Phát hiện hình khắc bí ẩn cổ xưa nhất Bắc Mỹ
Các nhà khoa học đã phát hiện những hình khắc trên đá cổ xưa nhất Bắc Mỹ với niên đại ít nhất 10.000 năm và đang tìm cách giải mã chúng.
Những hình khắc cổ trên đá tại đáy một hồ cạn ở Nevada, Mỹ đã được xác nhận là những hình khắc đá cổ xưa nhất Bắc Mỹ được tạo ra từ cách đây ít nhất 10.000 năm.
Những hình khắc được phát hiện trên những khối đá vôi gần hồ Pyramid trong sa mạc ở Nevada tương tự như những hình vẽ được phát hiện tại một chiếc hồ ở Oregon có niên đại khoảng 7.600 năm.
Không giống như những hình khắc sau này mô tả một ngọn giáo hoặc con linh dương, những hình khắc này mang tính trừu tượng cao với những khối hình học liên kết chặt chẽ, một số có hình kim cương, số khác là những đường thẳng ngắn song song trên một đường dài hơn.
Khu vực phát hiện những hình khắc cổ xưa trên đá
Các nhà khoa học không thể biết chính xác ai đã tạo ra những hình khắc này, tuy nhiên chúng được tìm thấy trên vùng đất bảo tồn của bộ lạc Paiute ở hồ Pyramid.
Ông Eugene Hattori, giám đốc nhân chủng học tại Bảo tàng bang Nevada cho biết: “Ban đầu chúng ta nghĩ rằng con người cách đây 12.000 hoặc 10.000 năm đều là người nguyên thủy, tuy nhiên khả năng biểu đạt nghệ thuật và công nghệ của họ được biểu lộ qua những hình khắc này đã vẽ nên một bức tranh rất khác biệt.”
Video đang HOT
Sau khi tiến hành thí nghiệm đo phóng xạ cacbon để xác định niên đại của các hình khắc này, nhà địa hóa học Larry Benson cho biết những họa tiết này có thể được tạo ra cách đây 14.800 năm.
Dữ liệu địa hóa học và các mẫu trầm tích ở hồ Pyramid cho thấy những hình khắc này đã tiếp xúc với không khí từ 13.200 tới 14.800 năm trước đây, và sau đó một lần nữa bị phong hóa từ cách đây 10.500 tới 11.300 năm.
Nhà khoa học Benson thuộc Đại học Lịch sử tự nhiên Colorado cho biết: “Dù chúng có niên đại 14.800 năm hay 10.500 năm thì chúng vẫn là những hình khắc cổ xưa nhất được phát hiện ở Bắc Mỹ.”
Cận cảnh những hình khắc bí ẩn
Nhà khảo cổ học Dennis Jenkins thuộc Đại học Oregon coi đây là một phát hiện vô cùng quan trọng. Các hình khắc ở Nevada và Oregon đều khá sâu, chủ yếu là những thiết kế hình học hình tròn hoặc cong, một số thể hiện phong cách vẽ “tự do” với một loạt những chữ V cách đều nhau được tách ra bằng một đường thẳng đứng.
Các nhà nghiên cứu cho rằng những hình khắc này thể hiện các ký hiệu khí tượng khác nhau, chẳng hạn như mây và sấm sét, hoặc cũng có thể là dải Thiên Hà. Tuy nhiên ngoài thông tin về niên đại thì tất cả những ý kiến này mới chỉ là phỏng đoán của các nhà khoa học.
Ông Ben Aleck, giám đốc sưu tầm tại Bảo tàng Tộc người Paiute Hồ Pyramid cho biết ông không thể đưa ra bất cứ bình luận nào về những hình khắc này khi chưa được phép của các bô lão trong bộ lạc này.
Theo khampha
Phát hiện bộ lịch cổ xưa nhất thế giới
Các nhà khảo cổ học tại Anh tin rằng họ đã phát hiện được bộ lịch âm lịch cổ xưa nhất thế giới, có niên đại khoảng 10.000 năm, tại một cánh đồng ở Scotland.
Một mô phỏng về cách người cổ theo dõi ngày tháng tại cánh đồng ở Xcốt-len
Quá trình khai quật đã làm phát lộ tại một cánh đồng ở khu vực lâu đài Crathes 12 hố đất nhỏ, dường như được dùng để miêu tả các thời kỳ của mặt trăng và theo dõi tháng theo âm lịch.
Một nhóm nghiên cứu do trường đại học Birmingham dẫn đầu cho biết công trình cổ này được những người săn bắt hái lượm tạo ra khoảng 10.000 năm trước.
Dãy hố tại cánh đồng Warren lần đầu được phát lộ năm 2004.
Các chuyên gia phân tích những hố này cho biết có thể trước đây nơi này từng có cắm những cọc gỗ.
Bộ "lịch" thời đại đồ đá giữa này có tuổi đời lớn hơn hàng nghìn năm so với các công trình được dùng để đo thời gian từng được biết đến, được tạo ra tại khu vực Lưỡng Hà.
Phân tích trên vừa được xuất bản trên tạp chí Internet Archaeology (Khảo cổ học Internet)
Sự sắp xếp của các hố này cũng tương ứng với thời điểm mặt trời mọc những ngày giữa Đông, để giúp những người tiền sử có một sự "hiệu chỉnh về thiên văn" thường niên, nhằm theo dõi một cách tốt hơn thời gian và sự thay đổi của các mùa.
Vince Gaffney, giáo sư khảo cổ học tại đại học Birmingham, người đứng đầu dự án cho biết: "Các bằng chứng cho thấy cộng đồng người săn bắt hái lượm tại Scotland vừa có nhu cầu lẫn sự tinh tế để theo dõi thời gian qua các năm, hiệu chỉnh sự thay đổi theo mùa của năm âm lịch và việc này diễn ra gần 5000 năm trước khi những bộ lịch chính thức đầu tiên được biết đến tại vùng Cận Đông.
Với việc làm vậy, điều này cho thấy một bước tiến quan trọng hướng tới sự hình thành chính thức của thời gian và lịch sử của chính nó", ông Gaffney nhận định.
Tiến sỹ Richard Bates thuộc đại học St Andrews thì cho biết khám phá này đem đến "những bằng chứng mới thú vị" về thời kỳ đồ đá sớm ở Xcốt-len".
"Đây là ví dụ sớm nhất về một công trình như vậy và không có một di chỉ nào có niên đại tương tự từng được biết đến tại Anh hay châu Âu trong vòng vài nghìn năm sau sự ra đời của công trình tại Warren Field được xây dựng", tiến sỹ Bates nói.
Theo Dantri
Lạ lùng bộ lạc sống trên cả đống vàng ròng nhưng vẫn chết đói Thế giới hiện đại đều hết sức ngạc nhiên với bộ lạc Ashanti khi họ đeo cả đống vào ròng trên người. Người dân bộ tộc Ashanti dát cả tá vàng lên người nhưng lại không có cái ăn. Bộ tộc Ashanti nằm ở phía Nam đất nước Ghana, thuộc Tây Phi. Ghana là một quốc gia nghèo đói, song bộ lạc này...