Phát hiện hẹn hò chung một người, ba cô gái đã ‘độ’ lại chiếc xe buýt để ‘phượt’ xuyên nước Mỹ
Làm gì khi biết mình và hai cô gái nữa cùng hẹn hò với Đông Gioăng? Thay vì cuộc chiến tranh dành, Bekah King, Abi Roberts và Morgan Tabor bỏ lại những điều tồi tệ phía sau cùng nhau tham gia hành trình xuyên nước Mỹ.
3 cô gái đã cải tạo lại chiếc xe buýt cũ thành ngôi nhà di động và vui vẻ cùng nhau rong ruổi khắp nước Mỹ. Hành trình của họ được đăng tải trên mạng xã hội và trở thành nguồn cảm hứng cho những người trẻ.
Ba cô gái Bekah King, Abi Roberts và Morgan Tabor đã phát hiện ra họ đang hẹn hò cùng một gã Đông Gioăng.
Mất khoảng 2 tháng rưỡi để hoàn thành ngôi nhà di động, thay vì vòi hoa sen thì họ lựa chọn bơi trong những hồ nước ở những điểm đặt chân đến. Không chỉ đầy đủ tiện nghi từ nhà bếp cho đến chỗ ngủ, 3 cô gái còn biến chiếc xe thành nơi trưng bày nghệ thuật và tranh vẽ.
“Chúng tôi đã cùng nhau chia sẻ và cố gắng vượt qua những chấn thương tâm lý của mình. Trong quảng thời gian đó, chúng tôi cũng nhận ra rằng mình rất hợp nhau mặc dù mỗi người trong nhóm đều có cá tính riêng của mình”, Roberts tâm sự.
Lên kế hoạch độ lại chiếc xe buýt
Bắt đầu công việc với sức mạnh tình bạn.
Video đang HOT
“Chúng tôi đã tháo hết các dãy ghế và thay mới sàn xe, lắp đặt những lớp cách nhiệt cho xe. Ngoài ra những chiếc giường tầng và không gian trong xe là những thứ thú vị nhất”, Tabor cho biết.
Những cô gái này là ví dụ hoàn hảo về việc đối phó với những tình huống éo le ập đến trong cuộc sống.
Thay vì việc ghen ghét lẫn nhau hay tự nhốt mình ủ rũ, 3 cô gái này quyết định trở thành bạn thân, sống hết mình và không để gã “Đông Gioăng” nào đó làm phí hoài tuổi trẻ.
Họ đã biến xe buýt thành một không gian sống thoải mái và ấm cúng.
Hành trình xuyên nước Mỹ
Hành trình của ba cô gái này bắt đầu từ tháng 6 và đang tạm dừng chân bên ngoài thành phố Bozeman, bang Montana. Tại đây họ cùng vui đùa, đi leo núi, tận hưởng thiên nhiên và lưu lại chuyến hành trình của mình thông qua tài khoản Instagram có tên “BAM bus”, được lấy theo chữ cái đầu trong tên của mỗi người.
Kể từ khi bắt đầu chuyến hành trình của mình, các cô đã ghé thăm dãy núi Sawtooth ở bang Idaho, thị trấn Jackson và công viên Quốc gia Grand Teton.
Những phút bình yên của cô gái trẻ.
Các điểm cắm trại thiên nhiên là sự lựa chọn hàng đầu của 3 cô gái trẻ.
Hòa mình cùng thiên nhiên có thể giải tỏa mọi ưu tư trong cuộc sống.
Hành trình tuyệt vời của 3 cô gái trẻ là bài học cuộc sống và tình bạn cho những người trẻ.
Cô gái dân tộc thiểu số đổi đời nhờ du lịch
Từ khi đam mê làm du lịch, cô gái người Giáy cảm thấy có nhiều động lực và vui vẻ hơn trong cuộc sống.
Vũ Thị Ngọc Hướng (1999) sinh ra và lớn lên tại bản Tả Van, Sa Pa, là sinh viên khoa Quốc tế học tại ĐH Hà Nội, đồng thời làm du lịch tự do. Hiện tại, cô gái trẻ đang là chủ nhân của kênh Youtube "Hướng Giáy Sa Pa", chuyên đăng tải các trải nghiệm du lịch cùng người bản địa Sa Pa và giới thiệu văn hoá của đồng bào dân tộc Giáy.
Hướng tại Séo Mý Tỷ, một địa điểm tại Sa Pa ít du khách biết.
