Phát hiện hình “nhạy cảm” khổng lồ dưới hồ cạn khô
Hình “cậu nhỏ” khổng lồ xuất hiện trên đáy hồ cạn khô ở Australia đã được chia sẻ với thế giới qua bản đồ vệ tinh của Google.
Hình “của quý” khổng lồ hồ Betoota ở Victoria, Australia.
Hình “của quý” khổng lồ được người dân địa phương tạo ra bằng cây trồng trên đáy cạn khô dưới hồ Betoota ở Victoria, Australia. Kích thước của nó lớn đến mức có thể được quan sát từ trên không gian.
Vòng tròn hình vật nhạy cảm bắt đầu trở nên nổi tiếng trên cộng đồng mạng, sau khi nó được chia sẻ trên trang Facebook từ ngày 14.6. Thực ra, người dân địa phương biết về nó nhiều tháng trước đó.
Từ khi hình “cậu nhỏ” khổng lồ được chia sẻ trên bản đồ vệ tinh của Google, địa điểm hồ Betoota thu hút được sự chú ý của nhiều du khách khắp thế giới.
Video đang HOT
“Tôi di chuyển từ thành phố New York để chiêm ngưỡng cảnh đẹp này. Tôi sẽ quay lại nơi đây”, một thành viên bình luận trên Facebook.
Đây không phải lần đầu tiên hình ảnh nhạy cảm xuất hiện trên Google Earth. Dịch vụ này cũng từng ghi lại cảnh các cặp đôi bí mật làm “chuyện ấy” ngoài trời.
Theo Dân Việt
Trồng giống bí xanh thơm từ thân, lá đến quả, 1ha thu 200 triệu
Những năm qua, cây bí xanh thơm trở thành một trong những cây trồng chính mang lại hiệu quả kinh tế cao của huyện Ba Bể (Bắc Kạn). Đồng thời, đây còn là sản phẩm nông sản sạch, được người tiêu dùng nhiều nơi ưa chuộng. 1ha trồng bí xanh thơm từ thân, lá đến quả cho thu 200 triệu đồng
Đang là thời điểm vào mùa thu hoạch bí xanh thơm của nông dân huyện Ba Bể, dọc tuyến đường 258 có thể thấy nhiều hộ dân đã bày bán bí xanh ngay cửa nhà. Cùng với đó, nhiều sản phẩm khác cũng được bà con bày bán như: mướp đắng, chuối tây, các loại rau xanh...
Bí xanh thơm-cây trồng đặc sản của nông dân xã Địa Linh, huyện Ba Bể (Bắc Kạn) Ảnh: N.N
Chị Nông Thị Chiêm (thôn Nà Lìn, xã Địa Linh) đã trồng cây bí xanh thơm vài năm trở lại đây. Từ 500m2 bí ban đầu, nhận thấy hiệu quả kinh tế cao hơn so với một số cây trồng khác nên gia đình đã phát triển diện tích lên 3.000m2. Chị Chiêm cho biết: "Có vụ gia đình tôi thu về hơn 100 triệu đồng, trừ chi phí phân bón, làm giàn, thuê lao động cũng vẫn còn lại một khoản đáng kể".
Bí xanh thơm huyện Ba Bể được thương lái thu gom đưa đi tiêu thụ. Ảnh: Cổng TTĐT tỉnh Bắc Kạn.
Xác định gắn bó lâu dài với cây bí xanh thơm, từ năm 2016 gia đình chị Chiêm đầu tư mua xe tải để chở bí xanh đi giao các nơi cho thuận tiện. Tiêu thụ hết số lượng của gia đình, chị Chiêm còn thì tiếp tục thu mua của các hộ dân khác. Vụ này, gia đình chị trồng sớm từ tháng 2 âm lịch, đến đầu tháng 4 là đã tỉa bán quả với giá từ 7.000 - 10.000 đồng/kg. Từ đầu vụ đến nay gia đình chị đã thu được gần 30 triệu đồng. Ước tính, sản lượng năm nay khoảng hơn chục tấn, cho thu nhập vượt trội so với trồng cây ngô, lúa.
Bí xanh Ba Bể có 2 loại, loại vỏ màu xanh đậm và xanh phủ phấn trắng, trọng lượng từ 1,5 - 4kg/quả. Điều đặc biệt, cả thân, lá và hoa bí xanh đều có mùi thơm, khi chế biến có độ dẻo, mùi vị ngọt dịu hấp dẫn.
Người dân thôn Nà Lìn, xã Địa Linh (Ba Bể) chăm sóc bí xanh thơm.
Thôn Nà Lìn có diện tích trồng bí xanh thơm nhiều nhất của xã Địa Linh. Trong thôn, hầu hết hộ nào có đất ruộng cũng đều tận dụng trồng bí xanh vì được giá, thời gian bảo quản lâu. Hiện nay, tại thời điểm chính vụ, bà con vẫn bán lẻ với giá từ 10.000 - 13.000 đồng/kg, mang lại nguồn thu ổn định.
Bí xanh thơm đạt năng xuất 35-40 tấn/ha. Ảnh: Hương Liễu (Cổng TTĐT tỉnh Bắc Kạn).
Năm 2018, diện tích bí xanh thơm trên địa bàn huyện Ba Bể là 40ha, tập trung ở 3 xã Địa Linh, Hà Hiệu và Yến Dương. Trong thực tế diện tích có thể cao hơn con số này, do chỉ tính riêng xã Địa Linh đã lên đến 35ha, ngoài ra một số xã người dân đã mở rộng diện tích trồng. Theo tính toán, 1ha đất trồng bí xanh thơm cho năng suất gần 40 tấn, cho thu nhập 200 triệu đồng.
Theo Danviet
Nghiên cứu khoa học Châu Âu bác bỏ kết luận ngô biến đổi gen gây ung thư của Seralini Ba nghiên cứu khoa học công bố gần đây của Châu Âu đã phủ nhận bản báo cáo đầy tranh cãi của Gilles-Éric Séralini về việc ngô biến đổi gen (BĐG) có thể gây ung thư trên chuột. Tháng 9 năm 2012, Séralini - giáo sư trường Đại học Caen, đã công bố một kết luận chấn động trên tạp chí khoa học...