghìn năm, để đáp ứng với sự thay đổi của môi trường.
Nhiều người cho rằng có hai loài hominin (giống người) khác tồn tại cùng với Paranthropus robustus vào thời điểm đó ở Châu Phi, đó là Homo erectus và Homo heidelbergensis.
Phát hiện hộp sọ 2 triệu năm của loài anh em với tổ tiên loài người
Việc phát hiện ra hộp sọ 2 triệu năm tuổi ở Nam Phi đã tạo điều kiện cho các nhà nghiên cứu tìm hiểu thêm về sự tiến hóa của loài người.
Hộp sọ này của một người đàn ông Paranthropus robustus , một loài "họ hàng" với Homo erectus - loài được cho là tổ tiên trực tiếp của người hiện đại. Hai loài sống cùng một thời điểm, tuy nhiên, Paranthropus robustus đã tuyệt chủng sớm hơn.
Hộp sọ 2 triệu năm tuổi của loài Parathropus robustus. Ảnh: Đại học La Trobe.
Nhóm nghiên cứu mô tả phát hiện này là rất thú vị. "Hầu hết mẫu hóa thạch chỉ là một vài chiếc răng rải rác, do vậy tìm được những thứ như này là rất hiếm, rất may mắn", tiến sĩ Angeline Leece chia sẻ với BBC .
Các nhà nghiên cứu từ Đại học La Trobe của Melbourne đã tìm thấy các mảnh vỡ của hộp sọ vào năm 2018 tại địa điểm khảo cổ Drimolen ở phía bắc Johannesburg. Nó được phát hiện tại nơi tìm thấy hộp sọ của một đứa trẻ Homo erectus có niên đại tương tự vào năm 2015 chỉ vài mét.
Hóa thạch được tìm thấy tại địa điểm khảo cổ Drimolen. Ảnh: Đại học La Trobe.
Các nhà khảo cổ sau đó đã dành vài năm để ghép lại và phân tích mẫu hóa thạch. Những phát hiện của họ được công bố trên tạp chí Nature, Ecology và Evolution vào 10/11.
Jesse Martin, đồng nghiên cứu trong dự án này, nói với BBC rằng việc xử lý các mảnh hóa thạch giống như làm việc với "bìa cứng ướt". Ông cũng nói thêm rằng ông đã sử dụng ống hút nhựa để loại bỏ những vết bẩn cuối cùng khỏi hóa thạch.
Người ta cho rằng ba loài hominin (sinh vật giống người) sống ở Nam Phi cùng một lúc và cạnh tranh với nhau.
Ông Martin cho biết, việc khám phá hộp sọ đã cho thấy một ví dụ hiếm hoi về "sự tiến hóa vi mô" của loài người.
Paranthropus robustus có răng lớn và não nhỏ, khác với Homo erectus có não lớn và răng nhỏ. Người ta tin rằng chế độ ăn của các sinh vật giống người trước đây chủ yếu gồm các loạt thực vật cứng như củ và vỏ cây.
Các nhà nghiên cứu mất 300 giờ để ghép các mảnh của hộp sọ với nhau. Ảnh: Đại học La Trobe.
Tiến sĩ Leece cho biết: "Theo thời gian, Paranthropus robustus có khả năng tiến hóa để sinh sản và tạo ra lực mạnh hơn để cắn và nhai thức ăn cứng hoặc khó xử lý bằng hàm và răng".
Các nhà khhttps://zingnews.vn/phat-hien-hop-so-2-trieu-nam-cua-loai-anh-em-voi-to-tien-loai-nguoi-post1151756.htmloa học cho biết có thể do môi trường ẩm ướt hơn do biến đổi khí hậu gây ra đã làm giảm lượng thức ăn sẵn có cho chúng. Trong khi đó, loài Homo erectus , với hàm răng nhỏ hơn, có khả năng ăn được cả thực vật và thịt.
"Hai loài khác nhau này đại diện cho các thí nghiệm khác nhau về tiến hóa", Tiến sĩ Leece cho biết.
"Mặc dù cuối cùng chúng ta là dòng giống đã chiến thắng, những hóa thạch được ghi nhận cho thấy hai triệu năm trước, Paranthropus robustus đông đúc hơn nhiều so với Homo erectus ".
Hóa thạch lông vũ gây tranh cãi của loài khủng long 'lai chim' Một nghiên cứu mới đây chỉ ra, chiếc lông vũ được phát hiện vào những năm 1800 thuộc về loài khủng long giống chim. Năm 1861, nhà cổ sinh vật học người Đức Hermann von Meyer phát hiện một hóa thạch lông vũ ở lớp đá vôi gần Solnhofen, Đức. Do không có bất cứ dấu vết được tìm thấy cùng hóa thạch...