Là người con của Sa Pa, cô gái từ bé đã ngắm nhìn bức tranh toàn cảnh về du lịch tại đây, từ khi còn hoang sơ đến khi bắt đầu xuất hiện những thứ hiện đại như cáp treo, trung tâm thương mại... "Mình ngắm cảnh thiên nhiên Sa Pa từ bé đến giờ mà không chán. Lúc bé thì thấy đẹp vậy thôi, lớn rồi mới hình thành thêm suy nghĩ tại sao nơi khác cũng đẹp mà Sa Pa lại hút nhiều khách đến thế và bắt đầu tự mình tìm hiểu về du lịch một cách chuyên sâu", Hướng tâm sự. Lớp 11, sau một lần theo chân thím dẫn một tour du lịch, Hướng hứng thú và bắt đầu định hình ước mơ trở thành hướng dẫn viên. Từ lần đó, cô bắt đầu tìm hiểu về du lịch chứ không đơn thuần là nhìn những người khách lần lượt đến rồi đi. Điều mà cô gái luôn trăn trở là cảm thấy du lịch Sa Pa bị "loãng", không vận dụng tốt các văn hoá của người bản địa và đôi khi còn quảng bá sai. "Nhiều nơi làm du lịch nhưng không hiểu văn hoá, xảy ra tình trạng nhà người Giáy nhưng lại trang trí hoạ tiết của người Hmông, khiến du khách dễ bị nhầm lẫn và khó phân biệt các đặc sắc văn hoá của từng dân tộc", Hướng chia sẻ.
Thi đại học ngành Du lịch nhưng không đủ điểm, Hướng không bỏ cuộc mà chuyển sang học ngành Quốc tế học, theo cô cũng phù hợp với định hướng, động lực đích đến của mình. Bên cạnh việc học trên trường, Hướng phát triển đồng thời kênh Youtube cá nhân để lan toả văn hoá người Giáy, cũng như thiết kế các tour trải nghiệm cùng người bản địa cho du khách đến Sa Pa. Lớn lên dưới nếp nhà và văn hoá của người Giáy, Hướng luôn yêu và mong muốn lan toả văn hoá của dân tộc mình tới nhiều người biết hơn, không muốn chúng bị mai một. Thay vì đến những địa điểm quen thuộc như bản Cát Cát, nhà thờ Đá, Hướng dẫn du khách đến những địa điểm mà chỉ dân bản địa mới biết như Séo Mý Tỷ, trải nghiệm văn hoá người Giáy, chăm sóc sức khoẻ kiểu địa phương, hướng dẫn phân biệt thịt trâu gác bếp thật và giả, ăn bánh chưng đen, ăn mận kiểu người Giáy... Cô gái trẻ cũng hay đăng tải những địa điểm ít người biết đến tại Sa Pa lên các trang cộng đồng du lịch, nhận được nhiều lượt thích, chia sẻ và ủng hộ.
Vũ Thị Ngọc Hướng trong trang phục dân tộc Giáy.
Du lịch là đam mê nhưng cũng là động lực khiến cô gái "đổi đời". Từ khi đam mê làm du lịch, cô gái cảm thấy có nhiều động lực và vui vẻ hơn trong cuộc sống. Đi du lịch vui, nay làm du lịch còn khiến cô thấy vui hơn. Mỗi khi giới thiệu cho khách những vẻ đẹp về văn hoá, con người và thiên nhiên Sa Pa, cô gái trẻ luôn cảm thấy rất hào hứng, vui vẻ. Từ khi làm du lịch, cô gái cũng có thêm tài chính để tự trang trải học phí và phụ gia đình một phần, tuy "chưa nhiều và đều cho lắm".
Ngọc Hướng từng nghĩ học cao không quan trọng. "Khi còn học lớp 12, mình đặt ra hai định hướng rõ ràng là nếu không học đại học thì sẽ học nghề hoặc đi làm luôn. Tuy nhiên, khi nghĩ về đam mê làm du lịch chuyên nghiệp, mình thấy việc đi học sẽ giúp cho mình nhiều hơn. Đầu óc mở mang, kỹ năng tốt hơn từ đó có nhiều cơ hội hơn và mình chọn đi học. Việc học đại học là giúp đổi đời. Gia đình không có sẵn điều kiện để mình thực hiện ước mơ làm du lịch nên việc học sẽ giúp mình có thêm nhiều kiến thức để tìm ra giải pháp, hướng đi", Ngọc Hướng chia sẻ. Khi nói chuyện với nhiều bạn cùng thế hệ nhưng không học đại học, Hướng nhận ra mình may mắn hơn, làm được nhiều thứ thuận lợi hơn nhờ đã đi học.
Một góc Sa Pa qua bức ảnh mà Hướng chụp.
Trong tương lai, cô gái hy vọng có thể thành lập một doanh nghiệp về du lịch cộng đồng tại Sa Pa. Theo Hướng, việc mở doanh nghiệp vừa có thể giúp cho chính bản thân, vừa hỗ trợ phát triển du lịch cộng đồng ở Sa Pa song cũng giúp cho du khách có thêm trải nghiệm độc lạ, chất lượng.
Cô gái đam mê khám phá đại dương và thông điệp bảo vệ môi trường biển Những hình ảnh cô gái Zen Le mặc bộ đồ lặn, đeo chân vịt thoải mái tạo dáng trong lòng đại dương khiến nhiều người thích thú, cộng đồng mạng còn ví cô như "nàng tiên cá". Zen Le hiện đang vận hành một công ty tư nhân về thương mại xuất nhập khẩu hàng thủ công mỹ nghệ ở TP. Hồ Chí...