Phát hiện hóa thạch bò cạp biển khổng lồ
Cách đây 476 triệu năm, sinh vật dài 1,8 mét này là một trong những kẻ săn mồi đại dương mạnh nhất thời bấy giờ, với “mũ cứng” bảo vệ đầu và bộ càng lớn để bắt mồi.
Các nhà khoa học đặt tên chúng là Pentecopterus decorahensis theo từ “penteconte”- tên con thuyền Hy Lạp cổ được chèo bởi 50 người, phục vụ trong trận chiến thành Troy.
Mặc dù chúng nhìn như có họ hàng với tôm hùm hoặc cua nhưng thực chất những con bọ cạp biển này là tổ tiên của loài nhện ngày nay.
Lãnh đạo đoàn nghiên cứu tiến sĩ James Lamsdell từ đại học Yale Mĩ cho biết: “Sinh vật mới tìm thấy này vô cùng kì dị. có dáng mái chèo, chân dùng để bơi và đầu lớn dài hơn 1 mét cũng có hình dạng kì là độc đáo.”
Loài bò cạp biển khổng lồ Pentecopterus decorahensis mới được phát hiện gần đây (Nguồn: Daily Mail)
“Có lẽ điều ngạc nhiên nhất chính là cách chúng được bảo tồn rất tuyệt vời. lớp giáp xác bên ngoài được nén trên đá nhưng có thể lấy ra và đem vào nghiên cứu dưới kính hiển vi. Điều này cho thấy số lượng lớn các chi tiết đáng kinh ngạc như mô hình các sợi lông nhỏ trên chân.”
Theo miêu tả của tạp chí sinh học tiến hóa BMC, sinh vật này tìm thấy từ hơn 150 mảnh hóa thạch khai quật được từ khu đá trầm tích Winneshiek Shale vùng Đông Bắc Iowa Mĩ.
Video đang HOT
Một số mảnh từ thân loài bò cạp cho thấy có thể tổng độ dài của nó lên tới 1,7 mét. Chúng minh nó là loài eurypterid lớn nhất thời bấy giờ. Nó cũng có tuổi thọ lớn hơn 10 triệu năm so với các loai bò cạp biển được tìm thấy đến ngày nay.
Pentecopterus decorahensis từng là kẻ săn mồi nguy hiểm nhất đại dương
Tình trạng bảo quản đặc biệt của bộ giáp xác ngoài cho phép các nhà khoa học nghiên cứu vai trò cấu trúc mô tả như kích thước, nang lông và lông tơ.
Suốt kỷ Ordovic khi loài Pentecopterus còn sống, động vật không xương thống trị đại dương và chúng là loài động vật đầu tiên chỉ mới bắt đầu xâm chiếm mặt đất. Loài cá sớm nhất xuất hiện sinh trưởng không dài hơn 30 cm, không có hàm. Điều này làm chúng không cùng cấp với loài bò cạp biển khổng lồ.
Hạ Thiên
Theo_PLO
Ngắm loài hoa 130 triệu năm tuổi xuất hiện đầu tiên trên Trái Đất
Loài thủy sinh Montsechia Vidalii từng rất phổ biến tại các hồ nước ngọt mà hiện nay là vùng núi ở miền bắc và miền trung Tây Ban Nha. Loài hoa này sống trong kỷ Phấn trắng sớm. Đây là thời kỳ các loài khủng long Brachiosaurus và Iguanodon đã xuất hiện trên trái đất.
Chính vì thế, loài hoa lâu đời nhất thế giới này có thể đã từng là thức ăn cho các loài khủng long.
Hóa thạch loài hoa cổ xưa này được phát hiện hơn 100 năm trước trong một mỏ đã vôi. Tuy nhiên, ý nghĩa của hóa thạch mới chỉ được khám phá gần đây bởi các nhà khoa học.
Loài cây đầu tiên trên thế giới đã xuất hiện cách ngày nay 130 triệu năm.
Theo các chuyên gia, loài hoa này sống trong khoảng 125 - 130 triệu năm trước. Đây là loài thực vật, có thể là hạt kín, sinh sống dưới nước.
Trước đây, loài hoa lâu đời nhất từng được xác định là loài Archaefructus sinensis, phát triển tại Trung Quốc. Tuy nhiên, loài M. Vidalii còn xuất hiện trước cả A. Sinensis.
"Phát hiện này đặt ra câu hỏi quan trọng về lịch sử tiến hóa của các loài thực vật có hoa cũng như vai trò của các loài cây trong sự phát triển của thực vật nóng chung." - Giáo sư David Dilcher, người đứng đầu nhóm nghiên cứu cho biết.
"Một "bông hoa đầu tiên, về mặt lý thuyết, là một huyền thoại giống như "con người đầu tiên" vậy."
Cây rong biển hiện đại có thể coi là một chi nhánh của loài cây Montsechia xưa.
Nhận định về loài hoa đầu tiên được đưa ra sau khi nghiên cứu hơn 1000 loài hóa thạch hoa Montsechia.
Cấu trúc thân và lá cây được chiết xuất từ hóa thạch bằng áp dụng phương pháp nhỏ giọt axit clohydric liên tiếp. Sau đó cấu trúc thân lá được kiểm tra dưới kính hiển vi.
"Montsechia không có cánh hoa hay nhụy hoa để thu hút côn trùng. Chúng sống cả vòng đời dưới nước." - Giáo sư Dilcher nói.
"Cả cây chỉ có một hạt giống duy nhất, vì thế nó có thể là cây hạt kín."
Theo_Giáo dục thời đại
Thu thập được mẫu xương cổ xưa nhất của loài người Các nhà khoa học vừa mới công bố nhận định rằng họ thu thập được mẫu xương phân đoạn cấu trúc ngón tay người Hominin được coi là tiền nhân của loài người hiện đại ngày nay. Những phân đoạn xương này có niên đại chừng 2 triệu năm - Ảnh: Manuel Dominguez-Rodrigo/Nature Hãng tin UPI cho biết những phân đoạn xương này...